Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 03/04/2012 - 06:25
(Thanh tra)- Câu cửa miệng ấy, nhiều người nói, sách vở có ghi, truyền tụng. Nó thể hiện sự coi thường người nói, coi thường mọi sự. Người nghe có thể do bản tính quan liêu, có thể do tự cao tự đại. Những người như thế, thường khó hiểu thấu mọi sự và làm việc gì cũng thiếu trách nhiệm, không đến nơi đến chốn.
Đó cũng là tồn tại lớn nhất của nhiều cuộc thanh tra. Có những người đi học thì chểnh mảng bỏ giờ, vắng học thường xuyên, dẫn tới kiến thức không “đến đầu đến đũa”, dẫn đến “ăn không nên đọi, nói không nên lời” và nhiều khi sự thật về cuộc thanh tra, vấn đề đơn thư khiếu tố đang “nổi cộm”, “đang nóng” mà mình chỉ biết có một nửa. “Một nửa bánh mì là bánh mì, một nửa sự thật không phải là sự thật” (thành ngữ Nga). Học là khó. Thực hành càng khó hơn. Thanh tra, nhất là thanh tra xét khiếu tố lại càng khó. Nói sao cho dân hiểu thấu. Nói sao để người đi khiếu tố cảm kích tấm lòng mình, hiểu ra vấn đề, tường tận sự thật, thấu rõ pháp luật và cảm phục những cán bộ thanh tra đã hết lòng, hết sức vì dân nhưng do đơn thư tố cáo của dân nhầm lẫn… dẫn đến “quá khích” gây nhiều tổn hại về vật chất và tinh thần cho địa phương và các cấp.
Học đã khó, làm càng khó. Nhiều cuộc thanh tra thành danh, nhưng không ít cuộc thanh tra có “kết luận” song chỉ để “lưu trữ”. Cấp trên họp lên họp xuống, chỉ đạo nhiều lần, nhưng đâu lại vào đó. Nói thì “biết rồi”, nhưng làm thì như người chưa biết. Chưa biết lại có khi còn “phá ngang”, còn bắt tay với đối tượng thanh tra làm đơn tố cáo ông này, bà nọ, có khi tố cáo cả đoàn mình. Có đoàn, đoàn viên còn đứng về phía đối tượng để “chê bai kết luận thanh tra”. Thật “xấu chàng hổ ai”?
Nguyên nhân là do ít học, ít tiếp thu, ít lắng nghe hiểu thấu, dẫn đến kiến thức pháp luật “què quặt”, kiến thức về văn hóa ít ỏi, kiến thức về hành chính “như ta đây” là “vay mượn” và thứ “biết rồi” đó làm khổ cả đoàn, có khi khổ cả cơ quan thanh tra, làm “hổ danh” bộ máy hành chính Nhà nước!
Sau một thời kỳ thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thủ trưởng các cơ quan đơn vị, kết luận của Chánh Thanh tra một bộ đã chỉ ra những khiếm khuyết sau đây của một số đoàn thanh tra, kiểm tra:
Không có biên bản làm việc.
Không thông báo kết quả kiểm tra với đơn vị.
Chồng chéo, trùng lắp nội dung kiểm tra của 2 năm liền.
Hồ sơ lưu trữ thiếu, không đúng quy định.
Như vậy là đã rõ. Những việc chính khi đến kiểm tra không có, hoặc rất hình thức. Cứ như đi xe qua, ghé thăm uống nước, chào hỏi, “nhận phong bì” và… “biến”. Không có gì lưu lại. Biên bản không. Hồ sơ không. Chỉ nói chuyện tầm phào, chỉ khen chê dăm ba câu sao gọi là “thanh tra, kiểm tra”? Cán bộ như thế là hại ngành. Đoàn thanh tra như thế là “hại dân, hại nước”. Nhưng, cứ hễ học tập là vắng, là bận họp, bận đi công tác!? Vậy họ học, họ tự bồi dưỡng vào lúc nào? Hay là “biết rồi”, “biết tuốt” thì chỉ đi “nhận chức” nhận “khen thưởng” thôi, chứ làm đoàn thanh tra, kiểm tra thì không có “kết luận”, chẳng có “hồ sơ”?
Hoàng Trí
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.
Trần Kiên
20:41 11/12/2024Hải Hà
20:22 11/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Thu Huyền
Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình