Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Điện Biên với chính sách về bảo tồn và phát triển văn hóa

Chu Gia

Thứ tư, 03/11/2021 - 22:50

(Thanh tra) - Theo UBND tỉnh Điện Biên, công tác bảo tồn di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, hiện toàn tỉnh có 67 di tích được kiểm kê và 27 di tích được cấp có thẩm quyền xếp hạng.

Lễ hội Tết hoa của người cống, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên. Ảnh: Mai Dung

Toàn tỉnh đã cắm 45 mốc khoanh vùng bảo vệ cho di tích lịch sử văn hóa Thành Bản Phủ; cắm 191 biển báo, biển chỉ dẫn các điểm di tích, công trình văn hóa, công trình công cộng trên địa bàn tỉnh; bảo tồn, tôn tạo di tích: Tháp Mường Luân, Tháp Chiềng Sơ, hang Mường Tỉnh, Thành Bản Phủ, động Pa Thơm, hang động Xá Nhè, Khó Chua La.

Sưu tầm bổ sung 12.403 hiện vật được quan tâm cho các đơn vị bảo tàng và ban quản lý di tích. Tổng kiểm kê nhằm nhận diện thực trạng di sản văn hóa phi vật thể của 18 dân tộc; có 12 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; xây dựng Hồ sơ Di sản “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam”, di sản “Nghệ thuật xòe Thái” đề nghị UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trong đó, di sản “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” đã được UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Ngoài ra, tỉnh đã tập trung bảo tồn một số di sản từ nguồn Chương trình Mục tiêu quốc gia về văn hóa như: Lễ Cúng cơm mới, cầu mưa, chém cổ dê (Xên Phắn Bẻ), lên nhà mới, Lễ cưới và đặt tên cho trẻ của dân tộc Thái, ngành Thái đen, lễ "Bun Huột Nặm" (Tết té nước) dân tộc Lào. Lễ Tết cổ truyền “Nào Pê Chầu” của dân tộc Mông, lễ "Ma khô" của người Mông Xanh; Hội Hạn khuống và bảo tồn nghề thêu, dệt thổ cẩm của người Thái. Lễ cầu mưa, Lễ  cầu mùa, cúng bản (Tê hrôi cung) của dân tộc Khơ Mú; Lễ “Tủ Cải” "Lễ Nhảy lửa" của dân tộc Dao; Lễ cưới truyền thống của dân tộc Hoa (Xạ Phang); nghệ thuật Xòe Thái, lễ hội đua thuyền đuôi én. Lễ Mừng cơm mới của dân tộc Lào, Xinh Mun; Lễ cúng bản, mừng cơm mới, cầu mùa của dân tộc Si La; Lễ cúng tổ tiên của dân tộc Cống; Lễ tết truyền thống” của dân tộc Hà Nhì.

Sưu tầm bảo tồn giá trị trang phục truyền thống các dân tộc thiểu. In hơn 200 cuốn sách chữ cổ dân tộc Thái, Dao, Lự.

Năm 2016 - 2020 có 20 nghệ nhân được phong tặng “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”.

Lễ mừng cơm mới của dân tộc Si La, bản Nậm Sin, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé. Ảnh: Mai Dung

Đến nay, toàn tỉnh có 93/129 xã có nhà văn hóa xã, phường, thị trấn (đạt 72%); 780/1441 bản có nhà văn hóa - khu thể thao thôn, bản, tổ dân phố (đạt 54%). Có 1.151 đội văn nghệ quần chúng và các câu lạc bộ văn hóa văn nghệ thường xuyên được tổ chức giao lưu góp phần thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.

Đặc biệt, chính sách phát triển thể dục, thể thao luôn được quan tâm thường xuyên và được tổ chức luyện tập, thi đấu, vui chơi như: Tó má háp, Tó má lẹ, Tó phại, Pít pó, kéo co, tung còn, đẩy gậy, tù lu, ném pao, bắn nỏ, giã bánh giày… phải kể đến là Lễ hội Hoa ban và Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, Lễ hội Thành Bản Phủ, Lễ hội Đua thuyền đuôi én, Lễ hội chọi bò và các giải thi đấu khác.

Các trò chơi: Tung còn, Kéo co, Đẩy gậy, Tu lu, Bắn nỏ đã được đưa vào trong các kỳ Đại hội Thể dục thể thao toàn tỉnh.

Giai đoạn 2016-2020 đào tạo, tập huấn gần 10 môn thể thao với trên 500 lượt vận động viên, trong đó trên 2/3 là vận động viên người dân tộc thiểu số. Thành tích đạt được hằng năm gần 50 huy chương các loại. Có 3 vận động viên là người dân tộc thiểu số đạt kiện tướng, cấp I quốc gia, 01 vận động viên xuất sắc được UBND tỉnh tặng bằng khen tại Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Điện Biên năm 2020.

Chính sách phát triển thể dục, thể thao luôn được quan tâm thường xuyên và được tổ chức luyện tập, thi đấu. Ảnh: Mai Dung

Theo thống kê, toàn tỉnh có 11 bản văn hóa tổ chức các dịch vụ phục vụ khách du lịch như: giao lưu ẩm thực, văn hóa văn nghệ, sản xuất hàng thổ cẩm truyền thống...

Bên cạnh đó, các hộ gia đình tại các bản văn hóa đã chủ động tham gia có hiệu quả vào một số hoạt động như cải tạo và vệ sinh nhà ở, sản xuất hàng thủ công truyền thống, tham gia các hoạt động đón và phục vụ khách du lịch, một số mô hình homestay tại các bản (homestay Mường Then, homestay Phương Đức) hoạt động hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu ăn, nghỉ và trải nghiệm của du khách.

Cải tạo nâng cấp các tuyến đường phục vụ phát triển kinh tế xã hội và du lịch: Tuyến Pom Lót - Mường Luân - Chiềng Sơ; Nà Tấu - Mường Phăng; Tà Lèng - Mường Phăng; Km45 - Nà Hỳ; Mường Nhé - A pa chải...

Số lao động hoạt động du lịch cộng động 400 người (trong đó trực tiếp 210 người, gián tiếp là 190 người) cùng với đó có nhiều người dân được tham gia và có thu nhập thêm từ phục vụ khách du lịch. Số lượng, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động công nghiệp, dịch vụ.

Tổ chức và tham gia 25 chương trình giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch Điện Biên tại các sự kiện, hội chợ du lịch, lễ hội, liên hoan ẩm thực trong và ngoài tỉnh; gần 3.000 tin bài, phóng sự trên các kênh truyền thông.

Quảng bá hơn 2.000 buổi trên hệ thống màn hình điện tử (Led) ngoài trời và 290 buổi biểu diễn các hoạt động văn hóa, văn nghệ; lắp đặt, duy trì quảng bá 4 biển quảng cáo tấm lớn về du lịch Điện Biên, 6 biển công bố quy hoạch khu du lịch quốc gia Điện Biên Phủ - Pá Khoang.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bình Định: Phát triển thể dục, thể thao vùng miền núi

Bình Định: Phát triển thể dục, thể thao vùng miền núi

(Thanh tra) - Nhằm nâng cao sức khỏe, tinh thần và tạo sân chơi lành mạnh cho đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, tỉnh Bình Định đã có nhiều giải pháp phát triển phong trào thể dục, thể thao trong các ngày hội, liên hoan, giao lưu ở các huyện miền núi và nơi có đồng bào DTTS sinh sống.

N. Phê - L. Bình

13:19 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm