Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Dải Yếm Mộc Châu

Thứ hai, 09/05/2011 - 15:33

(Thanhtra) - Du khách đến cao nguyên Mộc Châu có thể xuất phát từ Hà Nội theo tuyến Quốc lộ 6 (Hà Nội - Hòa Bình - Mộc Châu - Sơn La) khoảng 173 km.

Nằm ở độ cao 1.050 m so với mặt nước biển, Cao nguyên Mộc Châu thuộc địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, cách Hà Nội gần 200 km về phía Tây Bắc, là cao nguyên lớn trải dài khoảng 80 km, rộng 25 km với diện tích đồng cỏ khoảng 1.600 ha. Do đặc trưng của khí hậu cận ôn đới, mùa hè ở Mộc Châu nhiệt độ cao nhất ban ngày khoảng 30 - 32oC, ban đêm nhiệt độ xuống khoảng 24 - 26oC. Vào mùa đông, thời tiết ở Mộc Châu rất lạnh, đôi khi có băng tuyết.

Cao nguyên Mộc Châu là nơi hội tụ đầy đủ các hệ sinh thái tiêu biểu của Việt Nam như: Thảo nguyên, suối nước nóng, rừng nhiệt đới, hệ sinh thái rừng nguyên sinh với trên 100 loài động, thực vật quý hiếm (trong tổng số 2.320 loài đang sinh sống). Bốn mùa ở Mộc Châu có nhiều loài hoa khoe sắc như: Hoa đào, hoa trạng nguyên, hoa mận… Vùng đất Mộc Châu có tiềm năng để phát triển nhiều loại hình du lịch như: Du lịch sinh thái; du lịch nghỉ dưỡng; du lịch cộng đồng; du lịch thể thao - vui chơi giải trí...


Đến với vùng đất Tây Bắc này, bên cạnh việc thưởng ngoạn cảnh đẹp non sông cẩm tú của vùng biên cương Tổ quốc, du khách sẽ được hiểu thêm về những nét văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Sơn La bởi nơi đây có đến 12 dân tộc anh em cùng sinh sống với những sắc thái văn hóa độc đáo, riêng biệt.

Các địa danh như: Chùa Chiền Viện, Nhà tù và Bảo tàng Sơn La, hang Tát Tòng, hang Ké, suối nước khoáng nóng Bản Mòng... của Sơn La hiện nay là những điểm đến thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước. Vào mùa xuân, Sơn La càng rộn ràng hơn với những lễ hội theo phong tục của các dân tộc vùng cao như trò chơi tung còn tìm bạn, tìm duyên của người Tày và lễ hội Hoa Ban của người Thái.

Mộc Châu còn có thác Bản Vặt, một thác nước nổi tiếng, nơi gắn liền với lịch sử cư trú từ rất xa xưa của người Thái ở vùng đất Mường Sang xưa và là Mộc Châu ngày nay. Thác Bản Vặt còn có các tên gọi khác là thác Nàng hay thác Dải Yếm, bởi dòng thác này được hình dung tương tự như dải yếm của người thiếu nữ.


Từ ngã ba cửa khẩu Pa Háng, đi bằng ô tô theo đường chính hoặc dọc theo suối khoảng 4 km đến chỗ hợp lưu hai con suối sẽ đến thác Dải Yếm thuộc xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, cách thị trấn nông trường Mộc Châu 3 km

Thác Dải Yếm, cái tên mềm mại, gợi hình như sinh ra từ một truyền thuyết đẹp và buồn về tình yêu. Tương truyền, tên Dải Yếm bắt nguồn từ truyền thuyết dòng thác là dải yếm của người con gái cứu chàng trai thoát khỏi dòng nước lũ. Thác ngày đêm đổ xuống trắng xóa, ầm ào, không chỉ mang đến cho du khách sự thích thú trước một khung cảnh vừa huyền bí vừa kỳ vĩ của đất trời mà còn cảm giác sảng khoái khi được hòa mình vào những ngọn gió mang hơi nước mát lành.

Dải Yếm có chiều cao khoảng trên dưới 100 m, chia làm hai nhánh, một bên có tới 9 tầng, như “chín bậc tình yêu” trong truyền thuyết; một bên 5 tầng, 2 thác nằm cách nhau khoảng 200 m.


“Đến cao nguyên Mộc Châu, du khách có cơ hội được thưởng thức những món đặc sản như: Chè tuyết, bánh sữa, thịt lợn gác bếp…”
Từ nguồn nước trong núi đùn lên, tạo thành suối Vặt và chảy về đến thác nước, nơi du khách sắp xuống thăm quan có độ dài gần 5 km, lượng nước của suối có quanh năm, khi chảy đến đây dòng chảy bị chặn lại bởi một bức tường đá vôi, nước tràn ứ lên, chảy ngược lại, lượng nước ở đây cứ dâng lên và tràn về phía bờ thấp hơn và đổ xuống phía dưới và tạo thành thác nước và hòa vào dòng chảy của suối Bó Sập, một dòng suối lớn bắt nguồn từ Bản Bó Sập giáp biên giới Việt Lào chảy về đất Yên Châu.

Ngược theo dòng suối, đầu tiên du khách bắt gặp con thác thứ nhất. Dưới lòng suối Bó Sập là hàng ngàn viên đá, tảng đá có hình dáng khác nhau, trông thật lạ mắt, vào mùa đủ nước từ tháng 4 đến tháng 9 thì toàn bộ 70 m chiều rộng thác là một màn nước trắng xóa đổ xuống trông thật hùng vĩ, thơ mộng.

Thác nước thứ hai, cách thác nước thứ nhất 150 m về phía dưới càng làm cho du khách ngạc nhiên và thú vị hơn, vào mùa khô chỉ có một dòng chảy từ độ cao 50 m xuống triền đá phía dưới. Thảm thực vật trên đỉnh thác vô cùng phong phú, tạo cho khung cảnh rất hùng vĩ.

Thác ngày đêm đổ xuống trắng xóa, ầm ào không chỉ mang đến cho du khách sự thích thú trước một khung cảnh vừa huyền bí vừa kỳ vĩ của đất trời mà còn cảm giác sảng khoái khi được hòa mình theo những ngọn gió mát lành của thiên nhiên. 

Thác Dải Yếm đẹp nhất vào tháng 4 đến tháng 9 hàng năm bởi đây là mùa nước đủ, toàn bộ thác rộng 70 m là một màn nước trắng xóa đổ xuống vừa mạnh mẽ vừa hùng vĩ tạo ra cảnh quan thơ mộng.

Rời thác Dải Yếm, đi ngược trở lại quốc lộ 43 khoảng 600 m, quẹo  phải khoảng 300 m, du khách có dịp tìm hiểu nét sinh hoạt và đời sống của bà con ở Bản Vặt. Đây là một bản người Thái có từ rất lâu đời, gắn liền với quá trình lập bản của người Thái với các dòng họ lớn như: Sa, Hà, Hoàng... Người dân trong bản sẽ kể cho khách nghe về các truyền thuyết thành lập bản và các phong tục cổ xưa, tham quan nhà sàn và cách bài trí trong nhà người Thái, xem trang phục truyền thống và nghề dệt thổ cẩm địa phương.

Thụy Vy

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024
Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.

Thái Hải

20:29 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm