Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Điều tốt đẹp chẳng phai mờ

Thứ sáu, 09/12/2011 - 18:14

(Thanh tra) - Năm 1901, người Pháp đẩy mạnh công cuộc khai thác thuộc địa tại Đông Dương, nhiều việc lớn đã được bắt đầu ngay từ những ngày đầu thế kỷ như lập tỉnh Phan Rang, Phúc Yên, Phủ Lỗ; thành lập Công ty Hỏa xa Đông Dương; hoàn chỉnh dự án đường sắt Đông Dương - Vân Nam (Trung Quốc); mở rộng Hải Phòng; xây cảng Tu-răng (Tourane, nay là Đà Nẵng). Tại Hà Nội, thủ phủ Đông Dương, tuyến xe điện đầu tiên đã được đưa vào hoạt động và cũng trong năm này, Nhà hát Lớn bắt đầu khởi công.

Nhà hát Lớn Hà Nội ngày nay

35.000 cọc tre được đóng xuống vũng đầm, bê tông đổ dày 90cm để lót nền trước khi đổ móng bằng đá xanh. Toàn bộ công trình sử dụng 12.000m3 vật liệu, 600 tấn gang thép và khoảng 300 công nhân thường trực làm việc trong suốt 10 năm (từ năm 1901 đến năm 1911). Khi hoàn thành, công trình dài 87m, bề ngang trung bình 30m, phần đỉnh mái cao nhất cao 34m, và diện tích xây dựng khoảng 2.600m2. Tổng kinh phí của công trình là 2 triệu quan Pháp… Tất cả những con số ấy làm người ta không khỏi kinh ngạc về mức độ đầu tư cho một nhà hát ở thuộc địa cách xa Paris hàng trăm nghìn dặm vào những ngày đầu của thế kỷ 20, thậm chí nó còn trở thành đề tài để báo chí thời đó ở chính quốc bàn ra, tán vào.

Nhà hát Lớn Hà Nội đầu thế kỷ 20

Ban đầu, đây là nơi tổ chức các buổi hòa nhạc và các sự kiện của chính quyền thực dân, về sau, nó được mở rộng, người dân bản địa cũng được phép đặt chân vào bên trong để thưởng thức văn hóa Châu Âu với một điều kiện bắt buộc: Người An Nam phải mặc lễ phục khi vào trong khán phòng.

Ngày nay, Nhà hát Lớn Hà Nội không chỉ là một “căn nhà nghệ thuật lớn”, trở thành một biểu tượng văn hóa không chỉ của riêng người Hà Nội mà còn là niềm tự hào của nhân dân cả nước. Nhà sử học Dương Trung Quốc đã nói: Nhà hát Lớn Hà Nội không chỉ có giá trị đơn thuần về kiến trúc. Rộng hơn, từ đầu thế kỷ 20, đó cũng là nơi chứng kiến những cuộc “tiếp xúc” đầu tiên giữa Việt Nam với văn hóa, nghệ thuật phương Tây, cụ thể là âm nhạc và sân khấu.

Nhà hát Lớn Hà Nội được hai kiến trúc sư người Pháp là Broyer và V. Harley thiết kế, mang nhiều nét kiến trúc của nhà hát Gạc-nhe (Opéra Garnier) nổi tiếng ở Paris, về sau, trong quá trình xây dựng có sự tham gia sửa chữa của kiến trúc sư Francois Lagisquet trong quá trình xây dựng. Toàn bộ vật liệu được nghiên cứu chi tiết để phù hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của vùng Bắc Kỳ. Đây là một nhà hát có quy mô đồ sộ với khán phòng lên tới 870 ghế. Đây là một con số cực lớn vào thời điểm đó, vì cho mãi đến những năm 40 của thế kỷ 20, cả Hà Nội mới có 132.145 người (theo Từ điển Hành chính – Quân sự của đô thị trong và ngoài nước Pháp, xuất bản năm 1949 ở Paris). Sau này, do chiến tranh, vào năm 1954, khi tiếp quản Hà Nội, cả thành phố mới có 53.000 dân.

Nhà hát Opera Garnier Paris - Nguyên mẫu của Nhà hát Lớn Hà Nội


Nhà hát Lớn Hà Nội không chỉ là nơi biểu diễn của các đoàn văn hóa nghệ thuật từ nước Pháp khi lưu diễn ở Đông Dương mà còn là nơi tổ chức nhiều sự kiện văn hóa. Cả tòa nhà là sự pha trộn của nhiều nét kiến trúc mà các nhà nghiên cứu kiến trúc đặt tên là Tân Cổ điển. Mặt chính nhà hát là hàng cột mang phong cách Ionic La Mã, phía trên nhấn bởi các mái chóp cong lợp ngói đá. Những đường cong của ban công và vòm cuốn phía trên lối vào lại mang phong cách Ba–rốc (Baroque), trong khi đó, phần mái đón lối vào cho người đi xe hơi ở hai mặt bên lại theo phong cách Art Nouveau.

Quảng trường phía trước mặt Nhà hát Lớn là giao điểm của 6 -7 đường phố lớn, là một địa điểm lý tưởng để tập trung quần chúng. Ngày 17/8/1945, buổi mít tinh do Tổng hội Viên chức tổ chức đã biến thành buổi ra mắt của Mặt trận Việt Minh tại quảng trường này.

Hai ngày sau, ngày 19/8, trong một cuộc mít tinh lớn của người dân Hà Nội, cờ đỏ sao vàng lớn nhất được treo trên tầng hai nhà hát và bà con tham dự mít tinh từ đây tiến về Phủ Khâm sai giành chính quyền.


Ngày 29/8/1945, đoàn quân giải phóng Việt Bắc về Hà Nội ra mắt tại Quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội.

Ngày 16/9/1945, tại Quảng trường Nhà hát Lớn đã diễn ra Tuần lễ vàng.

Đầu tháng 10/1945, tổ chức ngày Nam Bộ kháng chiến tại Quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội.

Ngày 2/3/1946, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa họp khóa đầu tiên tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Từ ngày 28/10 đến 9/11/1946, Quốc hội họp khóa I tại Nhà hát Lớn đã thông qua Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Và thế là, Nhà hát Lớn Hà Nội, từ một địa chỉ sinh hoạt văn hóa đã trở thành một chứng nhân lịch sử của Cách mạng Việt Nam trong suốt một thế kỷ qua.

Nhà hát Lớn Hà Nội hôm nay. Ảnh: Việt Hưng


Hôm nay, Hà Nội có một sự kiện lớn: Kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 năm ra đời Nhà hát Lớn. Trải bao thương hải tang điền, đến giờ không còn nhiều người nhớ khi xưa đây vốn chỉ là vùng đầm lầy của hai làng Thạch Tần và Tây Luông, thuộc tổng Phúc Lân, huyện Thọ Xương, Hà Nội. Có thể, Nhà hát Lớn còn tiếp tục tồn tại một trăm, hai trăm năm nữa, người ta thậm chí không còn nhớ nguồn gốc xuất xứ của tòa nhà này, nhưng chắc chắn một điều, nó đã trở thành một trong những biểu tượng máu thịt của người Tràng An. Người ta sẽ không quên điều đó.

Chia sẻ những suy nghĩ tại sự kiện Kỷ niệm 100 năm Nhà hát Lớn Hà Nội, một người con phương Nam đang công tác tại Hà Nội, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh nói: "Nhà hát Lớn năm nay kỷ niệm 100 năm. Có thể nói đây là một biểu tượng văn hóa vừa cổ kính, vừa hoành tráng. Tôi thấy đây là một niềm tự hào của dân tộc. Đây cũng là dịp để chúng ta nhớ về thời xưa và để thấy rằng những điều tốt đẹp không bao giờ phai mờ trong tâm thức của người Việt Nam".

Việt Hưng

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024
Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.

Thái Hải

20:29 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm