Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trà Vân
Thứ năm, 30/06/2022 - 16:34
(Thanh tra) - Việc cúng dường qua ví điện tử là hình thức mới. Khác với thói quen và văn hóa truyền thống trong cúng dường bấy lâu nay, nhiều người sẽ chưa quen với hình thức này nên Giáo hội Phật giáo Việt Nam chỉ đặt vấn đề thử nghiệm. Giáo hội vẫn tiếp tục áp dụng hình thức cúng dường "không tiền mặt" này.
Cúng dường qua ví điện tử: Có minh bạch được tiền công đức? Ảnh: Kỳ Sơn
Nhiều chùa thử nghiệm cúng dường qua ví điện tử
Việc thử nghiệm cúng dường qua ví điện tử được Giáo hội Phật giáo Việt Nam bắt đầu thí điểm ở một số chùa lớn từ Tết Nguyên đán Tân Sửu, tháng 1/2021.
Ban đầu chỉ có vài chùa tham gia như: Phúc Khánh (Hà Nội), Yên Tử (Quảng Ninh), Bái Đính (Ninh Bình), Tam Chúc (Hà Nam), Phật Tích (Bắc Ninh), Đại Tuệ (Nghệ An)... Sau đó ghi nhận hơn 30 chùa tham gia.
Hiện Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiếp tục duy trì hình thức này ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước như chùa Yên Phú (Hà Nội), các chùa Bút Tháp, Đồng Kỵ, Phật Tích (Bắc Ninh), chùa Giác Ngộ (TP HCM), thiền viện Phước Sơn (Đồng Nai), thiền viện Trúc Lâm Phương Nam (TP Cần Thơ)...
Ngoài việc giúp Phật tử được thuận lợi cúng dường, việc cúng dường qua ví điện tử còn có ích lợi quan trọng khác là giúp dễ dàng minh bạch được số tiền công đức và khắc phục các tồn tại trong văn hóa lễ chùa...
Bấy lâu nay, việc quản lý hòm công đức và minh bạch tiền công đức không phải nơi đâu cũng sẵn sàng. Tuy nhiên, với ví điện tử thì việc minh bạch này hoàn toàn dễ dàng. Đây chính là lý do quan trọng nhất khiến Giáo hội Phật giáo Việt Nam muốn áp dụng hình thức cúng dường qua ví điện tử được rộng rãi hơn.
Sau khi tiến hành thử nghiệm, có nhiều ý kiến ủng hộ, đánh giá cao việc Giáo hội ứng dụng thành tựu chung của cách mạng số 4.0, mang lại lợi ích nhiều mặt.
Nhiều Phật tử trẻ cho rằng, việc cúng dường qua ví điện tử thay vì đặt tiền vào hòm công đức như trước đây chỉ đơn giản là thay đổi cách thức chuyển tiền phù hợp với xu hướng của thời đại chứ không làm thay đổi ý nghĩa của việc cúng dường.
Vì vậy, họ sẵn sàng lựa chọn hình thức này để hạn chế sử dụng tiền mặt, tiền lẻ vốn lâu nay kéo theo nhiều bất cập, gây những hình ảnh chưa được đẹp ở chốn cửa Phật khiến nản lòng nhiều người.
Trong khi đó, quan sát tại các chùa có thí điểm cúng dường qua ví điện tử thời gian qua cho thấy những người lớn tuổi vẫn chọn cách thức "truyền thống" là đặt tiền giọt dầu vào hòm công đức, trên ban thờ... Đa số những tín đồ này cho biết lý do là vì thói quen đã ăn sâu của người lớn tuổi và vì hạn chế công nghệ hiện đại của họ chứ không phải vì họ "ác cảm" với hình thức cúng dường mới.
Dù còn có một số ý kiến không đồng tình với cách thức cúng dường mới mẻ này, nhưng Giáo hội lắng nghe, ghi nhận.
Nhiều tăng, ni chia sẻ, thay đổi thói quen, tập tục văn hóa là một quá trình dài. Số lượng người sử dụng hình thức này không nhiều nhưng giáo hội xác định đây là một xu thế của xã hội chuyển đổi số, Hàn Quốc, Trung Quốc và một số nước đang sử dụng rộng rãi nên Giáo hội sẽ nghiên cứu và đánh giá kỹ lưỡng, cũng như chuẩn bị các giải pháp kỹ thuật để đảm bảo trọn vẹn nhất ý nghĩa của thực hành pháp cúng dường.
Trên 100.000 người từng cúng dường qua ví điện tử
Theo thống kê của MoMo, qua hơn 6 tháng triển khai thí điểm đã ghi nhận khoảng 100.000 lượt công đức qua ví điện tử, với số tiền vài trăm triệu đồng.
Ông Lê Hùng Cường - Giám đốc Cấp cao phát triển kinh doanh kiêm Trưởng Đại diện Văn phòng miền Trung của ví MoMo - cho biết số chùa tham gia chương trình thử nghiệm này đang tiếp tục gia tăng. Tính đến thời điểm hiện tại có 50 chùa trên toàn quốc đang thử nghiệm (miền Bắc: 29 chùa; miền Trung: 8 chùa và miền Nam là 13 chùa). Số người sử dụng hình thức cúng dường online lên gần 100.000 người và có xu hướng tiếp tục tăng.
Cũng liên quan tới hình thức công đức qua ví điện tử, dịp lễ Phật đản năm 2021, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng kêu gọi từ thiện trên ứng dụng ví điện tử và thu được khoảng 200 triệu đồng trong 1 tháng để làm Chương trình từ thiện "Bữa cơm cho em" tại tỉnh Điện Biên.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hạn mức đất giao cho tổ chức tôn giáo trên địa bàn TP HCM từ 1.000-5.000 m2 tùy địa phương.
Uyên Uyên
12:19 12/10/2024(Thanh tra) - Sáng 19/5, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế chùa Tam Chúc đã diễn ra các nghi thức trang trọng của Đại lễ Phật đản (Phật lịch 2568 - Dương lịch 2024).
Trà Vân
18:58 19/05/2024Trà Vân
22:32 02/03/2024Trà Vân
23:53 23/06/2023Trà Vân
09:07 28/05/2023Trà Vân
11:20 31/12/2022Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân