Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 16/03/2014 - 09:17
(Thanh tra) - Người Ja Rai, Ba Na ở vùng Bắc Tây Nguyên vốn có tục “kiêng” phụ nữ đánh chiêng, trong các lễ hội họ chỉ giữ vai trò múa xoang… Thế nhưng, tại làng Leng Tơpung thuộc xã Tơ Tung, huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) có hẳn một đội chiêng nữ. Đội được thành lập từ năm 2010, với gần 60 phụ nữ. Hiện tại, đội chiêng làng Leng Tơpung là đội chiêng nữ duy nhất ở khu vực Bắc Tây Nguyên. Leng Tơpung là điểm sáng trong phong trào giữ gìn di sản cồng chiêng.
Đội chiêng nữ làng Leng (xã Tơ Tung, huyện K’bang, tỉnh Gia Lai).
Năm 2011, theo sở thích của một số chị em trong làng, anh Ply, Bí thư chi bộ làng Leng và chị Đinh Thị Piar (50 tuổi) đã quyết định bàn với già làng, trưởng thôn vận động thành lập đội cồng chiêng nữ. Theo anh Ply, đây là hoạt động nhằm mục đích bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Ngay từ khi được thành lập, rất nhiều chị em phụ nữ trong làng đã đăng ký tham gia. Vậy là, ngoài những thời gian lên nương rẫy, dệt thổ cẩm truyền thống, các bà, các chị lại tập trung tại nhà rông của làng tích cực luyện tập. Hơn 3 năm làm quen với những âm sắc của chiêng, đến nay, đã có hơn 50 chị em phụ nữ trong làng tham gia luyện tập. Trong số đó, có 30 chị em biểu diễn cồng chiêng thông thạo, số còn lại là múa xoang. Đặc biệt, nhiều chị em đã biểu diễn được hơn 10 bài chiêng mà các nghệ nhân đã truyền dạy, khiến các buôn gần, làng xa thật sự “tâm phục, khẩu phục”.
Một ngày trung tuần tháng 3, cũng là mùa lễ hội của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, trò chuyện với chúng tôi, chị Đinh Thị Jrech (39 tuổi) chia sẻ: “Mình đã biểu diễn được hơn 10 bài chiêng truyền thống của đồng bào Ba Na. Đó là các bài chiêng trong các lễ hội như: Lễ bỏ mả; lễ hội đâm trâu; lễ hội mừng lúa mới; mừng Đảng mừng Xuân... Những bài chiêng này trước đây khi mới học vô cùng khó khăn”.
Chị Đinh Thị Jrech là những người đầu tiên tham gia vào đội cồng chiêng. Ngoài những lúc bận công việc hoặc phải lên nương, chị lại cùng các chị em trong làng tập trung đến nhà rông để luyện tập. Không chỉ có chị, các cháu nhỏ trong gia đình cũng theo các bà mẹ đi học cồng chiêng từ năm 2012. Đó là Đinh Lên (16 tuổi), học sinh lớp 9 và Đinh Kiu (14 tuổi), học sinh lớp 7. Thấy Đinh Lên và Đinh Kiu đi học cồng chiêng, mấy đứa bé suốt ngày bắn bi, đánh đáo trong làng cũng rủ nhau đi học cồng chiêng...
Theo Trưởng thôn Đinh Gor, đến nay, có hơn 40 trẻ em (cả trai và gái) từ 10 tuổi ở làng Leng tham gia đi học biểu diễn cồng chiêng. Mỗi lần các nghệ nhân trong làng truyền dạy, các cháu đều tham gia đầy đủ. Đến nay, ngoài hai đội cồng chiêng nam và nữ, làng Leng đã có thêm một đội cồng chiêng trẻ em. Đây là những nghệ nhân tương lai của làng. Anh Đinh Ply, Bí thư chi bộ làng Leng còn cho biết thêm, ngày mới thành lập đội, chỉ một mình nghệ nhân Đinh Jram là biểu diễn thành thạo tất cả các bài chiêng truyền thống; ông đã cùng một nhóm nghệ nhân khác tham gia hướng dẫn cho các chị em luyện tập. Nhưng đến nay, các chị em trong đội đã tự giúp nhau luyện tập được rồi.
Khi được hỏi “tại sao các chị lại say mê luyện tập cồng chiêng và biểu diễn thành thạo nhiều bài chiêng đến vậy?”, chị Piar cũng như chị Jrech cho biết: “Ngày trước, từ thời Bok Núp, khi thấy đàn ông trong làng đánh chiêng thì các chị em trong làng cũng rất thích, cũng học theo được mấy bài. Sau khi thực dân Pháp đến, đàn ông trong làng tham gia đánh giặc, phụ nữ thì lo việc nương rẫy nên chẳng ai nghĩ đến cồng chiêng. Bây giờ, trong làng thành lập được đội cồng chiêng, thế là chị em rủ nhau đi học và biểu diễn...”. Chị Jrech còn chia sẻ, niềm vui lớn nhất của chị và đội cồng chiêng nữ là được biểu diễn tại quảng trường Đại Đoàn Kết (TP Pleiku, tỉnh Gia Lai) trong ngày khánh thành Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên.
Trước kia, Tây Nguyên chỉ có một đội cồng chiêng nữ của người Ê Đê Bih ở buôn Trấp, huyện Krông Ana (tỉnh Đắk Lắk). Họ đánh bộ chiêng Jho gồm 6 chiếc cồng và một trống. Nay, văn hóa phi vật thể Tây Nguyên ghi nhận thêm đội cồng chiêng nữ của người Ba Na ở làng Leng Tơpung, với đội hình lên đến hàng chục người, gồm: 5 chị đánh trống (4 người khiêng và 1 người đánh), 15 chị đánh cồng chiêng và 2 chị chơi chũm chọe... Có thể nói, việc bảo tồn và phát triển văn hóa cồng chiêng và việc thành lập đội cồng chiêng nữ làng Leng, xã Tơ Tung là việc làm hay. Hy vọng ngành Văn hóa các địa phương ở Tây Nguyên cũng thực hiện được như ở xã Tơ Tung.
Trung Đức
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Nam Dũng
14:20 11/12/2024(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.
Thái Hải
20:29 10/12/2024TC
19:05 10/12/2024Nguyễn Điểm
18:00 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024TC
23:39 09/12/2024Hải Hà
Trung Hà
Chính Bình
Chính Bình
Trung Hà
Trung Hà
PV
Hải Hà
ĐT
Văn Thanh
PV
Hải Hà