Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 08/08/2010 - 17:35
Ông Dũng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn (phó tổng giám đốc) trực tiếp nhận tiền để làm một việc vì lợi ích của người đưa hối lộ.
Xung quanh vụ nguyên phó tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Đoàn Tiến Dũng cùng thuộc cấp Trần Thị Thanh Bình được VKS chuyển từ tội nhận hối lộ sang tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi đã có nhiều quan điểm trái chiều từ giới luật học.
Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của nguyên Chánh Tòa hình sự TAND Tối cao Đinh Văn Quế.
Tội nhận hối lộ (Điều 279 BLHS) và tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đến người khác để trục lợi (Điều 283 BLHS) có nhiều dấu hiệu giống nhau nên các cơ quan tố tụng và người tiến hành tố tụng hay bị nhầm lẫn.
Cụ thể, người phạm hai tội này đều có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình; đều trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào. Tuy nhiên, người nhận hối lộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm hoặc không làm một việc theo yêu cầu của người khác, còn người lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi không trực tiếp làm hoặc không làm mà chỉ thúc đẩy người khác làm.
Chỉ đạo cấp dưới
Trở lại với vụ BIDV, theo VKS thì ông Dũng với chức vụ là phó tổng giám đốc BIDV Việt Nam dù không còn trực tiếp xử lý khối tài sản này nhưng đã lợi dụng công ty của ông Khánh gặp khó khăn để yêu cầu BIDV Hải Phòng (cấp dưới) phải giải ngân cho công ty của ông Khánh.
Nếu dừng lại ở đây, nhiều người sẽ lầm tưởng ông Dũng chỉ có hành vi thúc đẩy nguyên phó giám đốc BIDV Hải Phòng Trần Thị Thanh Bình thực hiện theo yêu cầu của ông Khánh. Nhưng thực tế không phải như vậy. Ông Khánh yêu cầu ông Dũng với tư cách là người có chức vụ, quyền hạn giải quyết theo yêu cầu của ông Khánh; ông Dũng đã chỉ đạo bà Bình thực hiện những yêu cầu của ông Khánh, việc này không phải là hành vi thúc đẩy mà là hành vi làm theo yêu cầu của ông Khánh.
Thúc đẩy là hối thúc người khác làm, còn mình không tham gia làm bất kỳ việc gì theo yêu cầu của người đưa tiền. Nếu hồ sơ vụ án thể hiện ông Dũng chỉ nhờ bà Bình giải quyết giúp ông Khánh, còn bà Bình làm gì, làm thế nào ông Dũng không biết thì hãy nghĩ đến chuyện ông Dũng chỉ thúc đẩy. Nhưng nội dung vụ án lại thể hiện ông Dũng đã ra lệnh cho BIDV Hải Phòng thực hiện; thể hiện mối quan hệ giữa ông Dũng với ông Khánh đã có từ khi ông Dũng còn làm giám đốc BIDV Hải Phòng. Sự việc xảy ra là cả một chuỗi hành vi kéo dài từ khi ông Dũng còn làm giám đốc BIDV Hải Phòng cho đến khi được bổ nhiệm phó tổng giám đốc BIDV Việt Nam.
Nhận hối lộ rõ ràng
Trong việc mua bán dự án kho bãi giữa hai công ty TNHH VK Hải Phòng và Dầu khí Anpha Hải Phòng, ông Dũng yêu cầu ông Khánh phải chi tiền, sau đó ông Dũng chỉ đạo bà Bình nhận ba lần tổng cộng 5,2 tỉ đồng. Đáng chú ý: Tháng 1-2010, ông Khánh tiếp tục gặp ông Dũng nhờ chỉ đạo BIDV Hải Phòng giải ngân số tiền còn lại cho công ty của ông Khánh thì ông Dũng yêu cầu ông Khánh phải chi tiếp 1 tỉ đồng nữa. Ngày 2-2-2010, khi ông Dũng nhận 1 tỉ đồng của ông Khánh thì bị bắt quả tang. Chỉ tình tiết này thôi cũng đủ căn cứ xác định hành vi của ông Dũng là nhận hối lộ rồi!
Ông Dũng đã trực tiếp nhận tiền của người khác để làm theo yêu cầu của người đưa hối lộ, mà yêu cầu ở đây là “chỉ đạo Ngân hàng BIDV Hải Phòng giải ngân tiếp cho công ty của ông Khánh”. Chưa kể, ông Dũng còn có hành vi đòi hối lộ mà ông Khánh là người bị ép buộc, thể hiện ở tình tiết “phải chi tiếp 1 tỉ đồng thì mới chỉ đạo BIDV Hải Phòng giải ngân tiếp”. Hành vi chỉ đạo BIDV Hải Phòng giải ngân tiếp chính là hành vi “làm một việc theo yêu cầu của người đưa tiền”.
Việc ông Dũng làm đúng hay làm trái pháp luật không phải là dấu hiệu định tội nhận hối lộ bởi nhận tiền của người khác dù có làm đúng pháp luật theo yêu cầu của người đó cũng đã phạm tội này. Ví dụ: Một thẩm phán nhận tiền của bị cáo để cho bị cáo được hưởng án treo theo yêu cầu của bị cáo. Việc cho bị cáo được hưởng án treo có đúng Điều 60 BLHS đi chăng nữa thì hành vi của thẩm phán này cũng là nhận hối lộ.
Như vậy, ông Dũng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn (phó tổng giám đốc BIDV Việt Nam) trực tiếp nhận tiền để làm một việc vì lợi ích của người đưa hối lộ. Hành vi của ông Dũng đã phạm tội nhận hối lộ theo khoản 4 Điều 279 BLHS.
Việc VKS chuyển tội danh đối với ông Dũng theo chúng tôi là không chính xác!
(PL TPHCM)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ông Lữ Minh Thư, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Thanh Hóa vừa bị Bộ Công thương đưa ra hình thức kỷ luật với mức cảnh cáo, dù ông này mới đảm nhiệm chức vụ cục trưởng chưa lâu.
Văn Thanh
13:18 12/12/2024(Thanh tra) - Nhiều khu “đất vàng” tại các vị trí đắc địa của thành phố Hà Nội được giao cho các đại gia bất động sản phát triển dự án, nhưng sau nhiều năm vẫn bị bỏ hoang hoặc xây dựng dở dang, chậm tiến độ… khiến người dân không khỏi xót xa cho nguồn lực khổng lồ bị phung phí.
Đông Hà + Thanh Hoa
09:00 12/12/2024Bùi Bình
20:37 11/12/2024Trần Kiên
18:02 11/12/2024N. Phó - L. Bằng
17:24 11/12/2024PV
14:50 11/12/2024Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà
Văn Thanh
Bùi Bình
CB
Hải Hà
Chính Bình
Trọng Tài
Thái Hải
Hoàng Long