Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Linh thiêng Lễ khai ấn đền Trần Nam Định Xuân Ất Tỵ 2025

Trung Hà

Thứ tư, 12/02/2025 - 10:26

(Thanh tra) - Đêm 11/2 (tức 14 tháng Giêng), tại đền Trần (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định), lễ khai ấn Đền Trần Xuân Ất Tỵ năm 2025 đã được tổ chức trang trọng, linh thiêng.

Các đại biểu thành kính dâng hương tại Lễ khai ấn Đền Trần Xuân Ất Tỵ 2025. Ảnh: Xuân Trường

Tham dự buổi lễ có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Đoàn Hồng Phong - Tổng Thanh tra Chính phủ, Phạm Gia Túc - Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng và các đồng chí lãnh đạo tỉnh Nam Định cùng đại diện các ban, ngành, đoàn thể, các huyện, thành phố thuộc tỉnh Nam Định.

Trong không gian linh thiêng, các đại biểu đã thành kính dâng hương tưởng nhớ tổ tiên nhà Trần, tri ân công lao to lớn của các vị vua Trần và Đức Thánh Trần - Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Tiếp đó là nghi lễ rước kiệu ấn, nghi lễ khai ấn.

Kiệu ấn được rước từ đền Cố Trạch sang đền Thiên Trường, sau đó rước ấn vào nội cung để làm lễ xin khai ấn. Ảnh: Xuân Trường

Trong thời gian thực hiện nghi lễ khai ấn, để bảo đảm sự tôn nghiêm, Ban Tổ chức đã đóng cửa đền.

Đây là tục lệ cổ tại Tiên Miếu nhà Trần (Phủ Thiên Trường xưa) với ý nghĩa nhân văn to lớn là cầu cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình, thịnh trị, mọi nhà chung hưởng lộc ấn đền Trần - “Tích phúc vô cương”, bước vào năm mới mạnh khỏe, lao động hăng say, học tập, công tác tốt.

Tục lệ này không chỉ góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa mà còn phát huy truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc, thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc.

Ban Tổ chức lễ hội cho biết: Từ 5 giờ sáng ngày 15 tháng Giêng (12/2), tổ chức phát ấn cho Nhân dân và du khách tại 3 địa điểm: Nhà giải vũ, nhà trưng bày và đền Trùng Hoa thuộc quần thể di tích đền Trần - chùa Tháp.

Lễ hội năm nay được mở rộng về quy mô và thời gian tổ chức với nhiều hoạt động đặc sắc như: Lễ rước kiệu Ngọc Lộ, lễ rước nước, tế cá, lễ khai ấn; triển lãm sinh vật cảnh, triển lãm "Thành Nam - Những mốc son lịch sử"...

Các hoạt động diễn ra trong dịp lễ hội hướng đến việc để các tầng lớp Nhân dân hiểu hơn về hào khí Đông A, một trong những triều đại thịnh trị bậc nhất trong lịch sử dân tộc; quảng bá, giới thiệu những nét đẹp về văn hóa, con người Nam Định, lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống, nhân văn đến với bạn bè, du khách.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Các nhà nghiên cứu mong chờ công tác tu bổ giúp Đền Đuổm trở về đúng giá trị lịch sử

Các nhà nghiên cứu mong chờ công tác tu bổ giúp Đền Đuổm trở về đúng giá trị lịch sử

(Thanh tra) - Đền Đuổm, nơi thờ Đức Thánh Đuổm – danh tướng Dương Tự Minh, đã trải qua nhiều lần trùng tu nhưng vẫn chưa thể phản ánh trọn vẹn giá trị lịch sử, văn hóa của công trình. Là một di tích quốc gia có ý nghĩa quan trọng, việc tu bổ, phục dựng lần thứ 10 đang nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các nhà nghiên cứu, giới chuyên môn và người dân địa phương. Làm thế nào để việc trùng tu vừa đảm bảo tính bền vững, vừa giữ được nét truyền thống, tôn vinh được công lao của danh tướng Dương Tự Minh? Những góc nhìn từ các nhà nghiên cứu và cơ quan chức năng sẽ góp phần làm rõ hướng đi cho quá trình tôn tạo di tích này.

Hoàng Long

19:02 25/03/2025

Tin mới nhất

Xem thêm