Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 13/09/2016 - 06:19
(Thanh tra)- Việt Nam là nước nông nghiệp, gần 80% dân số sống ở nông thôn. Hầu hết chúng ta đều từ nông thôn mà ra, hoặc có gốc gác từ nông thôn. Thế mà không ít nhà báo lại “đánh” nông dân đến… dã man nhằm thu hút bạn đọc cho tờ báo mình. Điều lo ngại là sự nhẫn tâm ấy có dấu hiệu ngày càng gia tăng khi trên nhiều tờ báo đã đăng nhiều thông tin: Gạo giả, mực cao su, sầu riêng ngâm thuốc chóng chín…
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Là một thần đồng thơ, nhà báo nổi tiếng Trần Đăng Khoa đã có nhiều bài viết về nông thôn, người nông dân và dành tình cảm trân trọng đối với họ. Trong bài thơ “Hạt gạo làng ta”, nhà thơ viết: “Hạt gạo làng ta/Có nắng tháng Bảy, có mưa tháng Ba… Nước như ai nấu/Chết cả cá cờ/Cua ngoi lên bờ/Mẹ em xuống cấy…”. Đúng là: “… Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”.
Thế mà có nhà báo moi móc trong hạt gạo Việt có dư lượng thuốc kháng sinh… để rồi “hạt gạo làng ta” xuất khẩu ra thế giới bị xăm soi quá nhiều… Đúng là ta làm hại mình! Đành rằng, sự xăm soi là quy định của nhập khẩu, nhưng những thông tin “báo hại” đó lại là nguyên cớ để giảm giá, đẩy phần thua thiệt cho người nông dân.
Mùa Hè này, có báo đưa tin: Nông dân dùng lưu huỳnh để xông cho quả nhãn tươi, sáng màu hơn, bảo quản lâu hơn. “Hung tin” đã làm sập các vườn nhãn ở Hưng Yên và nhiều nơi khác vì giá tụt xuống gần một nửa.
Hơn 10 năm trước, một đài thực hiện phóng sự truyền hình nêu: Viêm não Nhật Bản có một phần nguyên nhân từ ăn vải thiều. Thế là thủ phủ vải ở Lục Ngạn, Bắc Giang rụng đầy vườn bởi giá bán tại nơi chỉ 1.000 đồng/kg, không đủ trả công hái.
Mới đây, phóng sự “chổi quét rau sạch” của nhà đài cũng đã bị người trong cuộc và dư luận ném đá.
Lại đến lượt số phận con cá rô phi, nhà báo “cho cá ăn” bằng… thuốc trừ sâu! Theo đó, từ chợ cóc ở phố, chợ quê đến các siêu thị, con cá rô phi bị chối bỏ trong giỏ đi chợ của người nội trợ.
Và nhiều nữa…
Vậy, nguyên nhân do đâu mà một số nhà báo đã bẻ cong ngòi bút? Tạo ra “xì căng đan”, hòng câu view để tăng số lượng người truy cập hay với âm mưu gây bất ổn trong đời sống xã hội, an ninh trật tự?
Có những ý kiến cho rằng, đây cũng là một thủ đoạn doanh nghiệp “bắt tay” với nhà báo để giảm giá nông sản, thực phẩm của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi trong thu mua cho một số cá nhân, tổ chức gom hàng Việt xuất khẩu.
Xét về đạo đức báo chí và lương tâm con người, liệu những người cầm bút có bao giờ tự hỏi lòng mình khi hệ lụy khôn lường từ những tác phẩm báo chí đã làm cho người nông dân vốn đã vất vả, khốn khó lại càng kiệt quệ hơn. Trong đời sống xã hội, những bài báo như thế lại có sức lan tỏa nhanh đến khôn lường vì đánh trúng tâm lý hiếu kỳ của người đọc. Do vậy, thiệt hại của nhà nông trong khoảng thời gian ngắn dễ lan rộng đến nhiều nơi trong cả nước và thiệt hại cũng theo đó mà tăng theo cấp số nhân. Thông thường, những tin đồn thất thiệt, những bài báo nhẫn tâm sẽ được các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ, nhưng “được vạ thì má đã sưng”. Câu hỏi: Bây giờ ăn thứ gì? Không chỉ là băn khoăn của các bà nội trợ, mà còn với nhiều người khi vào quán ăn, nhà hàng cũng cảm thấy bối rối chọn món gì cho sạch?
Về mặt vĩ mô, ai sẽ bảo vệ nhà nông? Nên chăng có một bộ luật để Quốc hội xem xét thông qua về việc bảo vệ nhà nông. Hiện tại, Hội Nông dân các cấp từ xã, phường đến tỉnh, thành đã và đang hoạt động tích cực để bảo vệ quyền lợi người nông dân. Tuy nhiên, hội hay hiệp hội chỉ là nơi sinh hoạt, trao đổi ý kiến, kiến nghị chứ không có chức năng xử lý vi phạm.
Trong bối cảnh hiện nay, hoạt động truyền thông phủ sóng khắp mọi nơi với tốc độ cực nhanh, cho nên người tiêu dùng phải tỉnh táo, nhìn nhận các sự việc dưới góc độ khoa học, không tin vào lời đồn đại, có như thế mới loại bỏ được nhiều điều ác. Với các cơ quan chức năng thì chế tài xử lý vi phạm đã có. Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện, tại Điều 64, Khoản 3, điểm a… đối với tổ chức, cá nhân vi phạm.
Vấn đề là phải thực thi nghiêm túc để bảo vệ người dân.
Thế Lữ
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thực hiện Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2023 – 2025, tỉnh Yên Bái đã đạt được thành tích đáng tự hào. Đến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành xây dựng và sửa chữa 2.995 căn nhà trong tổng số 3.022 căn theo kế hoạch, tương đương 99%.
Bùi Bình
00:00 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Theo EVNNPC
21:24 12/12/2024Theo EVNNPC
21:11 12/12/2024Theo EVNNPC
21:10 12/12/2024Thái Hải
21:09 12/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC