Theo dõi Báo Thanh tra trên
Văn Thanh
Thứ hai, 25/10/2021 - 17:58
(Thanh tra) - Đồng bào Mông ở huyện vùng cao Mường Lát hiện nay đang sinh sống tập trung ở 38 bản thuộc địa bàn 6 xã với tổng dân số 3.196 hộ với 16.782 nhân khẩu, chiếm 41% dân số toàn huyện. Trong tổng số 38 bản này chủ yếu là vùng sâu, vùng xa và thuộc diện đặc biệt khó khăn, đời sống đồng bào còn nhiều thiếu thốn.
Một tiết mục văn nghệ của đồng bào Mông Mường Lát trong lễ đón nhận nông thôn mới. Ảnh: VT
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm tạo điều kiện đầu tư thực hiện các chương trình, dự án nhằm đưa đồng bào Mông tiếp cận với nền văn hóa văn minh, thoát khỏi đói nghèo, ổn định cuộc sống. Trong đó, có thực hiện “Đề án Tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ đồng bào Mông” đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Tháng 9/2021, ông Mai Xuân Giang, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát đã ký ban hành Kế hoạch số 179//KH-UBND tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ đồng bào Mông giai đoạn 2021-2025. Theo kế hoạch, để thực hiện tốt nếp sống văn hóa trong tang lễ, xóa bỏ hoàn toàn những tập tục lạc hậu, đồng thời bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Mông trên địa bàn, huyện Mường Lát sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm làm thay đổi nhận thức, niềm tin của đồng bào Mông trong thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ mà Đảng, Nhà nước ta đã quy định. Từ đó, xóa bỏ những tập tục lạc hậu, xây dựng môi trường văn minh lành mạnh.
Để thực hiện được Đề án cần tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc thực hiện kế hoạch; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tham gia thực hiện công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là miền núi, đồng bào Mông. Tổ chức tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội thông qua các hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú, ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với phong tục tập quán, đặc điểm văn hóa đồng bào Mông nhằm đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra, góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, đảm bảo về các mặt kinh tế, an ninh chính trị, văn hóa xã hội.
Theo ông Mai Xuân Giang, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát: Nội dung tuyên truyền, xóa bỏ những tập tục của đồng bào Mông trong những năm tới chủ yếu tập trung vào một số vấn đề.
Thứ nhất, “tục bắn súng thông báo có người chết”: Theo tập tục xưa, mỗi khi có người chết (bắn 7 tiếng súng nếu là đàn ông; 9 tiếng súng nếu là phụ nữ để báo hiệu với bà con trong bản biết là gia đình có người qua đời). Tuy nhiên, việc sử dụng và bắn súng là vi phạm pháp luật, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đến tính mạng và sức khỏe người dân.
Thứ hai, “tục người chết không đưa vào quan tài ngay”: Theo quan niệm của người Mông, người chết không được bỏ vào quan tài ngay mà để nằm trên cái “neeg tuag”, tượng trưng cho con ngựa đưa người chết về với tổ tiên. Nếu có người chết mà bỏ vào quan tài ngay là trái với tục lệ, sau khi chôn cất tổ tiên sẽ gây phiền hà cho người sống ốm đau, bệnh tật, làm ăn lụi bại. Do đó, xác định việc không đưa người chết vào quan tài ngay là không phù hợp với quy định nếp sống văn hóa mới, ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe người dân xung quanh cần được chính quyền các cấp thực hiện xóa bỏ.
Thứ ba, “tục tổ chức ăn uống linh đình nhiều ngày tại gia đình có người chết”: Trong suốt thời gian người chết chưa được đem đi chôn cất, gia đình tang chủ tổ chức lễ cúng linh đình cho người chết. Nhiều trâu bò, lợn gà cũng được giết mổ phục vụ cho lễ cúng, số lượng trâu bò, lợn, gà phụ thuộc vào số con của người đã chết, ví dụ nếu người chết có 8 người con đồng nghĩa với việc sẽ có 8 con trâu hoặc bò sẽ được giết thịt để dâng cúng. Khi giết hết số lượng trâu bò con cái đóng góp, đồng bào Mông mới khiêng xác người chết bỏ vào quan tài đặt sẵn ở dưới huyệt mộ rồi làm nghi lễ chôn cất. Việc tổ chức ăn uống linh đình gây tốn kém hàng trăm triệu đồng, trong khi đó đồng bào Mông còn nghèo nên việc chi phí cho đám tang là một gánh nặng.
Thứ tư, tục không chôn cất người chết vào khu nghĩa địa tập trung.
Tất cả những tập tục cổ hủ nói trên cần tiếp tục được tuyên truyền, vận động đồng bào Mông để thay đổi, xóa bỏ, thực hiện theo đúng nếp sống văn hóa hiện nay.
Bên cạnh việc tuyên truyền xóa bỏ các hủ tục, tập lạc hậu nói trên, trong những năm tới, huyện Mường Lát sẽ tuyên truyền giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp trong tập tục tang lễ của đồng bào Mông gồm các nghi lễ khâm liệm; khèn trống tang lễ; giỗ đầu giải thoát linh hồn người chết; giỗ lần cuối ghi nhớ công ơn người đã chết; tục người chết ban phước lành cho con cháu; những bài Khèn có giá trị như bài Khèn về nguồn gốc các loài cây cỏ, con vật tự nhiên; bài chỉ đường cho người chết về với tổ tiên...
Tuyên truyền chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội, xây dựng quy chế, hương ước, vận động già làng, trưởng bản, người có uy tín, thầy mo, thầy cúng, cán bộ, đảng viên, người dân tộc Mông cam kết, gương mẫu thực hiện các quy ước, hương ước trong việc tổ chức tang lễ theo chủ trương của Đảng, Nhà nước.
Tuyên truyền củng cố khối đại đoàn kết giữa các dòng họ người Mông, giữa dân tộc Mông và các dân tộc khác sinh sống trên địa bàn…
Ngoài ra, huyện Mường Lát còn đưa ra các giải pháp rất cụ thể khác bằng cách tổ chức hướng dẫn, vận động các hộ đồng bào Mông tại các cuộc họp thôn, bản, dòng họ để trao đổi, tư vấn các nội dung trong việc tang lễ theo nếp sống văn hóa. Phát huy vai trò của bí thư chi bộ thôn, bản, trưởng bản, người có uy tín, trưởng dòng họ để thực hiện. Đưa nội dung thực hiện nếp sống văn hóa vào trong tang lễ của đồng bào Mông vào nghị quyết của các cấp ủy Đảng, kế hoạch của các cấp chính quyền để tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc, sát với tình hình ở từng địa phương để trở thành nền nếp, hiệu quả.
Hướng dẫn, tạo điều kiện cho gia đình người Mông có người chết tổ chức lễ tang chu đáo, tiết kiệm, trang nghiêm và phù hợp với tập quán dân tộc, địa phương, dòng họ. Nâng cao chất lượng xây dựng làng văn hóa gắn liền với phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đưa các nội dung thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ đồng bào Mông vào nội dung của 6 hương ước, quy ước nếp sống văn hóa, đồng thời có chế tài xử phạt thích đáng đối với các trường hợp vi phạm hương ước, quy ước của thôn, bản ở các xã Mường Lý, Trung Lý, Nhi Sơn, Pù Nhi, Tam Trung, Quang Chiểu trong giai đoạn thực hiện Đề án 2021-2025.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị “Phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng Hội Nhà báo khu vực phía Bắc”.
Phương Anh
21:55 22/11/2024(Thanh tra) - Nhằm nâng cao sức khỏe, tinh thần và tạo sân chơi lành mạnh cho đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, tỉnh Bình Định đã có nhiều giải pháp phát triển phong trào thể dục, thể thao trong các ngày hội, liên hoan, giao lưu ở các huyện miền núi và nơi có đồng bào DTTS sinh sống.
N. Phê - L. Bình
13:19 22/11/2024Vũ Linh
12:37 22/11/2024Phương Anh
12:37 22/11/2024Lê Hữu Chính
08:59 22/11/2024Thái Hải
21:03 21/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương