(Thanh tra) - Tỷ phú làm chủ các đội bóng thì có nhiều. Nhưng, có lẽ chẳng mấy ai đam mê bóng đá và kinh doanh bóng đá như cách tỉ phú người Nga Roman Abramovich đã làm suốt gần 1 thập kỷ qua. Việc lần đầu tiên Chelsea giành về tay chiếc cúp Champions League đầy danh giá trong trận chung kết nghẹt thở với Bayern Munich ngày 20/5 vừa qua, đã là sự tưởng thưởng xứng đáng cho những tham vọng bóng đá điên cuồng, những trận mưa tiền mà Roman Abramovich không tiếc tay đổ xuống đội bóng thành London này.
Tỷ phú xứ Bạch Dương và mưu đồ ở thành London
Chỉ trong vòng hơn 2 thập kỷ, từ một đứa trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ, tìm mọi cách có thể để tồn tại, ông chủ hiện nay của Câu lạc bộ (CLB) Bóng đá Anh Chelsea đã sở hữu trong tay khối tài sản khổng lồ non 10 tỉ bảng Anh, trở thành một trong những tỷ phú trẻ tuổi và giàu có nhất thế giới.
Sự giàu có nhanh chóng của Roman Abramovich làm tất cả mọi người kinh ngạc. Dường như ai ai cũng tò mò muốn biết nhà tỷ phú này đã làm giàu kiểu gì. Nhưng, chẳng dễ gì mà biết được bí quyết làm giàu nhanh chóng của các tỉ phú, nhất là những tỉ phú mới nổi từ nước Nga.
Nếu có một cụm từ nào đó để lý giải cho trường hợp của Roman Abramovich, chỉ có thể là “anh hùng gặp thời”. Thời cực thịnh của Roman Abramovich bắt đầu vào đầu những năm 1990, khi nước Nga có những biến động dữ dội cả về chính trị và kinh tế. Không chỉ riêng Roman Abramovich mà rất nhiều người đột nhiên qua đêm trở thành những ông chủ nhà máy do chính sách tư nhân hóa ào ạt các xí nghiệp quốc doanh của Chính phủ Nga lúc bấy giờ. Rất nhiều thông tin không chính thức rằng, chỉ cần những mối quan hệ đặc biệt với một số quan chức là có thể mua được cả một nhà máy với giá rẻ bất ngờ.
Thời thế ấy, nên năm 1992, khi mới 25 tuổi, Roman Abramovich đã có cổ phần của một Cty dầu mỏ nhỏ có tên là Runicom. Roman Abramovich kinh doanh dầu mỏ từ đó và có cơ hội tiếp cận, kết thân với giới tài phiệt cũng như những người có thế lực. Nhưng, có một nhân vật, có thể nói, đã tạo nên bước chuyển căn bản trong cuộc đời Roman Abramovich, đó là “bố già” Boris Berezopvsky.
Số phận run rủi cho chàng trai mồ côi 26 tuổi gặp gỡ rồi trở thành nhân vật thân cận của đại gia nhiều thế lực và giàu ảnh hưởng đến chính trường nước Nga lúc đó như Boris Berezopvsky. Rất nhiều người nói rằng, Roman Abramovich đã nhập cuộc thị trường với các đại gia một cách nhanh chóng phi thường chính nhờ sự đỡ đầu của ông trùm đầy quyền lực này.
Tên tuổi của Roman Abramovich được biết đến khắp nơi trên toàn thế giới không phải ở chỗ ông là người giàu nhất nước Anh hay là tỉ phú bậc nhất của nước Nga. Người ta biết đến và kinh ngạc về Roman Abramovich nhờ sự đam mê bóng đá của ông. Roman Abramovich sẽ chẳng được nhắc đến nhiều nếu không phải là ông chủ của CLB Bóng đá Chelsea. |
Roman Abramovich không thừa nhận, nhưng cũng chẳng phản đối những đồn đại đó. Chỉ biết rằng, nhờ việc được “bố già” coi như con, chỉ dẫn mọi đường đi nước bước trong việc xâm nhập vào chính trường cũng như thế giới ngầm nước Nga, cuộc đời Roman đã bước sang trang mới.Năm 1995, liên minh Berezovksy và Abramovich cùng đứng ra thành lập cả chục Cty để tìm cách mua lại cổ phần của Tập đoàn Dầu mỏ Sibneft từ tay chính phủ. Cổ phần của đế chế năng lượng này khi đó được rao bán với hình thức đấu giá. Thực chất, chẳng có cuộc đấu giá nào, tất cả các hồ sơ đấu giá đều đến từ các Cty của Abramovich. Sibneft được mua lại với giá khoảng 250 triệu USD, được đánh giá là phi lý so với giá trị thực tế. Chỉ hơn 10 năm sau, Abramovich bán lại tập đoàn này để thu về 13 tỷ USD.Sau Sibneft là hàng loạt vụ thôn tính tầm cỡ khác. 70% Tập đoàn Nhôm Quốc gia Nga (tập đoàn nhôm lớn nhất thế giới), 26% cổ phần của Cty Hàng không Quốc gia Aeroloft, kênh truyền hình hàng đầu nước Nga ORT. Đâu đâu cũng thấy bóng dáng của Abramovich và "người cha đỡ đầu" Berezovksy. Chỉ tiếc là mối quan hệ tưởng như không thể thân thiết hơn giữa 2 nhân vật trùm sò này rốt cuộc lại có kết cục không thể tồi tệ hơn. Tháng 10/2011, “ông cha” Boris Berezovsky đâm đơn kiện “ông con” Roman Abramovich ra tòa với tội danh “hăm dọa, phản bội niềm tin và vi phạm hợp đồng” trong vụ mua bán cổ phần Tập đoàn Dầu mỏ Sibneft.Đến giữa thập kỷ đầu thế kỷ XXI, khi chính trường Nga có những thay đổi căn bản, Abramovich bắt đầu tẩu tán tài sản, lần lượt bán hết cổ phần trong Sibneft, Tập đoàn Nhôm Nga, Aeroloft, ORT và đổ tiền ra nước ngoài. Cùng thời điểm đó, Roman chuyển hẳn sang Anh sống. Khó có thể nói đằng sau sự di cư này không hiện diện một mưu đồ: Abramovich muốn xóa sạch quá khứ, chuyển từ vỏ bọc một “mafia dầu mỏ” nhiều tai tiếng, mờ ám sang vai diễn một tay nhà giàu chơi trội trên đất Anh. Màn đầu của vai diễn ấy chính là việc thâu tóm CLB Anh Chelsea. 9 năm, 65 nghìn tỷ cho một tình yêu nhiều tham vọng Ít ai ngờ, một người nhiều năm qua vẫn bị những ông chủ kình địch tại Premier League dè bỉu là “một tay mafia dầu mỏ” chuyên dùng những đồng tiền "bẩn" kiếm được từ các phi vụ bán dầu để ném vào cuộc chơi bóng đá, lại có thể gìn giữ cho mình một tình yêu bền bỉ đến thế với Chelsea. Kể từ thời điểm “kết hôn” vào tháng 6/2003, đến nay đã tròn 9 năm. 9 năm, bất chấp thực tế “người tình áo xanh” chỉ là đội bóng thường thường bậc trung, nổi danh khắp nước Anh, không phải bởi tài đá bóng mà bởi nạn bạo lực mà tại Premier League ít ai bì kịp, Roman Abramovich vẫn bền bỉ đổ tiền với tham vọng nhấc The Blues lên đỉnh cao vinh quang, không chỉ trên đấu trường Premier League mà còn cả trên giải đấu danh giá Champions League (C1). Theo thống kê mới nhất của Nhật báo Anh The Sun, “tình phí” mà Roman Abramovich đổ vào The Blues tới thời điểm này đã vượt quá ngưỡng 2 tỷ bảng (tương đương 65 nghìn tỷ đồng), một con số khiến ngay cả những ông trùm bóng đá cũng phải nhún vai rùng mình. Trong đó, phần nhiều là dành cho việc tuyển dụng những cầu thủ và huấn luyện viên (HLV) - toàn những người, mà theo đề nghị cương quyết của Roman, phải là “anh tài hạng nhất”. Về cái sự “đổ tiền vô đối” này, nhiều người cười khẩy mà rằng, “chuyện đó cũng thường thôi” bởi tiền chưa bao giờ là vấn đề với một người siêu giàu nhờ những phi vụ đầu cơ chính trị siêu lợi nhuận trong những năm tháng nước Nga còn tranh tối, tranh sáng như Roman Abramovich. Tiền nhiều, đổ tiền ra để nuôi dưỡng một tình yêu, một thú vui nhiều tham vọng, vì thế, cũng là chuyện chẳng lấy gì làm lạ.Mới đây, tờ Daily Mail tiết lộ: Ông chủ của Chelsea đang lên một kế hoạch “chiêu binh mãi mã” vô tiền khoáng hậu trong lịch sử bóng đá thế giới với số tiền đầu tư vào thị trường chuyển nhượng mùa hè sắp tới có thể lên tới 247 triệu bảng, bất chấp những đe dọa từ cái gọi là “Luật Tài chính công bằng” mà UEFA tuyên bố sẽ áp vào mùa giải 2012 - 2013. “Máy xay HLV" hay triết lý của nhà kinh doanh Giờ đây, sau đêm chiến thắng ngẹt thở của những chàng trai The Blues trên sân Allianz Arena nước Đức, báo chí Anh không tiếc lời ngợi ca tỷ phú người Nga. Rằng, nếu không có một ông chủ giàu có và khát khao chiến thắng bằng mọi giá như Roman Abramovich, sẽ chẳng bao giờ có một Chelsea ngự trị trên ngôi vương bóng đá châu Âu ngày hôm nay. Rằng, chính túi tiền không đáy cùng những phi vụ đầu tư có tính cách mạng quyết liệt của Roman Abramovich đã làm thay đổi vận mệnh của đội bóng áo xanh, khoác lên mình đội bóng này một bộ mặt hoàn toàn mới. Nhưng, dường như các nhà báo đã đãng trí mà quên rằng, chính họ, gần 9 năm qua, là những người mạnh miệng nhất trong việc buộc tội Roman Abramovich là một “ông chủ bóng đá độc tài”. Rằng, sự thiếu kiên nhẫn trước thất bại hay quá nôn nóng đón đợi thành công đã khiến tỷ phú người Nga biến Chelsea thành “lò xay” HLV không hơn không kém. 9 mùa bóng thì có đến 8 nhà cầm quân, toàn gương mặt lão luyện, đổ bộ xuống chiếc ghế huấn luyện ở sân Stamford Bridge, nào là Grant, Scolari, Hiddink, Ancelotti, Villas-Boas và giờ là Di Matteo. Tất cả đến, rồi đi, vội vã, không kèn, không trống. Tiền nhiều cũng hấp dẫn thật, nhưng dường như với những HLV được Chelsea mời gọi, nỗ lo sợ bị ông chủ Abramovich “trảm” không thương tiếc, lấn át tất cả.
Roman Abramovich không thừa nhận, nhưng cũng chẳng phản đối những đồn đại đó. Chỉ biết rằng, nhờ việc được “bố già” coi như con, chỉ dẫn mọi đường đi nước bước trong việc xâm nhập vào chính trường cũng như thế giới ngầm nước Nga, cuộc đời Roman đã bước sang trang mới.Năm 1995, liên minh Berezovksy và Abramovich cùng đứng ra thành lập cả chục Cty để tìm cách mua lại cổ phần của Tập đoàn Dầu mỏ Sibneft từ tay chính phủ. Cổ phần của đế chế năng lượng này khi đó được rao bán với hình thức đấu giá. Thực chất, chẳng có cuộc đấu giá nào, tất cả các hồ sơ đấu giá đều đến từ các Cty của Abramovich. Sibneft được mua lại với giá khoảng 250 triệu USD, được đánh giá là phi lý so với giá trị thực tế. Chỉ hơn 10 năm sau, Abramovich bán lại tập đoàn này để thu về 13 tỷ USD.Sau Sibneft là hàng loạt vụ thôn tính tầm cỡ khác. 70% Tập đoàn Nhôm Quốc gia Nga (tập đoàn nhôm lớn nhất thế giới), 26% cổ phần của Cty Hàng không Quốc gia Aeroloft, kênh truyền hình hàng đầu nước Nga ORT. Đâu đâu cũng thấy bóng dáng của Abramovich và "người cha đỡ đầu" Berezovksy. Chỉ tiếc là mối quan hệ tưởng như không thể thân thiết hơn giữa 2 nhân vật trùm sò này rốt cuộc lại có kết cục không thể tồi tệ hơn. Tháng 10/2011, “ông cha” Boris Berezovsky đâm đơn kiện “ông con” Roman Abramovich ra tòa với tội danh “hăm dọa, phản bội niềm tin và vi phạm hợp đồng” trong vụ mua bán cổ phần Tập đoàn Dầu mỏ Sibneft.Đến giữa thập kỷ đầu thế kỷ XXI, khi chính trường Nga có những thay đổi căn bản, Abramovich bắt đầu tẩu tán tài sản, lần lượt bán hết cổ phần trong Sibneft, Tập đoàn Nhôm Nga, Aeroloft, ORT và đổ tiền ra nước ngoài. Cùng thời điểm đó, Roman chuyển hẳn sang Anh sống. Khó có thể nói đằng sau sự di cư này không hiện diện một mưu đồ: Abramovich muốn xóa sạch quá khứ, chuyển từ vỏ bọc một “mafia dầu mỏ” nhiều tai tiếng, mờ ám sang vai diễn một tay nhà giàu chơi trội trên đất Anh. Màn đầu của vai diễn ấy chính là việc thâu tóm CLB Anh Chelsea. 9 năm, 65 nghìn tỷ cho một tình yêu nhiều tham vọng Ít ai ngờ, một người nhiều năm qua vẫn bị những ông chủ kình địch tại Premier League dè bỉu là “một tay mafia dầu mỏ” chuyên dùng những đồng tiền "bẩn" kiếm được từ các phi vụ bán dầu để ném vào cuộc chơi bóng đá, lại có thể gìn giữ cho mình một tình yêu bền bỉ đến thế với Chelsea. Kể từ thời điểm “kết hôn” vào tháng 6/2003, đến nay đã tròn 9 năm. 9 năm, bất chấp thực tế “người tình áo xanh” chỉ là đội bóng thường thường bậc trung, nổi danh khắp nước Anh, không phải bởi tài đá bóng mà bởi nạn bạo lực mà tại Premier League ít ai bì kịp, Roman Abramovich vẫn bền bỉ đổ tiền với tham vọng nhấc The Blues lên đỉnh cao vinh quang, không chỉ trên đấu trường Premier League mà còn cả trên giải đấu danh giá Champions League (C1). Theo thống kê mới nhất của Nhật báo Anh The Sun, “tình phí” mà Roman Abramovich đổ vào The Blues tới thời điểm này đã vượt quá ngưỡng 2 tỷ bảng (tương đương 65 nghìn tỷ đồng), một con số khiến ngay cả những ông trùm bóng đá cũng phải nhún vai rùng mình. Trong đó, phần nhiều là dành cho việc tuyển dụng những cầu thủ và huấn luyện viên (HLV) - toàn những người, mà theo đề nghị cương quyết của Roman, phải là “anh tài hạng nhất”. Về cái sự “đổ tiền vô đối” này, nhiều người cười khẩy mà rằng, “chuyện đó cũng thường thôi” bởi tiền chưa bao giờ là vấn đề với một người siêu giàu nhờ những phi vụ đầu cơ chính trị siêu lợi nhuận trong những năm tháng nước Nga còn tranh tối, tranh sáng như Roman Abramovich. Tiền nhiều, đổ tiền ra để nuôi dưỡng một tình yêu, một thú vui nhiều tham vọng, vì thế, cũng là chuyện chẳng lấy gì làm lạ.Mới đây, tờ Daily Mail tiết lộ: Ông chủ của Chelsea đang lên một kế hoạch “chiêu binh mãi mã” vô tiền khoáng hậu trong lịch sử bóng đá thế giới với số tiền đầu tư vào thị trường chuyển nhượng mùa hè sắp tới có thể lên tới 247 triệu bảng, bất chấp những đe dọa từ cái gọi là “Luật Tài chính công bằng” mà UEFA tuyên bố sẽ áp vào mùa giải 2012 - 2013. “Máy xay HLV" hay triết lý của nhà kinh doanh Giờ đây, sau đêm chiến thắng ngẹt thở của những chàng trai The Blues trên sân Allianz Arena nước Đức, báo chí Anh không tiếc lời ngợi ca tỷ phú người Nga. Rằng, nếu không có một ông chủ giàu có và khát khao chiến thắng bằng mọi giá như Roman Abramovich, sẽ chẳng bao giờ có một Chelsea ngự trị trên ngôi vương bóng đá châu Âu ngày hôm nay. Rằng, chính túi tiền không đáy cùng những phi vụ đầu tư có tính cách mạng quyết liệt của Roman Abramovich đã làm thay đổi vận mệnh của đội bóng áo xanh, khoác lên mình đội bóng này một bộ mặt hoàn toàn mới. Nhưng, dường như các nhà báo đã đãng trí mà quên rằng, chính họ, gần 9 năm qua, là những người mạnh miệng nhất trong việc buộc tội Roman Abramovich là một “ông chủ bóng đá độc tài”. Rằng, sự thiếu kiên nhẫn trước thất bại hay quá nôn nóng đón đợi thành công đã khiến tỷ phú người Nga biến Chelsea thành “lò xay” HLV không hơn không kém. 9 mùa bóng thì có đến 8 nhà cầm quân, toàn gương mặt lão luyện, đổ bộ xuống chiếc ghế huấn luyện ở sân Stamford Bridge, nào là Grant, Scolari, Hiddink, Ancelotti, Villas-Boas và giờ là Di Matteo. Tất cả đến, rồi đi, vội vã, không kèn, không trống. Tiền nhiều cũng hấp dẫn thật, nhưng dường như với những HLV được Chelsea mời gọi, nỗ lo sợ bị ông chủ Abramovich “trảm” không thương tiếc, lấn át tất cả.
Ông Roman Abramovich có 1 cậu con trai lớn mang tên Arkadiy Abramovich. Dù mới 17 tuổi, nhưng quý tử nhà Abramovich đã bộc lộ tố chất kinh doanh nhạy bén cũng như niềm đam mê bóng đá chẳng kém gì ông bố nổi tiếng của mình. Với sự đỡ đầu của ông bố nổi tiếng, giàu có và lọc lõi, các chuyên gia cho rằng, Abramovich “con” sớm muộn gì cũng trở thành một ông vua dầu mỏ mới tại xứ sở Bạch dương. Cũng giống như Roman Abramovich, Arkadiy yêu bóng đá và sớm có ý thức muốn dùng môn thể thao vua để đánh bóng thương hiệu của mình trong kinh doanh. Vậy nên, năm ngoái, cả làng bóng đá mới phát hoảng khi Abramovich “con” đánh tiếng muốn mua lại Copenhagen, đội bóng giàu truyền thống nhất Đan Mạch. Tuy nhiên, kế hoạch của Arkadiy đã bị phá sản bởi sự phản đối dữ dội từ UEFA. Các quan chức UEFA lo ngại rằng, trong trường hợp Chelsea của Abramovich “bố” và Copenhagen của Abramovich “con” gặp nhau tại Champions League, thì ai biết được… bố con nhà này không dàn xếp tỉ số! |
Trước trận chung kết Cup C1 năm nay, nhiều tờ báo đã đùa đùa thật thật rằng, nếu chiến lược gia người Italy Di Matteo không mang lại chiến thắng cho The Blues, chắc chắn sẽ lại có kịch bản quen thuộc đúng "chất" Abramovich: Roberto Di Matteo sẽ lại ngậm ngùi ra đi giống như Avram Grant từng bị sa thải chỉ 3 ngày sau khi Chelsea thua Manchester United ở trận chung kết Champions League 2008. Thật may mắn cho Di Matteo, Chelsea lên ngôi vương giải đấu số 1 châu Âu.
Lý giải đến tận cùng, việc biến Chelsea trở thành chiếc máy “xay HLV” cũng chỉ là một động thái chẳng thể đặng đừng của Roman Abramovich. Dù là một “phú gia địch quốc” nổi tiếng chịu chơi, chịu chi, nhưng, trên tất cả, Roman Abramovich vẫn là một nhà kinh doanh đích thực, và việc đầu tư vào Chelsea là một phi vụ kinh doanh không hơn, không kém. Phi vụ kinh doanh ấy, ngoài việc mang lại vỏ bọc danh tiếng, khiến hình ảnh Roman Abramovich trở nên quen thuộc và thân thiện hơn, xóa mờ những xoi mói về cách làm giàu khác người của ông, còn là việc phải mang lại cho nhà đầu tư Roman Abramovich lợi nhuận thực sự.
Suốt 9 năm qua, số tiền khổng lồ 2 tỷ bảng Anh mà Roman Abramovich đổ ra đã giúp Chelsea có được giai đoạn thành công nhất trong lịch sử 107 năm của CLB. Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI, trừ gã khổng lồ MU, Chelsea chính là đội bóng thành công nhất tại Premier League với 3 chức vô địch (2004 - 2005, 2005 - 2006, 2009 - 2010) cùng 3 FA Cup (2006 - 2007, 2008 -2009, 2009 - 2010) và 2 League Cup (2004 - 2005, 2006 - 2007) và giờ đây là chiếc Cup C1 danh giá.
Rõ ràng, với những thành quả Chelsea đã giành được cũng bõ đồng tiền Abramovich bỏ ra để biến Chelsea trở thành gã khổng lồ của bóng đá Anh. Với một nhà kinh doanh lọc lõi như Abramovich, tiền chẳng phải là khó kiếm, nhưng tiền nhất định không phải là… rác để có thể ném ra vô tội vạ chỉ với mục đích khoe của hay tạo danh.
Vĩ thanh
Trên tất cả những thị phi, đối với Abramovich, bóng đá và Chelsea vừa là phi vụ kinh doanh nhiều tham vọng, vừa là niềm say mê đến vô bờ. Không nhiều người cuồng nhiệt với bóng đá tới mức như tỷ phú Roman Abramovich. Không mấy khi ông trực tiếp nói về đội bóng của mình, nhưng người ta luôn thấy ông cùng vợ có mặt tại hầu hết các trận đấu của Chelsea cũng như Đội tuyển Nga. Ống kính truyền hình từng cận cảnh nhà tỷ phú rơi lệ, ngồi như hóa đá khi đội bóng của mình bị loại khỏi vòng bán kết Champions League mùa bóng 2008. Trước khi đến với Chelsea, khát vọng từ thời trai trẻ của Abramovich là có một đội bóng vươn tới đỉnh vinh quang và sự kỳ diệu đã đến ngày hôm nay.
Không còn nghi ngờ gì nữa, một đế chế hoàn hảo đang hình thành dưới bàn tay của ông chủ ngoại bang cho dù xung quanh nó có hàng ngàn lời đàm tiếu tốt xấu. Liên tục chiến thắng; chắc chắn, hiệu quả, nhịp nhàng; giàu có và nổi tiếng. Lịch sử đang vẫy chào Chelsea, ca ngợi Abramovich.
Mới đây, tỷ phú đã làm yên lòng các cổ động viên đội bóng áo xanh bằng việc khẳng định sẽ gắn bó lâu dài với CLB: "Tôi cho rằng, chức vô địch năm nay sẽ mở ra một chương mới cho Chelsea. Tôi vẫn sẽ là một phần của đội bóng, tiếp tục đầu tư vào các cầu thủ, cơ sở hạ tầng để Chelsea có thể sản sinh ra những cầu thủ trẻ xuất sắc trong tương lai. Chelsea sẽ trở thành đội bóng vĩ đại nhất thế giới".
Làm nhiều, tiêu nhiều. Đó chính là triết lý sống của Roman Abramovich. Nếu như đầu tư vào bóng đá còn được gọi là đam mê cuồng nhiệt của tỉ phú là cổ động viên bóng đá, thì việc mua sắm những thứ xa xỉ với giá trên trời bị không ít người gọi là thú vui ngông cuồng. Roman Abramovich đang sở hữu nhiều tài sản có một không hai. Du thuyền Eclipse có giá trị 1,2 tỷ USD đắt nhất thế giới, dài 160m, có 2 bể bơi, chứa 3 thuyền và 1 tàu ngầm cỡ nhỏ, được trang bị hệ thống radar và có khả năng chống chụp ảnh trộm của các paparazzi. Chiếc tàu “Pelorus” không khác một lâu đài xa hoa tráng lệ di động trên biển. Ngoài ra, Roman Abramovich còn có 2 “lâu đài di động” tương tự như vậy là tàu Ecstasea và Le Grand Bleu. Abramovich còn sở hữu bộ sưu tập siêu xe hoành tráng bậc nhất thế giới, nổi nhất là cặp Maybach 62S và Ferrari FXX thuộc hàng siêu hiếm. Người ta đồn rằng, trong phòng tranh của Roman Abramovich, riêng bức Benefits Supervisor Sleeping vẽ một người phụ nữ đang ngủ đã có giá tới 27,5 triệu USD. Còn bộ ba tranh của họa sĩ Francis Bacon được định giá 70 triệu USD. Tỷ phú 44 tuổi có một chiếc Boeing 747 được định giá 90 triệu USD và ba chiếc máy bay khác. |
Hà Anh