Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Trái tim rừng thẳm

Thứ tư, 29/01/2014 - 14:10

(Thanh tra) - Có đôi lần được nghe phường săn kể chuyện đường rừng thật thú vị. Lần này chính các anh dẫn tôi đến với rừng. Rừng có tiếng nói riêng của rừng. Tiếng nói đó ngọt ngào hay giận dữ cũng giống con người. Cái thiêng liêng của rừng chỉ có người lạc rừng mới hiểu. Nhưng với người đi săn, họ hội đủ điều kiện để hiểu cái “thiêng liêng” ấy, và cả hơi thở nồng nàn của rừng.

Chiều nay, phường săn lại ngồi im lặng nơi con suối cạn mà những hòn đá lớn nhỏ nhấp nhô, xô bồ để nghe tiếng “răng rắc” của con trăn vặn mình.

Nếu không phải là người đi săn, nghe thấy tiếng trăn vặn mình thì quá kinh hồn, còn phường săn hôm nay đang nghỉ ngơi và tận hưởng trong suy tưởng của họ về cái món rượu tiết trăn cùng bộ đồ lòng dòn ngọt. Bởi lẽ, tiếng răng rắc kia chính là con trăn lớn đã nuốt hẳn một con mang… Giờ nó chỉ còn một động tác cuối cùng là quấn mình quanh một thân cây xiết chặt cho xương cốt con mồi nát ra, thế là một bữa tiệc đã hoàn thành và phường săn chỉ chờ có vậy…

Cuối tháng 3 ở chân núi Chư Pông, cơn mưa đầu mùa đã làm dịu đi cái oi bức của mùa đốt rẫy. Sau cơn mưa qua mau, có lẽ chỉ ở cao nguyên này mới thấy màu xanh rực rỡ nhất, vì suốt mùa khô gió bụi các cây xanh đã phủ một lớp áo đỏ au. Các con suối cạn lúc này chỉ đọng lại ít nước ở các vũng sâu. Đây chính là “thiên đường” của muông thú sau những ngày nóng nực, khô cằn. Những con min, trâu, nai, heo rừng mà gặp vũng nước này thì khỏi phải biết nó có bộ lông màu gì. Nhưng có lẽ hạnh phúc và tuyệt vời nhất vẫn là con trăn.Cuộc hẹn hò của đôi “tình trăn” ấy rất kén, vì nó không bao giờ làm tình ở những vũng nước đọng, ở nước suối chảy cũng không, mà chỉ sau cơn mưa ở các vũng nước mới. Như quên tất cả… Đố ai bắt gặp nó biết được đuôi nào của con đực, đuôi nào của con cái. Đôi trăn quấn chặt lấy nhau vặn như chiếc dây thừng. Vũng nước vốn đã ngầu đỏ, nay tan tành cỏ rạp xuống, nước bùn văng bắn tứ tung. Lâu lâu như quên đi, chúng nó rời 2 mép đã cắn chặt nhau ra, mỗi cái miệng há ra răng nhỏ đều nhọn hoắt, ngẩng cao đầu lên thở… Những lúc như thế này, xin ai chớ nghĩ đến “cao trăn”, bởi con đực đang rất hiền mà con cái thì thôi khỏi nói. Dọc theo những nẻo đường chân Trường Sơn, buôn làng nào cũng chọn bên một con suối. Rẫy của họ làm là phải lội qua con suối đó rồi lên nương, bên đây là làng bên kia là rừng. Đêm về, mới thấy hết cái nỗi xôn xao, huyền bí của núi rừng. Như biết được con người ở đây không muốn mất đi cái cảnh sống êm đềm ấy, cho nên lũ cheo, chồn, thỏ và các bầy chim thường ở sát với người. Trong đó, phải nói đến lũ khỉ, chúng là con cháu hậu duệ 18 đời của Tôn Hành Giả đã thừa hưởng tính tinh nghịch của cụ xưa. Nay để ngăn chặn chúng phá rẫy, bẻ bắp… người ta làm ông bù nhìn với mặt mày bằng mo lồ ô, tay dang thẳng cầm 2 mảnh ny lông đỏ trắng bay bay, ngã nghiêng theo gió. Lúc đầu lũ khỉ còn sờ sợ cái hình nộm này, nhưng chúng đã biết cách thử: Ném trái cây rừng vào vẫn thấy đứng im… Hiểu ra, chúng lại tiếp tục trỗi dậy cái ương bướng, nghịch ngợm cố hữu: “Bọn con người chẳng làm được gì ta…”. Thế là, chúng chẳng ngại ngần gì và rất thích thú khi thấy mấy chị em có bộ ngực tròn lẵn lội qua suối…

Thường ngày khi lên rẫy, chiều về chị em lội qua suối và đẫm mình trong dòng nước mát trong lành, nước đến đâu nâng “xà rông” đến đó, khi ngập ngang lưng chị em lộn xà rông qua đầu quăng lên bờ và dòng nước mát làm dịu đi cơn mệt nhọc của công việc lao động một ngày qua đi. Lũ khỉ đực phục sẵn. Nó biết rằng, chị em chỉ sợ chứ không làm gì chúng. Ngày nào cũng vậy, quen dần đi, lẽ tất nhiên, nó chỉ trêu người sợ nó, hoặc yếu bóng vía… Chớ cứng lên thì nó cũng chuồn.

Chuyện kể rằng vào thời kỳ năm 1971 ở rừng Campuchia trên núi Đầm- Rẫy- Phông (con voi gùi), chú Tư Thuật Tham mưu Trưởng Đoàn 367 Trường Sơn đã “chơi thân” với 1 con khỉ đột cực khôn. Khỉ nhiều lần dẫn đường đi và phát hiện biệt kích phục trên đường giúp cho Đoàn chú Tư có biện pháp xử lý, đánh giặc…

Ngày ấy, sau trận càn năm 1970, Đoàn 367 về đây đóng quân. Nhiều cán bộ chiến sĩ trên đường về đơn vị công tác đi qua con đường độc đạo này bị chú khỉ ném đá, ổi xanh. Họ định giương súng bắn, nhưng sợ lộ cứ, nên đành chịu. Chú Tư biết vậy bèn nghĩ kế đóng giả là một ông già mặc bộ bà ba, còn 2 chú liên lạc mặc đồ lính (phía bên kia). Chú bố trí 3 người ngược chiều nhau, gặp nhau đúng chỗ đó. Liền sau cuộc đánh nhau tay đôi, tay ba, càng đánh càng hăng. Chú khỉ xem chăm chú, rồi các miếng đòn đặc công được tung ra từ ông già tóc bạc, 2 chú lính văng ra 2 nơi. Từ trên cây tiếng hú nhè nhẹ cùng cái vỗ tay nho nhỏ phát ra. Ông già nhìn lên đôi mắt mỉm cười như cảm ơn sự tán thưởng quý báu của nó rồi ông vẫy tay… Không ngần ngại, trên cao nó lao xuống, ông ôm lấy nó, nó bám lấy ông. Cuộc gặp gỡ đầy cảm động và kịch tính ấy đã dẫn đến tình bạn tuyệt vời giữa người lính già và chú khỉ đột.

Nhưng rồi chiến tranh tàn nhẫn đã khuấy động rừng xanh yên tĩnh. Trận bom B52 đã cướp đi của ông một “người bạn”. Người lính già lặng lẽ đặt cạnh hố bom một nhánh lan rừng. Đôi mắt ông chùng xuống nhìn về con đường độc đạo như vừa trách móc, xót thương.

Với vốn hiểu biết ít ỏi, và qua các anh phường săn, tôi nhận được nhiều thông tin và “chiêm ngưỡng” một phần sự huyền bí của rừng… thủa hồng hoang của cây cỏ, muông thú. Còn bao nhiêu chuyện kỳ thú của thế giới rừng thiêng! Điều đó nói lên mối quan hệ vừa vô tư, bí ẩn giữa con người với thú rừng, như chuyện tình bạn của “người lính già và con khỉ đột ” trên đường Trường Sơn đi kháng chiến năm xưa…

Lê Bá Tuế

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024
Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.

Thái Hải

20:29 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm