Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bài toán chất lượng giáo dục: Vẫn chưa có lời giải

Thứ năm, 22/12/2011 - 22:24

(Thanh tra)- Cho đến nay, ngành Giáo dục đã đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề khiến không ít người dân băn khoăn như chất lượng dạy và học, sự quá tải của các trường mầm non, điểm sàn đại học, hàng nghìn điểm 0 môn Sử trong kỳ thi đại học…

Cơ bản hoàn thành nhiệm vụ năm học 2010 - 2011 với việc thực hiện kỳ thi tốt nghiệp, đại học thành công, ngành Giáo dục còn có bước tiến mới khi có nhiều chủ trương, chính sách có lợi cho cả giáo viên và học sinh. Đơn cử như quyết định phụ cấp thâm niên cho nhà giáo đang giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập; ưu tiên tuyển thẳng vào đại học những học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia; ưu tiên nhận trẻ 5 tuổi vào cơ sở giáo dục mầm non… Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nỗ lực hoàn thành dự thảo Luật Giáo dục đại học để báo cáo tại kỳ họp Quốc hội vừa qua.

Tuy nhiên, người dân vẫn chưa hài lòng với những gì ngành Giáo dục thể hiện trong thời gian qua. Chất lượng giáo dục và đào tạo vẫn ì ạch, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao còn hạn chế. Mục đích đào tạo chạy theo thành tích, chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội; chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao chất lượng, giữa dạy chữ và dạy người.

Kỳ thi đại học vẫn là kỳ thi quan trọng nhất trong cuộc đời học sinh, được cả nước quan tâm. Mặc dù vậy, kết quả môn Sử trong kỳ thi này lại đáng báo động với hàng nghìn điểm 0. Dư luận băn khoăn về chất lượng dạy và học. Thế nhưng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận lại cho rằng “hàng nghìn điểm 0 là chuyện bình thường”! Bộ trưởng cũng thừa nhận phương pháp dạy Sử trong nhà trường cần thay đổi. Không nên dạy học sinh đánh trận này trận kia, dẹp bao nhiêu giặc, thu bao nhiêu vũ khí. Theo Bộ trưởng, dạy Sử là để học sinh hiểu biết truyền thống, tăng cường lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, có ý thức trách nhiệm với đất nước chứ không cần thiết bắt các em nhớ số liệu.

Phương pháp thi đại học “3 chung” sau 10 năm thực hiện đang thể hiện nhiều bất cập. Lãnh đạo các trường đại học khẳng định “3 chung” đã hoàn thành sứ mệnh và đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nên giao lại quyền tự chủ cho các trường. Tuy nhiên, việc này vẫn còn chậm chạp thể hiện sự trì trệ trong công tác quản lý. 

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng Đào Trọng Thi từng cho biết, chính Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định một sinh viên phải bảo đảm bao nhiêu m2 diện tích, bao nhiêu sinh viên thì có một giảng viên, xác định chỉ tiêu phải dựa vào các tiêu chí này. Nhưng khi giám sát, Uỷ ban phát hiện đa số trường đại học mới thành lập đều tuyển vượt 150 - 200%. Chỉ tiêu tuyển sinh cao hơn năng lực đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất… sẽ khiến đầu tư của Nhà nước tính theo đầu sinh viên từ 6 - 8 triệu đồng tụt xuống còn 2 - 3 triệu đồng/sinh viên/năm. Điều này rõ ràng ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng khẳng định, số dôi thí sinh trên điểm sàn đủ đáp ứng nhu cầu tuyển sinh của các trường. Tuy nhiên, nhiều trường không tuyển đủ chỉ tiêu thể hiện môi trường giáo dục đang có dấu hiệu hình thành cơ chế sàng lọc tự nhiên. Rõ ràng, học sinh cạnh tranh nhau để giành suất vào đại học, nhưng nhiều em lại nhất định không vào học trường chất lượng kém. Đây là dấu hiệu tốt, đòi hỏi các trường phải nâng cao chất lượng đào tạo chứ không chạy theo số lượng. Như vậy, Bộ cần sớm có cơ chế thanh tra, kiểm tra, sàng lọc và đóng cửa những trường không đáp ứng nhu cầu đào tạo, tránh làm mất niềm tin về giáo dục đại học trong nhân dân.

Bên cạnh đó, dù đã bổ sung dự thảo đến lần thứ 5, nhưng Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn nhận được nhiều phản hồi chê hơn là khen đối với dự thảo Luật Giáo dục đại học. Hiệp hội các trường ngoài công lập cho rằng, dự thảo Luật Giáo dục đại học chưa thể hiện rõ tư tưởng chủ đạo, có kết cấu vụn vặt và được soạn thảo theo kiểu lắp ghép cơ học một số điều khoản, điều lệ, quyết định... Mặt khác, một số vấn đề rất cơ bản của Luật Giáo dục đại học như quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường đại học, sở hữu nhà trường, chương trình khung... lại không được nhắc đến hoặc nói đến rất mờ nhạt. Các đại biểu Quốc hội cũng nhận xét, dự thảo còn chung chung, chưa rõ ràng và không đổi mới nhiều so với Luật Giáo dục đại học hiện hành. Các ý kiến thống nhất cần xem xét, bổ sung, hoàn chỉnh chứ chưa nên thông qua.

Một nghịch lý dễ thấy là, trong khi các trường đại học phải dùng tiền để mời chào thí sinh đến học thì phụ huynh trẻ mầm non phải xếp hàng trắng đêm để giành một suất học cho con. Và, không biết những nghịch lý này của ngành Giáo dục bao giờ mới được giải quyết?


Q.Minh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.

Thu Nga

21:26 11/12/2024
Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.

Trần Kiên

20:41 11/12/2024

Tin mới nhất