Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Rực rỡ sắc màu trang phục các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc

Hồng Bài

Thứ hai, 02/01/2023 - 13:30

(Thanh tra)- Tây Bắc là nơi sinh sống, cái nôi văn hóa của hơn 20 dân tộc: Mông, Thái, Mường, Tày, Dao, Khơ Mú, Hà Nhì, Lào, Kháng, Cống, Xi Mun và các dân tộc khác. Mỗi dân tộc có một phong tục tập quán riêng. Trong đó, trang phục là nét văn hóa mang dấu ấn, hơi thở và là linh hồn của mỗi dân tộc.

Nhìn vào trang phục, người ta có thể đọc tên từng dân tộc. Điều đó cho thấy, trang phục truyền thống gắn liền với bản sắc cộng đồng, là niềm tự hào của đồng bào các dân tộc Tây Bắc.

Tham dự các lễ hội lớn của các tỉnh như: Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên, Lễ hội Hoa Ban, Lễ hội Thành Bản Phủ (tỉnh Điện Biên); Lễ hội Xên Lẩu Nó (người Thái Đen), Lễ hội Kim Pang Then (người Thái Trắng), Lễ hội Xek Pang Ả (người Kháng), Lễ hội Hết chá (người Thái Trắng, Mộc Châu), tỉnh Sơn La, mới thấy được sự đa sắc màu, sự tinh tế, nét hoa văn rực rỡ sắc màu trên trang phục của dân tộc Tây Bắc.

Dưới đây là hình ảnh về con người và trang phục truyền thống của một số dân tộc Tây Bắc.

Bộ trang phục phụ nữ Thái gồm khăn piêu, áo cóm, váy đen, thắt lưng xanh và dây xà tích bạc. Khăn piêu thêu hoa văn rực rỡ, áo cóm ngắn ngang thắt lưng, ôm sát cơ thể, làm nổi bật những đường nét duyên dáng của các cô gái Thái. Bộ trang phục truyền thống trang nhã, tôn lên vẻ đẹp, niềm tự hào của đồng bào Thái Tây Bắc. Ảnh: Hồng Bài

Trang phục của phụ nữ dân tộc Khơ Mú gần gũi với trang phục của phụ nữ dân tộc Thái. Trên góc khăn piêu của phụ nữ Khơ Mú được đính chùm tua hoa màu hồng hay màu đỏ làm cho người phụ nữ Khơ Mú nổi bật giữa đại ngàn. Chiếc áo cóm của phụ nữ Khơ Mú có hai hàng cúc bướm được đính bằng những đồng bạc lấp lánh. Váy phụ nữ Khơ Mú dài chấm gót, được thêu hoa giống như người Lào. Đây là bản sắc riêng của người Khơ Mú. Ảnh: Hồng Bài

Trang phục của người Mông (cả trai và gái) có bản sắc riêng, không giống bất cứ trang phục dân tộc nào vùng Tây Bắc. Trang phục của phụ nữ Mông được thêu hoa văn rực rỡ. Áo xẻ ngực, váy xòe hoặc quần chân què, phía trước có tấm vải che dài xuống gần gối. Ảnh: Hồng Bài

Trang phục truyền thống của nữ dân tộc Mường không lộng lẫy, rực rỡ mà trang nhã, hài hòa, mang đậm dấu ấn của người Việt cổ. Khi người phụ nữ Mường diện trang phục truyền thống gắn với phong thái nhẹ nhàng, cảm thấy tự tin, mềm mại và uyển chuyển. Phụ nữ Mường mặc trang phục truyền thống khi ở nhà, tiếp khách và cả khi xuống đồng, lên nương. Đây là nét văn hóa đẹp của người phụ nữ dân tộc Mường thể hiện lòng tự tôn dân tộc. Ảnh: Hồng Bài

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bình Định: Phát triển thể dục, thể thao vùng miền núi

Bình Định: Phát triển thể dục, thể thao vùng miền núi

(Thanh tra) - Nhằm nâng cao sức khỏe, tinh thần và tạo sân chơi lành mạnh cho đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, tỉnh Bình Định đã có nhiều giải pháp phát triển phong trào thể dục, thể thao trong các ngày hội, liên hoan, giao lưu ở các huyện miền núi và nơi có đồng bào DTTS sinh sống.

N. Phê - L. Bình

13:19 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm