Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 16/09/2015 - 09:00
Chi cục Thủy lợi Hà Nội cho biết, hiện nay, nguồn nước của một số hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn TP Hà Nội đang bị ô nhiễm trầm trọng, nhất là vào mùa kiệt khi nguồn nước suy giảm, ảnh hưởng lớn tới công tác phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng như sinh hoạt của người dân.
Một đoạn sông Nhuệ nước đen đặc chảy qua địa bàn huyện Thường Tín. (Ảnh: Hoàng Lâm/TTXVN)
Cụ thể, nước sông đang bị ô nhiễm xảy ra trên hệ thống sông Nhuệ, sông Cầu Bây, sông La Khê và nhiều tuyến sông, kênh mương khác.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước sông là do nước thải của các cơ sở sản xuất, làng nghề, khu vực chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm, khu vực dân sinh… chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng đã xả vào hệ thống công trình thủy lợi.
Sông Cầu Bây đang là nguồn cung cấp và nơi thoát nước cho canh tác nông nghiệp ở một số phường, xã thuộc quận Long Biên và huyện Gia Lâm. Tuy nhiên, sông Cầu Bây hiện đã bị ô nhiễm nặng nề vì hàng ngày đang tiếp nhận một lượng nước thải lớn chưa xử lý (nước thải sinh hoạt của các khu vực dân cư Long Biên, Gia Lâm, nước thải công nghiệp từ các KCN hai bên sông).
Hiện nay, sông Nhuệ đang phải hứng chịu nguồn nước thải sinh hoạt từ sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu đổ về. Ngoài ra, nước thải từ các nhà máy, cơ sở chế biến và từ các khu đô thị mới như Văn Quán, Linh Đàm chưa qua xử lý đổ thẳng ra sông.
Bên cạnh đó, người dân cũng vứt rác thải trực tiếp ra bờ sông. Vì vậy, sông Nhuệ càng ô nhiễm nặng hơn một phần cũng do chính người dân sống xung quanh đó gây ra.
Để từng bước quản lý tình trạng xả thải bừa bãi, Hà Nội đã chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường sự phối hợp, vận động tuyên truyền để các tổ chức, cá nhân nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, cũng như có biện pháp xử lý nước thải trước khi xả vào môi trường và hệ thống công trình thủy lợi.
Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên và Môi trường và chính quyền cơ sở cần có biện pháp xử lý triệt để đối với các tổ chức, cá nhân xả nước thải trực tiếp chưa qua xử lý vào hệ thống công trình thủy lợi.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cũng đã chỉ đạo các doanh nghiệp thủy lợi thường xuyên kiểm tra hệ thống công trình thủy lợi, lập biên bản và đề nghị chính quyền cơ sở ở các quận, huyện, thị xã có biện pháp với các cơ sở sản xuất để giảm thiểu việc xả thải chưa qua xử lý vào hệ thống công trình thủy lợi. Đồng thời, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã có các văn bản gửi Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị phối hợp, xử lý các tổ chức, cá nhân trực tiếp xả thải không qua xử lý vào công trình thủy lợi, tuy nhiên hiệu quả đạt được còn rất thấp./.
P.A (TTXVN/VIETNAM+)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Việt Nam được Liên hiệp quốc coi là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.
T.Thanh
13:44 12/12/2024(Thanh tra) - Ngày 12/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết đang theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh “bí ẩn” khiến nhiều người mắc và tử vong ở Congo, trường hợp có diễn biến mới sẽ đề xuất các biện pháp ứng phó phù hợp.
Phương Anh
13:28 12/12/2024Hải Hà
12:08 12/12/2024Trần Lê
10:32 12/12/2024Thu Nga
21:26 11/12/2024Trần Kiên
20:41 11/12/2024Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà