Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 24/05/2013 - 07:07
(Thanh tra)- Chỉ trong vòng 10 năm trở lại đây, hiện tượng biển lấn đã “nuốt” khoảng 100ha rừng phòng hộ ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ngoài ra, gần 20ha đầm tôm, nhiều công trình lều quán, hệ thống đường dẫn ra biển cũng bị sóng phá hủy, cuộc sống hàng trăm hộ dân ven biển bị ảnh hưởng.
Diện tích rừng phi lao chắn sóng ven biển Sầm Sơn bị thu hẹp nghiêm trọng. Ảnh: Văn Thanh
Đoạn bờ biển dài gần 5km, từ khu du lịch Vạn Chài đến cửa Lạch Hới, thuộc địa bàn xã Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn xuất hiện nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng. Người dân địa phương cho hay, trong vòng 10 năm trở lại đây, nước biển đã ăn sâu vào đất liền khoảng 200m. Hiện tượng xâm thực diễn ra mạnh nhất vào mùa mưa bão hàng năm (kéo dài từ tháng 8 đến tháng 2 năm sau). Nhiều hộ dân đã phải di dời vào sâu trong làng để tránh rủi ro. “Nước biển kết hợp với triều cường, mang theo sóng to gió lớn cứ thế táp mạnh vào bờ gây tràn bờ và sạt lở dữ dội. Mỗi lần như thế, các hộ có nhà sát bờ biển lại phải lo chạy sâu vào làng để tìm chỗ tránh trú”, ông Trần Chí Hùng, một người dân xã Quảng Cư nói.
Theo thống kê của chính quyền địa phương, hiện tượng thiên nhiên bất thường này đã gây thiệt hại hàng trăm ha diện tích rừng phòng hộ ven biển, đồng thời thu hẹp địa giới hành chính của thị xã Sầm Sơn. Mặt khác, nước biển xâm lấn còn đe dọa đến hàng trăm ha diện tích nuôi trồng thủy sản, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống và hoạt động du lịch. Ước tính thiệt hại lên tới cả trăm tỷ đồng mỗi năm. Khu sinh thái Quảng Cư (dài khoảng 1km) là đoạn bị nước biển xâm lấn mạnh nhất. Tại thôn Quang Vinh, nước biển ăn sâu vào đất liền tới vài chục mét gây sạt lở nhiều đoạn đường dẫn ra biển, hàng chục lều quán kinh doanh du lịch ven bờ của cư dân địa phương đã phải đóng cửa. Chưa kể, nước biển tràn bờ khiến nhiều diện tích đất nông nghiệp của bà con bị nhiễm mặn không thể canh tác.
Ông Lê Văn Thắng, thôn Quang Vinh, xã Quảng Cư cho biết, trước đây, gia đình thuê 5ha đất ven biển để trồng rừng phòng hộ, nhưng chỉ vài năm trở lại đây, nước biển xâm lấn mạnh khiến diện tích đất bị thu hẹp chỉ còn lại chưa đầy 2ha. “Cứ đà này, có lẽ vài năm nữa tôi sẽ mất sạch”, ông Thắng nói. Để giữ nhà, giữ đất, năm ngoái ông Thắng đã phải vay tiền mua đá, thuê người kè đoạn bãi biển trong khuôn viên nhà. Với số tiền đầu tư gần 100 triệu đồng, ông cũng chỉ kè được khoảng hơn 50m.
Để khắc phục tạm thời những điểm sạt lở, chính quyền xã Quảng Cư đã huy động người dân dùng cọc tre đóng xuống khu vực phía ngoài rừng phi lao, sau đó chất bao tải cát, thậm chí đổ cả bê tông gia cố để giữ đất, giữ rừng, nhưng tình trạng xói lở không được cải thiện.
Ông Ngô Hữu Bàn, Chủ tịch UBND xã Quảng Cư, cho biết, năm 2010, xã đã bỏ 3 tỷ đồng từ ngân sách để gia cố tạm thời một số điểm sạt lở xung yếu. “Theo tính toán của chúng tôi, để làm kiên cố được gần 5km đê chắn sóng tại đây, ít nhất cũng phải đầu tư khoảng hơn 400 tỷ đồng. Đây là khoản tiền quá lớn, nằm ngoài khả năng của địa phương”, ông Bàn nói.
UBND thị xã Sầm Sơn cũng đã nhiều lần gửi báo cáo về tình trạng xâm thực biển đến cấp trên, nhưng đến thời điểm hiện tại, các địa điểm sạt lở vẫn chưa được xử lý. Ông Trần Quang Trung, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa cho biết, năm 2010, tỉnh đã phê duyệt dự án xử lý sạt lở tại bờ biển Sầm Sơn với số vốn 420 tỷ đồng. Năm 2011, Chính phủ đã chấp thuận đưa dự án này vào Chương trình phòng, chống thiên tai và biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, đã gần 2 năm trôi qua, dự án vẫn chưa được triển khai. “Hiện tại nguồn vốn chưa được phân bổ nên việc triển khai là không thể”, ông Trung nói.
Văn Thanh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.
Trần Kiên
20:41 11/12/2024Hải Hà
20:22 11/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh
Thu Huyền
Hương Giang