Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 05/04/2014 - 07:04
(Thanh tra) - “Sân khấu phía Nam rất chú trọng tới khâu trang trí, quảng bá vở diễn, trong khi, sân khấu miền Bắc hầu như bỏ hết, chỉ dựa vào đèn chiếu… Những chi tiết tưởng như đơn giản đôi khi lại hút được lượng khán giả không ngờ”, đó là những chia sẻ kinh nghiệm của NSND Phạm Thị Thành với PV Báo Thanh tra.
NSND Phạm Thị Thành.
PV: Khán giả thừa nhận một thực tế rằng, sân khấu kịch phía Nam luôn có đất sống, trong khi đó, phía Bắc nhiều đoàn nghệ thuật vẫn phải “lay lắt” qua ngày. Bà nghĩ như thế nào?
Điều so sánh này có phần đúng. Chẳng hạn dịp Tết vừa rồi, tôi vào TP. Hồ Chí Minh chơi và nhận thấy: Trong khi ngoài Bắc đóng cửa im ỉm thì ở phía Nam các rạp, trung tâm kịch diễn 1 ngày từ 2-3 suất. Tôi có đến xem tại Nhà hát Kịch Phú Nhuận, Công ty Nghệ thuật Sân khấu Thái Dương… Ở đó họ diễn chính kịch nhưng bao giờ cũng có những đoạn gây cười. Nghệ sĩ Thành Lộc hút khách ở chỗ diễn hài giỏi nhưng diễn bi cũng hay, cho nên rất đông khách. Còn ở Sân khấu Kịch Phú Nhuận thì đông khách hơn bởi NSND Hồng Vân hút khách với các vở diễn hài và ma. Đặc biệt, sân khấu phía Nam rất chú trọng tới khâu trang trí, trong khi, sân khấu miền Bắc hầu như bỏ hết, chỉ dựa vào đèn chiếu… Những chi tiết tưởng như đơn giản đôi khi lại hút được lượng khán giả không ngờ.
PV: Gần đây trên VTV1, giới thiệu nhiều tác phẩm chính kịch do các nhà hát dàn dựng. Đây có phải đất sống của các nhà hát kịch phía Bắc, thưa bà?
Quả là đời sống của chính kịch đang dần khởi sắc. Nhà hát Kịch Tổng cục Chính trị có gần 10 vở chính kịch đi hội diễn cũng đạt Huy chương Vàng, những vở diễn phần lớn phục vụ trong quân đội, chẳng hạn: Lũ quét (Nguyễn Quang Vinh), Cái chết chẳng dễ dàng gì (Xuân Đức); Chuyến tàu tốc hành trong đêm (Xuân Đức); Những người lính trận (Hà Đình Cẩn); Vòng tay bất tử (Lê Quý Hiền, Doãn Hoàng Giang dựng)…
Đơn vị được bao cấp hoàn toàn như Đoàn Kịch Công an có những vở: Quyết đấu giữa sương mù (Chu Lai); Đường đua trong bóng tối (Đăng Chương); Đông Du… Đoàn Kịch Trung ương có vở Anh Hùng và mỹ nhân (Lê Hùng); Chu Văn An (Bùi Vũ Minh); Tai biến (Xuân Đức, Anh Tú đạo diễn); Lâu đài cát (Đăng Chương, Anh Tú đạo diễn). Nhà hát Tuổi trẻ có Mùa hạ cuối cùng, Lời thề thứ chín, Nhà có 3 chị em, Mùa yêu đương, Cầu vòng lục sắc… Nhà hát Kịch Hà Nội có Tiếng đàn vùng mê Thảo, Mặt người thấp thoáng, Huyết lệnh, Ông không phải là bố tôi…
Rất nhiều vở chính kịch được dựng trong thời gian gần đây minh chứng sân khấu kịch không hề đi xuống.
PV: Nhiều nghệ sĩ chia sẻ rằng, “cứ đến hẹn lại lên”, khi có các hội diễn sân khấu, hay các kỳ liên hoan thì khán giả mới chịu đến rạp. Là người gắn bó nhiều năm với sân khấu, bà có chạnh lòng không, khi phần lớn nghệ sĩ không sống được bằng nghề?
Tôi thấy tình hình sân khấu bắt đầu có những bước hoạt động trở lại, tuy không phải khán giả tự đến, mà những người làm sân khấu phải tích cực đi tìm khán giả. Không riêng ở Nhà hát Tuổi trẻ, Nhà hát Kịch Trung ương hay Nhà hát Kịch Hà Nội… Các đơn vị đó vẫn diễn đạt kế hoạch, thậm chí vượt kế hoạch. Nhưng khán giả thì không rầm rộ như từng có một thời như thế.
Hoặc tổ chức các sự kiện như vừa rồi: Kịch Lưu Quang Vũ, cả nước về Hà Nội tham dự, tôi thấy buổi diễn nào cũng đông, cũng hết sạch vé. Sau đó tháng 11/2013, Hải Phòng lại tổ chức Liên hoan Sân khấu Chèo toàn quốc. Hơn 20 vở hôm nào cũng đông. Tôi có gặp một lãnh đạo của Hải Phòng, ông nói, chúng tôi vừa tổ chức giải bóng đá toàn quốc tại Hải Phòng, tưởng chừng khán giả tới rất đông, nhưng thực ra lại vắng. Khi tổ chức Liên hoan Sân khấu Chèo tưởng vắng lắm thì lại rất đông. Hôm nào cũng đầy rạp, hết vé.
Nhà hát Tuổi trẻ, Nhà hát Kịch Hà Nội… vẫn đi diễn các nơi. Nhà hát Nhạc Vũ Kịch mỗi tháng chỉ diễn 1 buổi opera và ballet vì không bán vé được. Thực tế đó đòi hỏi diễn viên phải đi làm những công việc khác, họ vẫn sống bằng nghề nhưng với nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ, tôi đi làm các chương trình lễ hội phải lấy một phần diễn viên các nhà hát tham gia.
Như Tuồng, làm sao diễn được nhiều, họ phải đi đến các đền, chùa, lễ hội để diễn. Chèo cũng vậy, phải diễn ở sân khấu nhỏ cho khách du lịch xem chứ bán vé rạp lớn là rất khó. Còn các nhà hát như Tuổi trẻ bán vé để khách tự đến cũng không phải dễ đâu, chỉ được dịp cuối tuần. Những ngày thường nhà hát cũng phải diễn hợp đồng hoặc đi diễn ở các nơi. Nhưng khi khán giả xem vẫn bị thu hút. Điều đó theo tôi là do các nhà hát chưa chú trọng khâu quảng bá, khâu này ở phía Nam họ làm rất tốt.
PV: Trân trọng cảm ơn bà!
Trà Vân thực hiện
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), ngày 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm.
Thái Hải
19:16 13/12/2024(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Nam Dũng
14:20 11/12/2024Thái Hải
20:29 10/12/2024TC
19:05 10/12/2024Nguyễn Điểm
18:00 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình