Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Phát triển văn hóa Việt Nam - khơi dậy khát vọng cống hiến vì Tổ quốc

Thái Hải

Thứ ba, 29/06/2021 - 22:11

(Thanh tra)- Ngày 29/6, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội nghị trực tuyến tại 63 điểm cầu định hướng, góp ý Dự thảo Chiến lược Phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030 và Chương trình Hành động phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025.

Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Hà Nội. Ảnh: TH

Xây dựng môi trường văn hoá và đời sống văn hoá lành mạnh

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng cho biết, thực hiện nhiệm vụ xây dựng văn hoá, con người Việt Nam được đặt ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, Bộ VHTTDL đã chủ động tổng kết Chiến lược Văn hoá Việt Nam trong thời gian qua và triển khai xây dựng Chiến lược Phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030, nội hàm trọng tâm là khơi dậy khát vọng cống hiến vì Tổ quốc.

Bộ trưởng cho biết, trên cơ sở quan điểm và mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ trong Dự thảo Chiến lược, chúng ta cần bổ sung, nhấn mạnh điểm nào để khi tổ chức thực hiện không đi chệch hướng...

“Xây dựng môi trường văn hoá và đời sống văn hoá lành mạnh là gốc rễ của Chiến lược? Tiếp cận theo hướng này, địa bàn chúng ta hướng tới là cơ sở, cộng đồng dân cư, cộng đồng doanh nghiệp... Chúng ta phải lựa chọn, có diện rộng nhưng có điểm nhấn. Với nguồn lực hiện có, nếu chọn đúng, chọn trúng sẽ tạo ra phong trào tốt, môi trường văn hóa tốt, đời sống văn hóa lành mạnh và đương nhiên sẽ tạo nên những tác động mạnh mẽ...”, Bộ trưởng phân tích.

Bộ trưởng cũng lưu ý, xây dựng văn hoá doanh nghiệp hiện nay có vai trò quan trọng, nhằm thúc đẩy lực lượng này tham gia tích cực trong xây dựng đời sống văn hóa. Bên cạnh đó, chú trọng nâng cao chất lượng đời sống văn hoá ở khu dân cư nhưng không cào bằng mà tiếp cận theo hướng đa dạng trong thống nhất, chú ý đặc thù văn hóa vùng miền...

Phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, con người Việt Nam

Chiến lược Phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030 hướng đến mục tiêu cơ bản và xuyên suốt là: Khơi dậy khát vọng cống hiến vì Tổ quốc, phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa và con người Việt Nam, từng bước xây dựng văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, sức mạnh nội sinh quan trọng, bảo đảm sự phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng, để đạt được các mục tiêu phát triển văn hóa đến năm 2030, Hà Nội đề xuất một số nội dung, giải pháp, trong đó chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ văn hóa, đặc biệt là đội ngũ tại cơ sở; hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách; tạo cơ chế thu hút nguồn lực xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia đầu tư, phát triển văn hóa. Trong các giải pháp, Hà Nội chú trọng tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của văn hóa với sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước; chú trọng đầu tư tương xứng với vai trò, vị trí của văn hóa.

Đại diện tỉnh Thừa Thiên - Huế chia sẻ, gắn với đặc thù địa phương, Thừa Thiên - Huế đưa ra định hướng phát triển là bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô Huế trong giai đoạn hiện nay. Nhiều giải pháp, mục tiêu đã được xác định để thực hiện mục tiêu này, đưa Huế trở thành trung tâm văn hóa đặc sắc của cả nước.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ thống thiết chế văn hóa trong việc nâng cao chất lượng đời sống văn hóa cơ sở tại địa phương, đại diện tỉnh Lào Cai nhấn mạnh hệ thống thiết chế trên địa bàn tỉnh luôn được chú trọng đầu tư; các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được quan tâm phát huy hiệu quả, tạo thành sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách.

Lãnh đạo tỉnh Lào Cai cho rằng, Chiến lược Phát triển văn hóa Việt Nam đã tiếp cận và đưa ra nhiều luận điểm mang tính xương sống, trong đó có quan điểm văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Để hiện thực hóa quan điểm này, cần phải có sự đầu tư, phát triển toàn diện.

Đề ra những giải pháp căn cơ nhằm khắc phục hậu quả Covid-19

Đối với Chiến lược Phát triển du lịch đến năm 2030, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, Bộ đã xây dựng Chương trình Hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 trong lĩnh vực du lịch (gọi tắt là Chương trình Hành động). Qua đó, tổng kết, đánh giá lại việc thực hiện các nghị quyết, chiến lược ở những giai đoạn trước, phấn đấu đưa ngành Du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn như Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị đã đề ra.

Tuy nhiên, trong bối cảnh Covid-19, du lịch Việt Nam và thế giới đã chịu sự tác động nặng nề. Vấn đề đặt ra là phải xây dựng Chương trình Hành động như thế nào để ngành Du lịch vừa có thể vượt khó, vừa phát triển lâu dài trong tương lai.

Trong đó, xác định các nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên phát triển du lịch Việt Nam trong 5 năm 2021 - 2025 để thực hiện hiệu quả các mục tiêu, định hướng phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2025 phù hợp với tình hình thực tiễn.

Bộ trưởng cho biết, trong Chương trình Hành động này, Bộ VHTTDL đã đề ra những giải pháp mang tính chất căn cơ nhằm khắc phục hậu quả Covid-19 gây ra, hỗ trợ doanh nghiệp du lịch phục hồi, phát triển trong bối cảnh bình thường mới. Bên cạnh đó, thay đổi trong nhận thức và tiếp cận, cơ cấu lại thị trường du lịch, tính toán và cân bằng thị trường.

Trong đó, cần hướng tới thị trường nội địa, một thị trường có tính cân bằng và bền vững, có trọng tâm trọng điểm, có ưu tiên và lộ trình phát triển. Trong quá trình đó, chúng ta không quá phụ thuộc vào thị trường nào, không đong đếm số lượng khách mà tính toán khả năng chi tiêu của khách và đóng góp bao nhiêu cho nền kinh tế đất nước.

Chương trình Hành động cũng sẽ phải tính toán lại toàn bộ trong điều kiện đất nước ta đang hội nhập sâu rộng, chuyển đổi số để phát triển du lịch đang được đặt lên hàng đầu, việc ứng dụng công nghệ bước đầu đã giúp ngành Du lịch vượt qua khó khăn. Ngành Du lịch cần hình thành một bộ dữ liệu đủ lớn trên cơ sở đó, các doanh nghiệp sẽ khai thác, liên kết phần mềm, tạo ra những sản phẩm số hoá phục vụ du lịch.

Hệ thống sản phẩm du lịch cũng cần được cơ cấu lại, xây dựng sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm. Phấn đấu để mỗi tỉnh, thành phải có được một sản phẩm đặt trưng, đặc sắc và kết nối với nhau sẽ tạo ra chuỗi liên kết, nâng cao giá trị.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Nghệ An

Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Nghệ An

(Thanh tra) - Đẩy mạnh triển khai chuyển đổi số giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tiếp cận thông tin về khoa học công nghệ, quảng bá sản phẩm địa phương cho bạn bè trong và ngoài nước được xem là giải pháp thiết thực để góp phần nâng cao đời sống cho người dân; đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2025 tại địa phương.

Đức Mạnh - Trần Đức

20:04 23/10/2024
Sầm Văn Bình - người uy tín đam mê công nghệ

Sầm Văn Bình - người uy tín đam mê công nghệ

(Thanh tra) - Ở các huyện miền Tây của tỉnh Nghệ An và các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiều người biết đến ông Sầm Văn Bình, trú tại bản Yên Luốm, xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An là bởi lâu nay ông được mệnh danh là “nhà Thái học” với rất nhiều thành công trong lĩnh vực nghiên cứu, biên soạn, tổ chức dạy và học chữ Thái Lai Tay. Không những thế, ông còn sưu tầm, nghiên cứu về văn hóa, văn học dân tộc Thái và có gần hai chục đầu sách có giá trị.

Thảo Nguyên - Anh Mạnh

19:52 23/10/2024

Tin mới nhất

Xem thêm