Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 09/01/2012 - 06:20
(Thanh tra)- Cảnh báo năm mới 2012 của Viện Chính sách Trái đất (Earth Policy Institute - EPI): An ninh lương thực toàn cầu đang bị đe doạ từ ngay chính thói quen và nhu cầu tiêu thụ thịt của con người.
Mỗi người tiêu thụ bình quân 100kg thịt/năm
Kết quả nghiên cứu từ Viện Chính sách Trái đất cho thấy, hiện tại mỗi đầu người tiêu thụ bình quân 100kg thịt/năm, gấp đôi so với năm 1950. Dân số và lợi tức tăng cũng làm lượng thịt con người tiêu thụ tăng theo. Nếu như nhu cầu tiêu thụ toàn cầu từ 44 triệu tấn năm 1950, thì năm 2011 đã hơn 300 triệu tấn. Từ đầu năm nay, khi thế giới chào đón công dân thứ 7 tỷ, nhu cầu này sẽ còn căng thẳng hơn.
Hiện nay, với kỹ nghệ nuôi gia súc lấy thịt bằng những thực phẩm giàu chất đạm, thì có đến 35% lượng ngũ cốc toàn cầu, tương đương 760 triệu tấn, được dành để chế biến thức ăn cho gia súc. Như vậy, lượng thịt con người tiêu thụ sẽ ảnh hưởng, và tác động gián tiếp đến sự an ninh lương thực toàn cầu trong tương lai. Đương nhiên khi nói đến thịt gia súc, cũng phải kể đến sữa và trứng, mà lượng tiêu thụ cũng tăng lên đáng kể.
Bà Brigid Fitzgerald Reading, chuyên viên nghiên cứu của EPI ở Washington giải thích: “Khi ăn thịt (bò, heo), chúng ta cũng đã tiêu thụ một số lượng gạo, bắp, đậu dùng để nuôi chúng, mà thường là nhiều hơn khoản thịt chúng ta thu lại. Một con bò ăn ba ký ngũ cốc mới có được nửa ký protein trong thịt, sản lượng thịt bò hay thịt heo nuôi bằng ngũ cốc cho chất đạm cũng tăng lên từng năm tính từ 1990 đến giờ. Như vậy, con người trồng được bao nhiêu lúa gạo và hạt, thì một phần lớn đi vào miệng gia súc, mà hiệu quả bổ dưỡng trong thịt của chúng không tương xứng với lượng ngũ cốc mất đi”.
Mặt khác, vẫn theo chuyên gia này, tính từ 1960, sản lượng thịt gia cầm tăng nhanh hơn trong nhiều thập niên trở lại đây, với hơn 4% mỗi năm. Hiệu quả từ thực phẩm làm bằng ngũ cốc cho gia cầm ăn cũng rất cao, chỉ cần không tới một kilo hạt là có được gần nửa ký protein trong thịt gà. Đây là dấu hiệu tốt về chất đạm trong thịt gia cầm mà không cần phải vỗ béo bằng quá nhiều ngũ cốc. Rõ là, lượng ngũ cốc làm thực phẩm nuôi gà vịt không nhiều như dùng cho heo bò, trong lúc mức bổ dưỡng của chúng lại có phần lợi hơn.
Tương tự, việc nuôi trồng cá và cho chúng ăn thực phẩm làm bằng ngũ cốc được coi là hiệu quả nhất và không tốn kém nhiều hơn. Chuyên gia nghiên cứu Fitzgerald Reading cho biết, chỉ cần non một ký ngũ cốc, đã có được nửa ký thịt cá bổ dưỡng. Chính vì thế nếu phát triển rộng việc nuôi trồng cá để ăn là có thể duy trì sản lượng lương thực bền. Hơn nữa, cá là vật nuôi có sản lượng tăng nhanh nhất trong các loại thịt giàu chất đạm. Sản lượng cá toàn cầu từ 13 triệu tấn năm 1990 đã tăng lên 56 triệu tấn năm 2009, tăng 8%/năm.
Khi trình bày số liệu liên quan đến hiệu quả của cách nuôi gia súc, gia cầm hay cá bằng thực phẩm làm từ ngũ cốc, các chuyên gia nghiên cứu của EPI khẳng định, đây là việc cần thiết để thấy cách nuôi súc vật sao cho hợp lý, không tốn kém, và không ảnh hưởng đến an ninh lương thực toàn cầu trong tương lai.
EPI cũng khuyến cáo, có nhiều cách để sản xuất thịt giàu chất đạm hiệu quả hơn, thí dụ sử dụng và kết hợp một nửa lượng đậu nành, vốn có chất protein cao nhất, thay vì dùng toàn phần ngũ cốc để làm thức ăn nuôi súc vật.
Ngoài ra, việc thay đổi thói quen và tập quán ăn uống cũng là một yếu tố quan trọng giảm căng thẳng cho an ninh lương thực toàn cầu trong tương lai. Theo EPI, mục tiêu an ninh lương thực cho nhân loại còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác như kế hoạch hóa gia đình, giảm trừ dân số, chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau quả, bớt thịt, nhất là các loại thịt đỏ.
Kỳ Sơn
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thực hiện Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2023 – 2025, tỉnh Yên Bái đã đạt được thành tích đáng tự hào. Đến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành xây dựng và sửa chữa 2.995 căn nhà trong tổng số 3.022 căn theo kế hoạch, tương đương 99%.
Bùi Bình
00:00 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Theo EVNNPC
21:24 12/12/2024Theo EVNNPC
21:11 12/12/2024Theo EVNNPC
21:10 12/12/2024Thái Hải
21:09 12/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC