Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bi kịch mang tên "ma lai"

Thứ ba, 04/06/2013 - 15:36

(Thanh tra)- Những năm qua, đồng bào dân tộc Ba Na, Ja Rai ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, vẫn truyền tai nhau về một thứ "quyền lực cao siêu" có tên gọi "ma lai”, “thuốc thư", gây chết người. Theo quan niệm của người xưa, “ma lai” là thứ ma không hình thù, chuyên bay nhảy ăn thịt người hay súc vật chết. Người có “ma lai” làm ra “thuốc thư”, nên chỉ cần ghét ai thì sẽ... bỏ “thuốc thư” cho đến chết.

Làng Đắk Yă, xã Đắk Yă, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, nơi từng xảy ra nhiều bi kịch đau lòng từ hủ tục "ma lai”, “thuốc thư". Ảnh: Trung Đức

Mặc dù chưa một ai biết mặt mũi nó như thế nào, nhưng chỉ cần một câu nói lỡ lời hay một vài dấu hiệu lạ trên cơ thể từ khi sinh ra, là có thể bị xem là có "thuốc thư", "ma lai". Người bị nghi là "ma lai", nhẹ thì bị đuổi ra khỏi làng, bị đập phá tài sản và nhà cửa, nặng thì bị cả làng dồn đánh đến chết. Từ sự mê tín cổ hủ ấy, biết bao nỗi đau đã và đang xảy ra trên vùng rẻo cao này...

Bị đánh đến chết vì nghi có "thuốc thư"

Hơn 1 tháng trôi qua nhưng gia đình anh Yah, chị Anay (đều là dân tộc Ja Rai) ở làng Ktu, xã Chư Á, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai, chưa hết bàng hoàng khi cái gọi là "ma lai”, “thuốc thư" bất ngờ ập đến gia đình mình.

Sáng 15/4/2013, Yin (17 tuổi), con trai út của anh Yah và chị Anay lên rẫy một mình. Trên đường đi, Yin gặp một nhóm người trong làng. Yin chào hỏi nhưng không thấy ai trả lời. Thấy vậy Yin hỏi: Mọi người nghĩ tôi có "thuốc thư" hay sao mà không trả lời?

Không ngờ, những người này đã vu cho Yin có "thuốc thư" và tin đồn này lan truyền như cơn gió thổi khắp làng và họ đã liên tưởng đến cái chết của Hmơ (18 tuổi), trú cùng làng.

Trước đó không lâu, trong một lần lên rẫy, Hmơ thấy trong người mệt mỏi. Nghĩ rằng chỉ bị cảm nắng thông thường, gia đình khuyên Hmơ nằm nghỉ và ra cửa hàng thuốc Tây ở ngoài trung tâm xã Chư Á mua thuốc cho Hmơ uống. Thế nhưng, nhiều ngày trôi qua, Hmơ nằm trên giường đã mỏi cái lưng, thuốc uống đầy cái bụng nhưng "con ma bệnh" trong người vẫn không hề thuyên giảm.

Lúc này, nghe lời khuyên của cán bộ y tế xã, gia đình đã đưa Hmơ đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai khám chữa bệnh. Qua xét nghiệm lâm sàng và kết quả khám, siêu âm, các bác sĩ kết luận Hmơ bị suy tủy, xuất huyết tủy, tràn dịch xuất huyết não, tiên lượng khó qua khỏi.

 Thầy mo Alem thừa nhận hành vi bịp bợm của mình. Ảnh: Trung Đức


Nghe tin bạn bệnh nặng đang nằm viện, Yin vội xin cha mẹ tiền mua hoa quả đến thăm và động viên, mong bạn nhanh chóng khỏi bệnh. Rủi thay, vài ngày sau đó Hmơ qua đời.

Đau đớn trước cái chết của con, nhớ lại trước đó từng nghe tin Yin có "thuốc thư" nên người nhà Hmơ cho rằng cái chết của con mình là do Yin đã bỏ "thuốc thư". Quyết không để cho "ma lai" dùng "thuốc thư" hãm hại lũ làng, Mưng (24 tuổi, anh họ của Hmơ) cùng một nhóm thanh niên trong làng kéo đến nhà Yin, dùng gậy đánh tới tấp vào đầu, vào người em. Không biết có "con ma" trong người không, chỉ biết trận đòn kết thúc cũng là lúc Yin người đầy máu me, nằm vật ra sân bất tỉnh. Thấy Yin nằm bất động, tưởng "con ma" đã chết, không còn ám hại lũ làng được nữa, đám thanh niên mới hớn hở ra về. Kết quả, Yin bị thương nặng phải cấp cứu  ở bệnh viện.

Kể về trận đòn kinh hoàng vừa mới trải qua, Yin vẫn còn rùng mình sợ hãi: "Từ nhỏ đến giờ tôi có bao giờ biết "thuốc thư" là cái gì đâu, bởi gia đình nghèo nên tôi không được học hành, suốt ngày chỉ biết chăm chỉ làm lụng phụ giúp gia đình. Thời gian gần đây, tôi không hiểu sao mọi người trong làng thường hay né tránh mỗi khi gặp tôi. Cho tới hôm bị đánh đến ngất xỉu, tôi mới biết là dân làng nghi tôi có "thuốc thư". Giờ tôi bị dân làng xa lánh, kỳ thị. Vết thương trên cơ thể tôi tuy đau nhưng không bằng nỗi oan vì bị nghi là có "thuốc thư". Không biết bao giờ tôi mới có thể được sống bình thường như mọi người"!

Câu chuyện đau lòng liên quan đến hủ tục "ma lai”, “thuốc thư" cũng từng xảy đến với một gia đình Ba Na ở làng Đắk Rao Nhỏ, xã Pô Kô, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum.

Trong khi đi rừng, người dân phát hiện xác 1 người đàn ông mình đầy thương tích nằm chết bên bìa rừng. Thông tin trên lập tức được mọi người báo cho chính quyền địa phương.

Qua điều tra ban đầu, cơ quan chức năng xác định, người đàn ông bất hạnh đó mang tên A Thun, sống ở làng Đắk Rao Nhỏ, xã Pô Kô.

Theo khai báo của dân làng, A Thun vì buồn chuyện gia đình đã thắt cổ tự tử ở rừng nên sau khi chết đã được chôn ở đó. Khi được hỏi về cái chết của cha mình, những đứa con của A Thun đều đau đớn, giàn giụa nước mắt: "Cha tôi tự tử chết".

Không tin A Thun tự tử, người thân của A Thun ở huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum, tố cáo: "Nó (A Thun - PV) không phải chết vì tự tử đâu. Nó bị người ta giết đấy"!

Trước những thông tin trái chiều về cái chết đầy uẩn khúc này, cơ quan điều tra đã tiến hành khai quật tử thi. Kết quả thật bất ngờ: A Thun đã bị đánh và siết cổ chết. Nguyên nhân cái chết đã dần được hé lộ, nhưng để làm rõ thủ phạm của vụ án này là điều không hề đơn giản. Bởi vợ con A Thun thì khai báo không trung thực về cái chết của chồng, cha mình, còn dân làng xung quanh thì ai cũng đều bảo rằng: "Nó buồn nên thắt cổ chết thôi…".

Vụ việc tưởng chừng đi vào bế tắc thì các điều tra viên được một số người dân dè dặt cho biết: "A Thun bị dân làng đuổi ra rừng và giết chết vì là “ma lai"”.

Từ nguồn tin quý báu này, bí mật đã dần được hé lộ. Câu chuyện A Thun trở thành "ma lai" bắt đầu từ ngày A Thun và ông A Táo ở cùng làng xảy ra mâu thuẫn tại 1 tiệc cưới. Trong lúc nóng giận, A Thun đã dùng tay tát A Táo 1 cái vào mặt. Được những người xung quanh khuyên giải, 2 người đàn ông bắt tay "dĩ hòa vi quý" và ai về nhà nấy. Câu chuyện tưởng vậy là xong, không ngờ hôm sau, A Táo bỗng dưng lên cơn đau bụng dữ dội và được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Nhưng, do bệnh tình quá nặng, A Táo đã về với... thế giới Atâu (cõi chết).

Trước cái chết bất ngờ của A Táo, người nhà đã đổ tội cho A Thun rằng: "A Thun là "ma lai" nên đã dùng "thuốc thư" giết chết A Táo".

Tin A Thun là "ma lai" như cơn gió độc cứ thế lan rộng khắp nơi, mặc dù các bác sĩ khẳng định A Táo chết là do bị ngộ độc rượu, nhưng không một ai tin.

Không những vậy, A Thun còn bị buộc tội dùng "thuốc thư" giết chết A Dong và Y Dôt vài năm về trước. Thời điểm đó, 2 người này bị ốm nặng, cúng Yàng (Trời) hết mấy con trâu, con bò nhưng vẫn không khỏi. Bị đổ oan và lo sợ trước sự giận dữ của dân làng, A Thun van xin và giải thích đủ điều nhưng không được chấp nhận.

Cùng đường, A Thun đưa vợ con đến ở tạm tại chòi rẫy trên nương, đợi khi sự việc lắng xuống sẽ quay trở về. Sáng hôm sau, khi ông mặt trời vừa thức dậy, nhú mình lên khỏi đọt tre, dân làng lại lũ lượt kéo đến chòi, buộc A Thun phải giao "thuốc thư" ra, mới mong được sống. A Thun quỳ lạy dân làng và thề độc rằng mình không phải là "ma lai", không có "thuốc thư", nhưng dân làng vẫn một mực không tin. Một số người quá khích đã dùng dây mây buộc vào cổ rồi kéo Y Thun ra con suối cạnh làng và đánh Y Thun liên hồi, cho đến chết. Sau khi A Thun đã tắt thở, họ đem xác người đàn ông xấu số này chôn ở khu rừng le rồi cử người đi báo với chính quyền rằng: “A Thun tự tử chết”. Vợ con của A Thun còn bị đe dọa rằng: "Nếu ai hỏi phải nói A Thun tự tử, nếu không cả nhà sẽ bị giết". Mãi cho đến khi người thân A Thun ở huyện bất ngờ về thăm, biết A Thun chết oan ức, nên đã tố cáo với cơ quan chức năng.Lời giải "ma lai”, “thuốc thư"Để tìm lời giải cho "thuốc thư", chúng tôi đến nhà bà H’Nheo ở làng Đắk Trôk, xã Đắk Yă, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, một thầy mo được người dân cho rằng có khả năng giải "thuốc thư". Trước sự thắc mắc của chúng tôi về "thuốc thư", bà H’Nheo trả lời tỉnh queo: “Thú thật, làm thầy cúng mấy chục năm rồi nhưng mình có biết "thuốc thư" là cái gì đâu. Hễ dân làng đến nhờ cúng thì mình cúng thôi. Mỗi lần cúng xong, người ốm được mình cho uống 1 cốc nước và ăn 1 quả trứng luộc". Thế sau khi được cúng, người bệnh có khỏi không? - PV hỏiCó người khỏi, có người không! - bà H'Nheo trả lời rành rọt. Rõ ràng, cho đến nay chưa 1 ai nhận mặt được thế nào là "ma lai”, “thuốc thư". Thế nhưng, cái hủ tục quá lạc hậu này vẫn tồn tại ở miền sơn cước và đem lại nhiều bi kịch đau lòng. Tiếp chúng tôi trong ngồi nhà tuềnh toàng cũ nát, bà Pok ở làng Đắk Yă, xã Đắk Yă, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, vẫn còn nguyên nỗi sợ hãi khi kể về những ngày bị nghi là "ma lai" có "thuốc  thư". Bà Pok kể: “Mình sinh ra và lớn lên ở làng Plei Bong, xã Ayun, huyện Mang Yang. Gần 50 năm trước mình theo chồng về sinh sống ở làng Đắk Yă này. Trước đây, mình là thầy mo chuyên đi cúng cho dân làng để cầu cho bà con làm ra được nhiều lúa gạo, ai có bệnh thì mau khỏi. Rồi 1 ngày cuối năm 2006, không hiểu từ đâu dân làng rộ lên tin đồn mình có "thuốc thư", từ đó bị mọi người đánh đập, xua đuổi. Để tránh tai vạ, vào một đêm mưa gió bão bùng, mình phải chạy trốn vào rừng lánh nạn. Mà oan cho mình quá, "thuốc thư" là gì mình nào có biết đâu. Mình là người, có Yàng chứng kiến, dân làng cũng là người, cũng muốn được Yàng phù hộ, vậy sao mình phải hại họ chứ”. Đáng buồn thay, mọi người trong làng Đắk Yă đều cho rằng bà Pok là người có "thuốc thư”, “ma lai" và đã gieo bệnh tật cho người dân trong làng. Thực tế cho thấy, tất cả những người bị bệnh tật lâu khỏi là do nghe lời thầy cúng không đến bệnh viện khám chữa. Và, những người không may qua đời đều mắc bệnh hiểm nghèo...Mới đây, vào ngày 18/2/2013, Ayam (23 tuổi) và Siu Tuân (24 tuổi) cùng 6 người khác cùng ở tại xã Chư Jôr, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai, tụ tập uống rượu. Vô tình, Ayam khoác tay lên vai Tuân. Không ngờ, tối hôm đó Tuân đau bụng. Bà Siu HNhơr (mẹ Siu Tuân) cho rằng Ayam đã bỏ "thuốc thư" cho con mình nên hô hoán một số người trong gia đình kéo đến đập phá nhà và ép buộc Ayam phải thừa nhận mình đã bỏ "thuốc thư" cho Siu Tuân. Những người này bắt Ayam viết giấy cam kết bồi thường 12 triệu đồng. Bà Siu HNhơr đã đưa con mình đến gặp bà Alem (63 tuổi), là thầy mo chuyên... chữa "thuốc thư". Bằng một số thủ thuật lừa bịp, Alem đã lấy từ trong người Tuân một mẩu xương cá và phán "đây là thuốc thư". Mất tiền mà bệnh không khỏi nên bà HNhơr đã trình báo sự việc đến chính quyền địa phương và cơ quan công an. Cơ quan Điều tra Công an huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai, đã kịp thời vào cuộc, vạch trần thủ đoạn lừa bịp của bà Alem. Thực chất của việc chữa trị cái gọi là "ma lai”, “thuốc thư" của Alem là chuẩn bị sẵn 1 mẩu xương cá, giấu trong kẽ chân. Trong quá trình tìm "thuốc thư", Alem vừa hỏi làm Siu Tuân mất tập trung, vừa bí mật lấy mẩu xương cá lên đặt vào vị trí đau của Siu Tuân một cách thuần thục, rồi đặt đoạn ống trúc vào vị trí ấy và hút ra một "vật thể lạ". Bà Alem đã thừa nhận hành vi sai trái của mình và xin lỗi trước bà con dân làng.Siu Tuân sau đó được các y sỹ, bác sỹ thăm khám và kết luận bị phù nề dạ dày. Đại tá Trần Văn Thọ, Trưởng Công an huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, cho biết: “Mỗi lần nhắc đến chuyện "ma lai”, “thuốc thư", chúng tôi lại đau đầu. Lúc trước, ngoài "thuốc thư", người ta còn đồn về loại "ma lai" chuyên bay nhảy, bắt người ăn thịt. Những người dân ở địa phương đều không ai biết "thuốc thư”, “ma lai" là gì, không có cơ sở khoa học nào để chứng minh là có sự tồn tại của nó. Nhưng, vì sự thiếu hiểu biết, nhận thức lạc hậu đã dẫn đến nghi ngờ, thêu dệt, làm điều sai trái và vi phạm pháp luật. Đây là một hủ tục lạc hậu hết sức nguy hiểm đã và đang được loại bỏ khỏi đời sống xã hội".    Qua những câu chuyện trên, có thể khẳng định: Ở những miền "thâm sơn, cùng cốc" của các tỉnh Gia Lai, Kon Tum không có chuyện "ma lai", "thuốc thư" gây chết người như cách nghĩ của những người dân địa phương, mà do nhận thức lạc hậu của họ nên đã suy diễn, bịa đặt và gây nên những hậu quả đau lòng. Tuy nhiên, hiện nay ở một số buôn làng, “ma lai”, “thuốc thư” vẫn là một hủ tục gây nhiều nỗi đau cho cộng đồng. Rất nhiều người đã bị dân làng mình giết chết chỉ vì “lỡ miệng”. Do nhận thức còn nhiều hạn chế mà hủ tục này vẫn “sống” trong cộng đồng người dân nơi đại ngàn Trường Sơn.Mặc dù chưa một ai biết mặt mũi nó như thế nào, nhưng chỉ cần một câu nói lỡ lời hay một vài dấu hiệu lạ trên cơ thể từ khi sinh ra, là có thể bị xem là có "thuốc thư", "ma lai". Người bị nghi là "ma lai", nhẹ thì bị đuổi ra khỏi làng, bị đập phá tài sản và nhà cửa, nặng thì bị cả làng dồn đánh đến chết. Từ sự mê tín cổ hủ ấy, biết bao nỗi đau đã và đang xảy ra trên vùng rẻo cao này...Bị đánh đến chết vì nghi có "thuốc thư"Hơn 1 tháng trôi qua nhưng gia đình anh Yah, chị Anay (đều là dân tộc Ja Rai) ở làng Ktu, xã Chư Á, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai, chưa hết bàng hoàng khi cái gọi là "ma lai”, “thuốc thư" bất ngờ ập đến gia đình mình. Sáng 15/4/2013, Yin (17 tuổi), con trai út của anh Yah và chị Anay lên rẫy một mình. Trên đường đi, Yin gặp một nhóm người trong làng. Yin chào hỏi nhưng không thấy ai trả lời. Thấy vậy Yin hỏi: Mọi người nghĩ tôi có "thuốc thư" hay sao mà không trả lời? Không ngờ, những người này đã vu cho Yin có "thuốc thư" và tin đồn này lan truyền như cơn gió thổi khắp làng và họ đã liên tưởng đến cái chết của Hmơ (18 tuổi), trú cùng làng.Trước đó không lâu, trong một lần lên rẫy, Hmơ thấy trong người mệt mỏi. Nghĩ rằng chỉ bị cảm nắng thông thường, gia đình khuyên Hmơ nằm nghỉ và ra cửa hàng thuốc Tây ở ngoài trung tâm xã Chư Á mua thuốc cho Hmơ uống. Thế nhưng, nhiều ngày trôi qua, Hmơ nằm trên giường đã mỏi cái lưng, thuốc uống đầy cái bụng nhưng "con ma bệnh" trong người vẫn không hề thuyên giảm. Lúc này, nghe lời khuyên của cán bộ y tế xã, gia đình đã đưa Hmơ đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai khám chữa bệnh. Qua xét nghiệm lâm sàng và kết quả khám, siêu âm, các bác sĩ kết luận Hmơ bị suy tủy, xuất huyết tủy, tràn dịch xuất huyết não, tiên lượng khó qua khỏi. Nghe tin bạn bệnh nặng đang nằm viện, Yin vội xin cha mẹ tiền mua hoa quả đến thăm và động viên, mong bạn nhanh chóng khỏi bệnh. Rủi thay, vài ngày sau đó Hmơ qua đời.Đau đớn trước cái chết của con, nhớ lại trước đó từng nghe tin Yin có "thuốc thư" nên người nhà Hmơ cho rằng cái chết của con mình là do Yin đã bỏ "thuốc thư". Quyết không để cho "ma lai" dùng "thuốc thư" hãm hại lũ làng, Mưng (24 tuổi, anh họ của Hmơ) cùng một nhóm thanh niên trong làng kéo đến nhà Yin, dùng gậy đánh tới tấp vào đầu, vào người em. Không biết có "con ma" trong người không, chỉ biết trận đòn kết thúc cũng là lúc Yin người đầy máu me, nằm vật ra sân bất tỉnh. Thấy Yin nằm bất động, tưởng "con ma" đã chết, không còn ám hại lũ làng được nữa, đám thanh niên mới hớn hở ra về. Kết quả, Yin bị thương nặng phải cấp cứu  ở bệnh viện. Kể về trận đòn kinh hoàng vừa mới trải qua, Yin vẫn còn rùng mình sợ hãi: "Từ nhỏ đến giờ tôi có bao giờ biết "thuốc thư" là cái gì đâu, bởi gia đình nghèo nên tôi không được học hành, suốt ngày chỉ biết chăm chỉ làm lụng phụ giúp gia đình. Thời gian gần đây, tôi không hiểu sao mọi người trong làng thường hay né tránh mỗi khi gặp tôi. Cho tới hôm bị đánh đến ngất xỉu, tôi mới biết là dân làng nghi tôi có "thuốc thư". Giờ tôi bị dân làng xa lánh, kỳ thị. Vết thương trên cơ thể tôi tuy đau nhưng không bằng nỗi oan vì bị nghi là có "thuốc thư". Không biết bao giờ tôi mới có thể được sống bình thường như mọi người"!chuyện đau lòng liên quan đến hủ tục "ma lai”, “thuốc thư" cũng từng xảy đến với một gia đình Ba Na ở làng Đắk Rao Nhỏ, xã Pô Kô, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum. Trong khi đi rừng, người dân phát hiện xác 1 người đàn ông mình đầy thương tích nằm chết bên bìa rừng. Thông tin trên lập tức được mọi người báo cho chính quyền địa phương. Qua điều tra ban đầu, cơ quan chức năng xác định, người đàn ông bất hạnh đó mang tên A Thun, sống ở làng Đắk Rao Nhỏ, xã Pô Kô.Theo khai báo của dân làng, A Thun vì buồn chuyện gia đình đã thắt cổ tự tử ở rừng nên sau khi chết đã được chôn ở đó. Khi được hỏi về cái chết của cha mình, những đứa con của A Thun đều đau đớn, giàn giụa nước mắt: "Cha tôi tự tử chết". Không tin A Thun tự tử, người thân của A Thun ở huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum, tố cáo: "Nó (A Thun - PV) không phải chết vì tự tử đâu. Nó bị người ta giết đấy"!Trước những thông tin trái chiều về cái chết đầy uẩn khúc này, cơ quan điều tra đã tiến hành khai quật tử thi. Kết quả thật bất ngờ: A Thun đã bị đánh và siết cổ chết. Nguyên nhân cái chết đã dần được hé lộ, nhưng để làm rõ thủ phạm của vụ án này là điều không hề đơn giản. Bởi vợ con A Thun thì khai báo không trung thực về cái chết của chồng, cha mình, còn dân làng xung quanh thì ai cũng đều bảo rằng: "Nó buồn nên thắt cổ chết thôi…".Vụ việc tưởng chừng đi vào bế tắc thì các điều tra viên được một số người dân dè dặt cho biết: "A Thun bị dân làng đuổi ra rừng và giết chết vì là “ma lai"”. Từ nguồn tin quý báu này, bí mật đã dần được hé lộ. Câu chuyện A Thun trở thành "ma lai" bắt đầu từ ngày A Thun và ông A Táo ở cùng làng xảy ra mâu thuẫn tại 1 tiệc cưới. Trong lúc nóng giận, A Thun đã dùng tay tát A Táo 1 cái vào mặt. Được những người xung quanh khuyên giải, 2 người đàn ông bắt tay "dĩ hòa vi quý" và ai về nhà nấy. Câu chuyện tưởng vậy là xong, không ngờ hôm sau, A Táo bỗng dưng lên cơn đau bụng dữ dội và được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Nhưng, do bệnh tình quá nặng, A Táo đã về với... thế giới Atâu (cõi chết). Trước cái chết bất ngờ của A Táo, người nhà đã đổ tội cho A Thun rằng: "A Thun là "ma lai" nên đã dùng "thuốc thư" giết chết A Táo". Tin A Thun là "ma lai" như cơn gió độc cứ thế lan rộng khắp nơi, mặc dù các bác sĩ khẳng định A Táo chết là do bị ngộ độc rượu, nhưng không một ai tin.Không những vậy, A Thun còn bị buộc tội dùng "thuốc thư" giết chết A Dong và Y Dôt vài năm về trước. Thời điểm đó, 2 người này bị ốm nặng, cúng Yàng (Trời) hết mấy con trâu, con bò nhưng vẫn không khỏi. Bị đổ oan và lo sợ trước sự giận dữ của dân làng, A Thun van xin và giải thích đủ điều nhưng không được chấp nhận. Một cuộc họp đã được tổ chức khẩn cấp dưới sự chủ trì của già làng, mà A Thun là 1 tội đồ. Bị dân làng dồn ép, A Thun buộc phải nhận mình là "ma lai". Sau lời nhận tội của A Thun, lũ làng đùng đùng nổi giận kéo đến đốt nhà và đuổi cả gia đình A Thun ra khỏi làng. Cùng đường, A Thun đưa vợ con đến ở tạm tại chòi rẫy trên nương, đợi khi sự việc lắng xuống sẽ quay trở về. Sáng hôm sau, khi ông mặt trời vừa thức dậy, nhú mình lên khỏi đọt tre, dân làng lại lũ lượt kéo đến chòi, buộc A Thun phải giao "thuốc thư" ra, mới mong được sống. A Thun quỳ lạy dân làng và thề độc rằng mình không phải là "ma lai", không có "thuốc thư", nhưng dân làng vẫn một mực không tin. Một số người quá khích đã dùng dây mây buộc vào cổ rồi kéo Y Thun ra con suối cạnh làng và đánh Y Thun liên hồi, cho đến chết.  Công an TP Pleiku, tỉnh Gia Lai, phối hợp UBND xã Chư Á, TP Pleiku đưa các đối tượng liên quan đến "ma lai”, “thuốc thư" ra kiểm điểm trước dân. Ảnh: Trung ĐứcSau khi A Thun đã tắt thở, họ đem xác người đàn ông xấu số này chôn ở khu rừng le rồi cử người đi báo với chính quyền rằng: “A Thun tự tử chết”. Vợ con của A Thun còn bị đe dọa rằng: "Nếu ai hỏi phải nói A Thun tự tử, nếu không cả nhà sẽ bị giết". Mãi cho đến khi người thân A Thun ở huyện bất ngờ về thăm, biết A Thun chết oan ức, nên đã tố cáo với cơ quan chức năng.Lời giải "ma lai”, “thuốc thư"Để tìm lời giải cho "thuốc thư", chúng tôi đến nhà bà H’Nheo ở làng Đắk Trôk, xã Đắk Yă, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, một thầy mo được người dân cho rằng có khả năng giải "thuốc thư". Trước sự thắc mắc của chúng tôi về "thuốc thư", bà H’Nheo trả lời tỉnh queo: “Thú thật, làm thầy cúng mấy chục năm rồi nhưng mình có biết "thuốc thư" là cái gì đâu. Hễ dân làng đến nhờ cúng thì mình cúng thôi. Mỗi lần cúng xong, người ốm được mình cho uống 1 cốc nước và ăn 1 quả trứng luộc". Thế sau khi được cúng, người bệnh có khỏi không? - PV hỏiCó người khỏi, có người không! - bà H'Nheo trả lời rành rọt. Rõ ràng, cho đến nay chưa 1 ai nhận mặt được thế nào là "ma lai”, “thuốc thư". Thế nhưng, cái hủ tục quá lạc hậu này vẫn tồn tại ở miền sơn cước và đem lại nhiều bi kịch đau lòng. Tiếp chúng tôi trong ngồi nhà tuềnh toàng cũ nát, bà Pok ở làng Đắk Yă, xã Đắk Yă, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, vẫn còn nguyên nỗi sợ hãi khi kể về những ngày bị nghi là "ma lai" có "thuốc  thư". Bà Pok kể: “Mình sinh ra và lớn lên ở làng Plei Bong, xã Ayun, huyện Mang Yang. Gần 50 năm trước mình theo chồng về sinh sống ở làng Đắk Yă này. Trước đây, mình là thầy mo chuyên đi cúng cho dân làng để cầu cho bà con làm ra được nhiều lúa gạo, ai có bệnh thì mau khỏi. Rồi 1 ngày cuối năm 2006, không hiểu từ đâu dân làng rộ lên tin đồn mình có "thuốc thư", từ đó bị mọi người đánh đập, xua đuổi. Để tránh tai vạ, vào một đêm mưa gió bão bùng, mình phải chạy trốn vào rừng lánh nạn. Mà oan cho mình quá, "thuốc thư" là gì mình nào có biết đâu. Mình là người, có Yàng chứng kiến, dân làng cũng là người, cũng muốn được Yàng phù hộ, vậy sao mình phải hại họ chứ”. Đáng buồn thay, mọi người trong làng Đắk Yă đều cho rằng bà Pok là người có "thuốc thư”, “ma lai" và đã gieo bệnh tật cho người dân trong làng. Thực tế cho thấy, tất cả những người bị bệnh tật lâu khỏi là do nghe lời thầy cúng không đến bệnh viện khám chữa. Và, những người không may qua đời đều mắc bệnh hiểm nghèo...Mới đây, vào ngày 18/2/2013, Ayam (23 tuổi) và Siu Tuân (24 tuổi) cùng 6 người khác cùng ở tại xã Chư Jôr, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai, tụ tập uống rượu. Vô tình, Ayam khoác tay lên vai Tuân. Không ngờ, tối hôm đó Tuân đau bụng. Bà Siu HNhơr (mẹ Siu Tuân) cho rằng Ayam đã bỏ "thuốc thư" cho con mình nên hô hoán một số người trong gia đình kéo đến đập phá nhà và ép buộc Ayam phải thừa nhận mình đã bỏ "thuốc thư" cho Siu Tuân. Những người này bắt Ayam viết giấy cam kết bồi thường 12 triệu đồng. Bà Siu HNhơr đã đưa con mình đến gặp bà Alem (63 tuổi), là thầy mo chuyên... chữa "thuốc thư". Bằng một số thủ thuật lừa bịp, Alem đã lấy từ trong người Tuân một mẩu xương cá và phán "đây là thuốc thư". Mất tiền mà bệnh không khỏi nên bà HNhơr đã trình báo sự việc đến chính quyền địa phương và cơ quan công an. Cơ quan Điều tra Công an huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai, đã kịp thời vào cuộc, vạch trần thủ đoạn lừa bịp của bà Alem. Thực chất của việc chữa trị cái gọi là "ma lai”, “thuốc thư" của Alem là chuẩn bị sẵn 1 mẩu xương cá, giấu trong kẽ chân. Trong quá trình tìm "thuốc thư", Alem vừa hỏi làm Siu Tuân mất tập trung, vừa bí mật lấy mẩu xương cá lên đặt vào vị trí đau của Siu Tuân một cách thuần thục, rồi đặt đoạn ống trúc vào vị trí ấy và hút ra một "vật thể lạ". Bà Alem đã thừa nhận hành vi sai trái của mình và xin lỗi trước bà con dân làng.Siu Tuân sau đó được các y sỹ, bác sỹ thăm khám và kết luận bị phù nề dạ dày. Đại tá Trần Văn Thọ, Trưởng Công an huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, cho biết: “Mỗi lần nhắc đến chuyện "ma lai”, “thuốc thư", chúng tôi lại đau đầu. Lúc trước, ngoài "thuốc thư", người ta còn đồn về loại "ma lai" chuyên bay nhảy, bắt người ăn thịt. Những người dân ở địa phương đều không ai biết "thuốc thư”, “ma lai" là gì, không có cơ sở khoa học nào để chứng minh là có sự tồn tại của nó. Nhưng, vì sự thiếu hiểu biết, nhận thức lạc hậu đã dẫn đến nghi ngờ, thêu dệt, làm điều sai trái và vi phạm pháp luật. Đây là một hủ tục lạc hậu hết sức nguy hiểm đã và đang được loại bỏ khỏi đời sống xã hội".     Qua những câu chuyện trên, có thể khẳng định: Ở những miền "thâm sơn, cùng cốc" của các tỉnh Gia Lai, Kon Tum không có chuyện "ma lai", "thuốc thư" gây chết người như cách nghĩ của những người dân địa phương, mà do nhận thức lạc hậu của họ nên đã suy diễn, bịa đặt và gây nên những hậu quả đau lòng. Tuy nhiên, hiện nay ở một số buôn làng, “ma lai”, “thuốc thư” vẫn là một hủ tục gây nhiều nỗi đau cho cộng đồng. Rất nhiều người đã bị dân làng mình giết chết chỉ vì “lỡ miệng”. Do nhận thức còn nhiều hạn chế mà hủ tục này vẫn “sống” trong cộng đồng người dân nơi đại ngàn Trường Sơn.

Trung Đức

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm