Theo dõi Báo Thanh tra trên
Văn Thanh
Thứ bảy, 04/06/2022 - 17:46
(Thanh tra) - Ngược TP Thanh Hóa về phía Tây khoảng 65km, qua đập Bái Thượng, bản Mạ, thị trấn Thường Xuân của người Thái, công trình thủy lợi thủy điện Cửa Đặt nổi tiếng chúng ta sẽ đặt chân đến đền thờ Cầm Bá Thước, nơi thờ tự một vị thủ lĩnh của đồng bào Thái trong phong trào Cần Vương.
Phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa Hoàng Bá Tường (trái ảnh) trao đổi với phóng viên Báo Thanh tra tại đền thờ Cầm Bá Thước. Ảnh: VT
Đền thờ Cầm Bá Thước nằm bên dòng sông Chu, tương truyền khi quân Pháp đưa đi hành hình qua làng Bùng, xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân, ông đề nghị xin xuống giải lao và cầm cây gậy chống xuống đất và bảo lớn: "Ta có mệnh hệ gì thì hãy nhớ ta đã từng qua đây". Vì thế, bị giặc Pháp xử bắn vào năm 1895, khi ông 36 tuổi, người dân địa phương đã lập miếu thờ nhiều nơi. Ngày nay, đền thờ Cầm Bá Thước được chính quyền địa phương, nhân dân xây dựng khang trang và là nơi thờ tự, hương khói nhằm tưởng nhớ đến vị thủ lĩnh tài ba của người dân tộc Thái.
Theo sử sách ghi lại, Cầm Bá Thước tên Thái là là Lò Cắm Pán, sinh năm 1858 tại bản Chiềng, Mường Chiềng Ván nay là xã Vạn Xuân, huyện miền núi Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Khi lên 8 tuổi, cha ông đã mời thầy về nhà để dạy chữ Hán. Nhờ vào học vấn giỏi, lại có mối quan hệ với các quan lại người Việt đang quản lý tại quê hương, nên khi lớn lên Cầm Bá Thước trở thành Thổ Ty và được triều đình nhà Nguyễn phong chức Bang Tá.
Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, Cầm Bá Thước đã đứng lên xây dựng nghĩa quân chống lại thực dân Pháp ở quê hương. Hoạt động của ông lan rộng khắp các vùng Ngọc Lặc, Như Xuân, Quan Hóa và Nghệ An. Những trận đánh của nghĩa quân do Cầm Bá Thước cầm đầu đã làm cho quân Pháp bị tổn thất nặng nề về người và vũ khí.
Ngày đó, Cầm Bá Thước nắm được lực lượng quân sự thổ binh, dân binh của hai châu Thường Xuân và Lang Chánh. Lực lượng nghĩa binh lúc đầu chủ yếu là đồng bào các dân tộc ở châu Thường Xuân. Sau này, ông đã liên kết được với nghĩa quân Hà Văn Mao ở xã Điền Lư, châu Quan Hóa và liên kết với nhiều thủ lĩnh trong phong trào Cần Vương lúc đó như Tôn Thất Thuyết, Trần Xuân Soạn, Tống Duy Tân, Cao Điền, Phan Đình Phùng… Ông được sự tin tưởng của Tôn Thất Thuyết là đại thần triều Nguyễn đã giúp đỡ vua Hàm Nghi phất cao ngọn cờ Cần Vương chống giặc Pháp của văn thân và nhân dân ta vào nửa sau thế kỷ XIX…
Trong suốt nhiều năm chiến đấu, nghĩa quân của Cầm Bá Thước đã kiên cường đánh giặc Pháp với hàng chục trận đánh lớn nhỏ, trong đó nổi tiếng là trận đồn Thổ Sơn ngày 6/2/1884. Trước tình hình này, quân đội Pháp tổ chức lực lượng nhằm mở cuộc tấn công lớn vào căn cứ trung tâm của nghĩa quân. Ngày 10/5/1895, quân đội Pháp đem 200 quân từ Trịnh Vạn tấn công vào trung tâm của nghĩa quân. Đây là trận đánh lớn cuối cùng của nghĩa quân. Sau 4 ngày tấn công dồn dập và phải chịu nhiều tổn thất nặng nề, quân giặc vượt qua được 3 phòng tuyến để đánh vào trung tâm của nghĩa quân. Trước lúc đó, ông đã nhanh chóng cùng nghĩa quân rút khỏi nơi khác.
Đúng lúc này, nghĩa quân cũng đã bị suy yếu, hầu hết các cứ điểm của nghĩa quân đều bị giặc Pháp chiếm đóng. Chúng săn lùng tìm bắt Cầm Bá Thước và binh sĩ còn lại. Trưa ngày 13/5/1895, Cầm Bá Thước cùng vợ con và 12 nghĩa quân thân tín xa vào tay giặc và bị hành hình...
Trao đổi với phóng viên Báo Thanh tra về nguồn gốc, lai lịch đền Cầm Bá Thước và phong trào Cần Vương, ông Hoàng Bá Tường, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa cho biết: Ngày đó, căn cứ của Cầm Bá Thước liên kết với nhiều cuộc khởi nghĩa khác của dân tộc ta như cuộc khởi nghĩa của cụ Phan Đình Phùng, Tống Duy Tân ở tận Nghệ Tĩnh. Sau này, Pháp phải dồn toàn lực mới tiêu diệt được căn cứ của nghĩa quân Cầm Bá Thước.
Hiện nay, quê hương của Cầm Bá Thước ở Lùm Nưa, xã Vạn Xuân vẫn còn dấu tích của Cầm Bá Hiển cũng là dòng giỏi họ Cầm ở vùng đất Châu Thường, nay là huyện Thường Xuân. Sau cuộc khởi nghĩa, đồng bào dân tộc Thái suy tôn, tôn thờ, làm đền thờ cúng Cầm Bá Thước. Trước đền thờ làm bằng tranh tre nứa lá, rồi được dựng lại có cả các con voi hiện vẫn còn lưu giữ ở đền. Cách đây khoảng gần 20 năm, khi làm hồ Cửa Đặt thì đền thờ Cầm Bá Thước được tu sửa, tôn cao lên, đẹp, thoáng đãng hơn. Trong khu vực quần thể đền thờ Cầm Bá Thước còn có khu vực thờ bà chúa Thượng Ngàn (bà chúa rừng) và đền thờ Đức Ông (bố Cầm Bá Thước). Đặc biệt, khu vực này cũng là nơi tiền thân thành lập chi bộ đầu tiên của huyện Thường Xuân.
Hiện nay, đây là điểm tâm linh, chiêm bái, tri ân công đức của các vị nhiên thần và nhân thần, đồng thời là điểm du lịch hấp dẫn của đồng bào dân tộc Thái với các dấu ấn về văn hóa cổ truyền, đặc biệt là nguồn gốc nghệ thuật, hoa văn thêu dệt vải vóc, truyền thuyết về nàng Han từng giúp vua cứu nước, thác trai gái thể hiện tình yêu đôi lứa...
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hạn mức đất giao cho tổ chức tôn giáo trên địa bàn TP HCM từ 1.000-5.000 m2 tùy địa phương.
Uyên Uyên
12:19 12/10/2024(Thanh tra) - Sáng 19/5, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế chùa Tam Chúc đã diễn ra các nghi thức trang trọng của Đại lễ Phật đản (Phật lịch 2568 - Dương lịch 2024).
Trà Vân
18:58 19/05/2024Trà Vân
22:32 02/03/2024Trà Vân
23:53 23/06/2023Trà Vân
09:07 28/05/2023Trà Vân
11:20 31/12/2022Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân