Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Về Bắc Ninh, khám phá du lịch tâm linh

Hoài Phương

Thứ ba, 12/10/2021 - 15:33

(Thanh tra) - Bắc Ninh - miền quê văn hiến, cũng là "cái nôi" Phật giáo của nước ta, tới nay vẫn là điểm hẹn của những con người yêu cái đẹp, muốn hiểu về đạo Phật và tìm đến khoảng không gian linh thiêng, thanh tịnh cho tâm hồn.

Những ngôi chùa cổ ở Bắc Ninh không chỉ có giá trị trong hoạt động tôn giáo mà còn có giá trị cả về du lịch hiện nay. Ảnh: Ban Truyền thông Phật giáo Bắc Ninh

Trung tâm Phật giáo đầu tiên ca Vit Nam

Bắc Ninh được biết đến là địa phương truyền nhập Phật giáo sớm ở nước ta với trung tâm Phật giáo cổ xưa.

Theo ghi chép của một số thư tịch cổ (Hậu Hán thư, kinh Tứ thập nhị chương, Cao tăng truyện...), Trung tâm Phật giáo Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành) được hình thành từ khoảng giữa thế kỷ thứ II, có trước cả Trung tâm Phật giáo Bành Thành và Lạc Dương ở Trung Quốc.

Sớm nổi tiếng, Trung tâm Phật giáo Luy Lâu thu hút nhiều người ở vùng lân cận đến tu học đạo Phật và trở thành những danh tăng nổi tiếng trong lịch sử Phật giáo (đó là: Mâu Tử, Chi Cương Lương Tiếp, Khương Tăng Hội) và nhiều vị cao tăng Ấn Độ đến đây hành đạo (như: Ma Ha Kỳ Vực, Khâu Đà La, Tỳ Ni Đa Lưu Chi...).

Trung tâm Phật giáo Luy Lâu cũng là nơi đầu tiên ở nước ta có tín ngưỡng thờ Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) và thờ Thạch Quang Phật, tạo nên điểm nhấn về sự hòa đồng giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam (*).

Sc hút t nhng mái chùa rêu phong

Chùa Dâu - tổ đình của Phật giáo Việt Nam và hệ thống chùa Tứ Pháp là trung tâm Phật giáo đầu tiên của nước ta. Chùa Phật Tích, chùa Dạm là những Đại danh lam cổ tự được xây dựng có quy mô lớn vào thời Lý, thế kỷ XI. Bên cạnh đó, còn có di tích chùa Tiêu Sơn, chùa Tam Sơn… cũng nổi tiếng và có sức hút đặc biệt.

Theo Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh, những ngôi chùa cổ này không chỉ có giá trị trong hoạt động tôn giáo mà còn có giá trị cả về du lịch hiện nay.

Tại các di tích chùa cổ đều lưu giữ những bảo vật nổi tiếng của Phật giáo. Có thể kể đến như: Bộ tượng Phật Tứ Pháp vùng Dâu, bộ tượng Tam thế chùa Ngọc Khám, tượng Quan Âm thiên thủ thiên nhãn, Bộ tượng Tam Thế Phật; hương án và cửu phẩm liên hoa chùa Bút Tháp và và bia “Xá lợi tháp minh” có nguồn gốc ở chùa Thiền Chúng.

Điều này đã giúp thu hút lượng khách đông đảo cả trong nước và quốc tế hằng năm tới tham quan, du lịch tại các ngôi chùa cổ, đặc biệt lượng khách tập trung đông nhất trong năm vào mùa lễ hội: Lễ hội chùa Dâu, lễ hội chùa Phật Tích, lễ hội chùa Bút Tháp... góp phần tăng thu nhập du lịch của tỉnh Bắc Ninh.

Tượng Phật Quan Âm nghìn mắt nghìn tay bằng gỗ lớn nhất Việt Nam tại chùa Bút Tháp. Ảnh: Ban Truyền thông Phật giáo Bắc Ninh

Hiện, ngành du lịch Bắc Ninh đã bước đầu hình thành một số tour trọng điểm như: Bên dòng Như Nguyệt (gồm các điểm đến: Đền Bà Chúa Kho - làng cổ Quan họ Viêm Xá - các di tích chiến tuyến sông Như Nguyệt - làng Tiến sỹ Kim Đôi - trải nghiệm làng nghề gốm Phù Lãng); Huyền thoại một dòng sông (gồm các điểm đến: Lăng Kinh Dương Vương - chùa Dâu- chùa Bút Tháp - làng tranh Đông Hồ - chùa Phật Tích - núi Thiên Thai, đền thờ Lê Văn Thịnh - làng mây tre Xuân Lai - khu di tích Lệ Chi Viên - chùa Đại Bi - đền thờ Cao Lỗ Vương  - bến Bình Than).

Tim năng ln

Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Bắc Ninh nhận định, hoạt động du lịch tâm linh tại Bắc Ninh ngày càng chủ động, đi vào chiều sâu, trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của nhiều tầng lớp người dân và khách du lịch Bắc Ninh.

Tỉnh Bắc Ninh có 1.589 di tích lịch sử, trong đó có 195 di tích cấp quốc gia, 386 di tích cấp tỉnh, 8 hiện vật, nhóm hiện vật bảo vật quốc gia… tiêu biểu là 4 di tích quốc gia đặc biệt.

Bên cạnh các di tích, Bắc Ninh có 547 lễ hội truyền thống, 44 làng Quan họ gốc, phong phú các loại hình diễn xướng dân gian, 62 làng nghề truyền thống. Tại đây đều lưu giữ những giá trị tâm linh tín ngưỡng đặc thù độc đáo như: Đền thờ tổ nghề, các tục tuyền nghề, tục đốt lò…

Với tiềm năng sẵn có, tỉnh Bắc Ninh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy du lịch phát triển như: Tích cực đầu tư kinh phí bảo tồn di tích xuống cấp, khuyến khích đầu tư khách sạn, cơ sở lưu trú cao cấp và triển khai thực hiện chương trình quảng bá văn hóa và du lịch...

Trong thời gian tới, song song với việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19, nhằm phát huy tối đa thế mạnh du lịch tâm linh, tỉnh Bắc Ninh đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư về vị trí, vai trò của du lịch, nhất là loại hình du lịch tâm linh gắn với du lịch làng nghề.

Mới đây, Bắc Ninh đón tin vui khi Quy hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt chùa Bút Tháp đã được phê duyệt theo Quyết định 848/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Theo quy hoạch, sẽ phát triển tuyến du lịch nội vùng kết nối chùa Bút Tháp với các điểm di tích lân cận trong xã Đình Tổ, trong huyện Thuận Thành với các hoạt động tìm hiểu văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán, thưởng thức các món ăn đặc sản và tham quan trải nghiệm tại các làng nghề thủ công truyền thống và các điểm di tích nổi tiếng của địa phương.

Tuyến du lịch gắn kết di tích chùa Bút Tháp với các khu, điểm du lịch trọng điểm của vùng Kinh Bắc (làng tranh dân gian Đông Hồ, chùa Dâu, chùa Phật Tích, Thành cổ Luy Lâu, lăng và đền thờ Cao Lỗ Vương, khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý, đền thờ Bà Chúa Kho...).

Tuyến du lịch liên tỉnh kết nối chùa Bút Tháp với các khu di tích ở các tỉnh khác như Khu di tích nhà Trần ở Đông Triều (Quảng Ninh), Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (Vĩnh Phúc), Chùa Vĩnh Nghiêm, Chùa Bổ Đà (Bắc Giang)... Tuyến du lịch chuyên đề về chùa cổ Việt Nam, tham quan các làng Quan họ cổ, làng nghề truyền thống vùng Kinh Bắc, kết nối với các địa phương trong vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc; tuyến du lịch sinh thái nông nghiệp dọc theo sông Đuống.

Hứa hẹn, nơi đây sẽ trở thành trung tâm văn hóa, tín ngưỡng của tỉnh Bắc Ninh và vùng phụ cận.

--------------------

(*) Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 11/2017.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bình Định: Phát triển thể dục, thể thao vùng miền núi

Bình Định: Phát triển thể dục, thể thao vùng miền núi

(Thanh tra) - Nhằm nâng cao sức khỏe, tinh thần và tạo sân chơi lành mạnh cho đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, tỉnh Bình Định đã có nhiều giải pháp phát triển phong trào thể dục, thể thao trong các ngày hội, liên hoan, giao lưu ở các huyện miền núi và nơi có đồng bào DTTS sinh sống.

N. Phê - L. Bình

13:19 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm