Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hát Sắc bùa ở Ninh Bình

Thứ bảy, 28/01/2012 - 08:01

(Thanh tra)- Ninh Bình hiện có trên hai vạn đồng bào Mường sống chủ yếu ở các xã miền núi huyện Nho Quan. Xuân đến là dịp đồng bào người Mường ở đây thể hiện những nét văn hoá đặc trưng của riêng mình, trong đó, những cuộc hát Sắc bùa – lối chúc tết độc đáo là món ăn tinh thần không thể thiếu.

Hát Sắc bùa chúc Tết là một tục lệ có từ lâu đời, là hình thức dân ca nghi lễ, hát chúc mừng năm mới rất phổ biến của đồng bào Mường. Đây là lối chúc độc đáo của người Mường trong ngày Tết nhằm đáp ứng nhu cầu của con người trong cả "cõi thiêng" và "cõi tục". Nó còn thể hiện những khát vọng hạnh phúc, bình yên của con người trước thềm năm mới.

Phường bùa thường được tổ chức từ bốn đến bảy người. Đứng đầu mỗi phường bùa có một ông cái, gọi là “trùm phường”. “Trùm phường” thường phải là người có giọng hát tốt, có năng khiếu lĩnh xướng để đỡ giọng cho cả phường và có khả năng ứng xử tình huống nhanh, ăn mặc khác hơn cả đoàn, cầm chịch điều khiển. Nhạc cụ chính trong mỗi cuộc hát Sắc bùa là cồng, chiêng. Trước kia, mỗi phường bùa ở Nho Quan có dàn cồng, chiêng gồm 8 loại với kích cỡ to, nhỏ khác nhau bao gồm: Cồng tiểu, cồng trung, cồng đại. Chính điều này đã làm nên những dấu ấn riêng về những phường bùa của người Mường nơi đây.

Tục hát Sắc bùa trong ngày Tết của đồng bào Mường, thường được chuẩn bị tập luyện từ rất sớm và bắt đầu hát từ đêm Giao thừa cho tới hết ngày mồng 7 Tết. Sau thời khắc Giao thừa, cả phường theo hướng dẫn của "Trùm phường" đến các nhà trong bản làng để hát chúc Tết để chúc tụng đầu Xuân hoặc chúc mừng các thành quả mà gia chủ đã đạt được như: “Nay mừng trong họ kẻ no người đủ vui thú thái bình/ Trên tôi mừng người được ngọn đền trúc nở xinh xinh/ Dưới tôi mừng người được mọi tài mọi có/ Vì vậy trước có câu thơ rằng mở cửa dong đèn rước lấy phúc dày” hay “Mở ngõ đã rồi/ Thiệt là chúng tui/ Sắc bùa là hiệu/ Xưa thầy dạy biểu/ Hết năm bảy ngày/ Sắc hết đông tây/ Đêm bùa trừ tịch/ Khai phương khai tịch/ Sát quỷ trừ tà/ Mừng rước xuân qua/ Cho nhà hưng thịnh....”.

Đội hát Sắc bùa đi đến từng nhà trong thôn bản để chúc tết.


Nội dung các bài hát sắc bùa thường có nhạc điệu giống nhau, dễ hát, dễ nhớ và gần gũi với đời sống người dân. Một cuộc hát Sắc bùa thường có hai phần: Phần đầu có tính chất nghi lễ - phong tục, tiếp đến là phần diễn xướng góp vui có tính chất thiên về sinh hoạt văn nghệ.


Trải qua quá trình phát triển của xã hội, với sự du nhập của nhiều loại hình văn hoá hiện đại, tục hát Sắc bùa ngày nay cũng đã có những biến tấu, cả về nội dung và hình thức thể hiện cho phù hợp với lối sống hiện đại. Nhưng dù có thay đổi thế nào đi nữa, thì hát sắc bùa vẫn là một nét văn hóa độc đáo trong ngày Tết của người Mường ở nơi đây.

Ngày nay, việc sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn, dịch thuật và phổ biến tục hát Sắc bùa của người Mường ở tỉnh Ninh Bình vẫn còn rất hạn chế, việc bảo tồn và phát triển những làn điện trong hát Sắc bùa chủ yếu dựa vào các cụ cao niên trong làng. Theo ông Đinh Minh Xuân, Phó Chủ tịch UBND xã Cúc Phương, những người biết hát Sắc bùa thành thạo chủ yếu truyền miệng cho con cháu. “Chúng tôi hy vọng, trong những năm tới, UBND tỉnh Ninh Bình quan tâm nhiều hơn nữa để có những công trình nghiên cứu, biên soạn sâu sắc về hát Sắc bùa, góp phần bảo tồn và phát triển vốn văn hóa truyền thống dân tộc. Đồng thời, không chỉ giúp cho người Mường vui Xuân đón Tết mà còn hiểu sâu sắc hơn về bản sắc văn hóa của dân tộc mình”, ông Xuân nói. 


Nguyễn Trường

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024
Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.

Thái Hải

20:29 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm