Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 23/08/2015 - 14:56
Nước mắt đang là một yếu tố giúp “hái ra tiền” trong kịch bản của nhiều chương trình truyền hình dành cho người lớn lẫn trẻ nhỏ. Vấn đề nhân văn của nó đã được bàn nhiều, nhưng chính nhu cầu thi thố của một bộ phận không nhỏ người dân đã giúp các chương trình giải trí tồn tại và tái sinh khỏe mạnh.
Các thí sinh của Bước nhảy hoàn vũ khóc nức nở trên sân khấu vì bị loại. Ảnh: Lý Võ Phú Hưng.
“Cả làng” cùng rơi lệ
Thời gian gần đây, gameshow truyền hình đang vào mùa khi một loạt chương trình lớn nhỏ nối tiếp lên sóng, trong đó có không ít chương trình dành cho trẻ nhỏ. Giọng hát Việt nhí, Bước nhảy hoàn vũ nhí, Đồ Rê Mí đang vào vòng tranh đua căng thẳng, còn Nhí tài năng 2015 cũng vừa trải qua vòng sơ loại và đang rục rịch đưa các tài năng bước vào tranh tài.
Mục đích của các nhà sản xuất đưa ra để kêu gọi các thí sinh tham dự đều rất nhân văn, nào là tìm kiếm tài năng mới cho nền nghệ thuật nước nhà, dành cho các bạn nhỏ một sân chơi bổ ích trong dịp hè, là bệ phóng để các em phát triển năng khiếu. Nhưng vấn đề “nói mãi” mỗi khi gameshow vào mùa lại được dư luận đặt ra, liệu có còn nhân văn khi những ngày qua, khán giả liên tiếp phải chứng kiến những giọt nước mắt, nhất là của các em nhỏ trên sóng truyền hình trực tiếp.
Vòng đối đầu của Bước nhảy hoàn vũ nhí 2015 vừa qua đi để lại nhiều ấn tượng, lớn nhất vẫn là nước mắt. Sau những phần trình diễn hết mình, thả hồn vào từng điệu nhảy là những lần thí sinh rơi lệ. Buồn vì phải chia tay, vì không được ban giám khảo lựa chọn, dù trước đó đã được hứa hẹn, tung hô “lên mây”. Nhìn học trò khóc, giám khảo cũng lau trộm nước mắt, khán giả thì ngậm ngùi. Đến nỗi Minh Hằng – lần đầu ngồi ghế nóng một chương trình truyền hình dành cho trẻ nhỏ - đã phải thốt lên: Nghĩ đến việc lựa chọn là sợ, sợ không cầm được lòng và khóc trước mắt học trò.
Bộ ba giám khảo nữ của Bước nhảy hoàn vũ nhí – Minh Hằng – Thủy Tiên – Đoan Trang đã liên tục phải động viên nhau và động viên thí sinh không để nước mắt rơi dù kết quả có thế nào. Nhưng khán giả vẫn phải chứng kiến những màn cô trò ôm nhau, khóc, sụt sùi trên sân khấu.
Một trong những gameshow “phiên bản nhí’ hot nhất hiện nay là Giọng hát Việt nhí cũng vừa bắt đầu vòng đối đầu căng thẳng và xúc động. Dù đã cố gắng làm nhẹ vấn đề đi - ở, các huấn luyện viên cũng chuẩn bị, xoa dịu tâm lý trước cho thí sinh, nhưng vẫn không tránh được sự tổn thương. Những bé phải ra về, dù cố cười nhưng gượng gạo, rồi liên tục òa khóc.
Giọng hát Việt nhí năm nay đã lược bớt đi yếu tố “câu khách” bằng cách dùng hoàn cảnh, số phận éo le của thí sinh nhí để lấy nước mắt khán giả (ngoại trừ trường hợp của cậu bé mê đờn ca tài tử Nguyễn Trương Thế Thanh), nhưng vẫn chưa thể làm “cả làng cùng cười” – khi nhà sản xuất hưởng lợi từ tiền quảng cáo, còn thí sinh thì cứ khóc vì bị “hạ cánh đột ngột từ trên mây”.
Nuôi giấc mơ nổi tiếng
Còn nhớ khi năm đầu tiên Giọng hát Việt nhí lên sóng, dư luận nói nhiều đến chuyện đứa trẻ con lên sân khấu để làm trò giải trí, “nghèo tài năng lớn” nên chuyển hướng tấn công sang trẻ con, hay việc phụ huynh làm mất tuổi thơ của con trẻ khi ép tài năng chín sớm… Nhưng với sự “lột xác”, “đổi đời” nhờ gameshow truyền hình của Phương Mỹ Chi đã tiếp thêm sức mạnh cho các bậc phụ huynh nô nức đưa con đi tham gia các chương trình giải trí.
Bước sang mùa thứ ba, dù tính nhân văn có được nhắc đến nhưng không còn mặn mà, vì nhu cầu đưa con đi thi của phụ huynh để thực hiện giấc mơ nổi tiếng là có thật, với cả người bình thường, lẫn người đã nổi tiếng.
Chương trình Nhí tài năng năm nay chứng kiến rất nhiều thí sinh là con của các gia đình nghệ sĩ tham gia. Ca sĩ Thái Thùy Linh nhận được sự ủng hộ của ông xã khi đưa con gái đi thi với hy vọng chắp cánh cho con ước mơ tỏa sáng. Trong khi đó ca sĩ Thu Phượng và MC Thành Trung lại bất đồng quan điểm trong vấn đề này. Muốn con có điều kiện đứng trên sân khấu lớn, thể hiện tài năng của mình, Thu Phượng đã đưa con đi thi và đặt nhiều hy vọng. Nhưng với tư cách là giám khảo của cuộc thi, Thành Trung lại “thẳng tay” loại con gái, vì cho rằng bé cần có tuổi thơ, tuổi này là lúc để bé học hành, vui chơi chứ không phải chạy theo guồng quay của sự thắng thua, thi thố.
Nhiều ông bố, bà mẹ đồng tình với quan điểm của Thành Trung, nhưng không vì thế từ bỏ giấc mơ nổi tiếng của con em mình. Liên tiếp những cuộc thi lớn nhỏ được tổ chức và lượng thí sinh tham gia cũng tăng dần đều mỗi năm, dù chất lượng thí sinh năm sau không bằng năm trước, nhưng không vì thế mà giảm sức hút và rating. Thí sinh vẫn đi thi, người nhà đi theo, hồi hộp theo dõi phần trình diễn của con em mình và cũng vỡ òa cảm xúc khi được chọn, rơi lệ khi người thân bị loại.
Nước mắt vẫn sẽ rơi vào mỗi cuối tuần và khán giả bất đắc dĩ vẫn phải giải trí bằng nước mắt.
Theo LĐO
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Nam Dũng
14:20 11/12/2024(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.
Thái Hải
20:29 10/12/2024TC
19:05 10/12/2024Nguyễn Điểm
18:00 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024TC
23:39 09/12/2024Hương Trà
Trần Kiên
Cảnh Nhật
Trần Quý
Văn Thanh
N. Phó - L. Bằng
Hương Giang
Hải Hà
Hương Giang
TC
Hải Hà
Trung Hà