Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

“Trói” báo chí chống tiêu cực?

Thứ ba, 16/10/2012 - 07:07

(Thanh tra)- Hôm qua (15/10), Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng (MEC) phối hợp với Báo Pháp luật TP HCM tổ chức Hội thảo “Khuôn khổ báo chí phòng, chống tham nhũng” (PCTN). Diễn ra trước thời điểm Kỳ họp thứ 4 Quốc hội Khóa XIII sẽ thảo luận, thông qua Dự thảo Luật PCTN sửa đổi, hội thảo đã thu hút đặc biệt sự quan tâm của báo giới về những quy định được coi là có thể “trói” báo chí đấu tranh chống tiêu cực…

Khoản 4, Điều 101 Dự thảo Luật PCTN sửa đổi quy định: “Cơ quan báo chí, PV đưa tin về hành vi tham nhũng có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phục vụ cho việc xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng”...

Nhiều ý kiến cho rằng, quy định này mâu thuẫn với Luật Báo chí. Điều 7 Luật Báo chí quy định: “PV, nhà báo và cơ quan báo chí có quyền và nghĩa vụ không tiết lộ tên người cung cấp thông tin nếu có hại cho người đó, trừ trường hợp có yêu cầu của Viện trưởng Viện KSND hoặc Chánh án TAND cấp tỉnh và tương đương trở lên cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm nghiêm trọng” (chỉ được truy nguồn tin để phục vụ việc truy tố, xét xử một vụ án hình sự có tội danh vào khung hình phạt từ 7 năm tù giam trở lên).

Các đại biểu đã thảo luận, làm rõ thực trạng thực thi và thống nhất thực hiện nghiêm túc Điều 7 Luật Báo chí, nhất là điều khoản cung cấp danh tính nguồn tin; phân tích tính hợp lý, hợp lệ của yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu mà Điều 101 Dự thảo Luật PCTN sửa đổi đặt ra. Các chuyên gia pháp lý cũng thảo luận về tác động của Dự thảo đối với người tố cáo, với hiệu quả công tác PCTN của báo chí nếu được thực thi...

Phần lớn các đại biểu đều tỏ ý băn khoăn hoặc chưa đồng tình với quy định tại của khoản 4, Điều 101 vì e ngại nguy cơ lạm quyền và hạn chế việc báo chí thực thi chức năng giám sát, phản biện xã hội, đấu tranh chống tiêu cực. Đồng thời, bày tỏ sự đồng thuận với việc Ban Tổ chức Hội thảo chuyển các nội dung đã thống nhất lên Quốc hội và Chính phủ đề nghị bỏ khoản 4 nói trên, tiếp tục thực hiện nghiêm quy định tại Điều 7 Luật Báo chí.

Theo ông Hoàng Nghĩa Nhân, Phó Trưởng Văn phòng Đại diện Báo Pháp luật TP HCM tại Hà Nội: “Quy định của khoản 4 nói trên sẽ “trói” báo chí trong công tác PCTN và bảo vệ nguồn tin. Việc sửa đổi, bổ sung Luật PCTN về nghĩa vụ của báo chí trong phối hợp, cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng đã được Ủy ban Tư pháp của Quốc hội “lưu ý” là cần xử lý rõ ràng, tránh xung đột, mâu thuẫn với các nguyên tắc pháp lý và chuẩn mực đạo đức về bảo vệ nguồn tin của nghề báo. Các cơ quan báo chí trước hết phải chịu sự điều chỉnh của Luật báo chí. Câu hỏi phải giải đáp là quy định của Dự thảo có phù hợp không? Nếu không thì độ vênh với luật chuyên ngành (Báo chí) thế nào, hậu quả pháp lý ra sao?

Đồng quan điểm, nhà báo Bá Kiên - Trưởng Ban Kinh tế, Báo Tiền Phong bổ sung: “Thời điểm Luật Báo chí ban hành, quy định tại Điều 7 được coi là một trong những quy định tiến bộ, khá chặt chẽ và là chiếc bùa hộ mệnh giúp PV bảo vệ đạo đức nghề nghiệp, bảo vệ nguồn tin. Quy định của Dự thảo Luật PCTN sửa đổi đang có nguy cơ xâm phạm và phá vỡ quy tắc đúng đắn đó. Nếu được Quốc hội thông qua, nó sẽ là căn cứ để bất kỳ cơ quan Nhà nước nào (công an, thanh tra, kiểm tra...) đều có quyền đến cơ quan báo chí để yêu cầu cung cấp nguồn tin mà cơ quan báo chí sử dụng để đăng tin, bài về vấn đề tiêu cực, tham nhũng... Như vậy, quy định này sẽ trái Luật Báo chí và trái với chính Luật PCTN hiện hành. Vì Luật này có quy định về việc giấu tên cho người tố cáo tham nhũng nếu họ có yêu cầu. Khi đó, nó sẽ cản trở cuộc chiến chống tham nhũng và gây nguy hiểm cho người tố cáo, cung cấp nguồn tin tham nhũng khi bị lộ danh tính”. Vì thế, theo ông Kiên, cần bỏ ngay khoản 4 Điều 101.

Nói về vai trò của pháp luật về báo chí hỗ trợ hoạt động PCTN, ông Nguyễn Văn Hiếu - Trưởng phòng Pháp luật chính sách, Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra những dẫn chứng điển hình về tính xung kích của báo chí như các vụ: Năm Cam, Mai Văn Dâu, Mạc Kinh Tôn, Lương Cao Khải, Nguyễn Đức Chi, Lã Thị Kim Oanh, PMU 18, Đề án 112...

Ông Hiếu cho rằng, sức lan tỏa của báo chí là rất lớn khi phát hiện các vụ tham nhũng lớn để từ đó các cơ quan chức năng vào cuộc. “Điều 7 Luật Báo chí quy định rất rõ, vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ nhà báo và bảo vệ nguồn tin. Đây cũng chính là uy tín, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo, đặc biệt là các nhà báo chuyên về điều tra chống tiêu cực, tham nhũng”, ông Hiếu nhấn mạnh.

TS Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp nhận định: Bảo vệ nguồn tin phải vừa là pháp lý, vừa là đạo lý. “Nhiều luật có quy định về bảo vệ nguồn tin chứ không phải chỉ Luật Báo chí. Không thể đem những nguyên tắc tố tụng hình sự mà phủ nhận các điều luật cụ thể trong lĩnh vực chuyên ngành như báo chí. Quy định báo chí không tiết lộ nguồn tin là phổ biến trên thế giới và Việt Nam cũng phải hòa theo quy tắc chuẩn của thế giới thì mới có thể hội nhập” - ông Lộc khẳng định.

Trước tình hình ngày càng có nhiều nhà báo bị xâm phạm thân thể, tính mạng như hiện nay, bà Hà Kim Chi - Trưởng ban Kiểm tra, Hội Nhà báo Việt Nam kiến nghị: Cần đưa vào Luật hoặc Dự thảo Luật về việc coi hoạt động hành nghề, tác nghiệp của PV, nhà báo là đang thi hành công vụ đặc biệt thì mới có thể bảo vệ được họ. Bởi lẽ Luật Báo chí đã có hiệu lực, nhưng có nhiều PV đã và đang không được bảo vệ một cách hữu hiệu.


Hồng Minh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…

Hương Trà

07:00 14/12/2024
Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

(Thanh tra) - Trong năm 2024, qua công tác xác minh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận đối với 57 trường hợp (1 trường hợp không tiến hành xác minh do đã xin nghỉ việc), trong đó có 7 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) đúng và đầy đủ, 19 trường hợp có thiếu sót trong việc kê khai TSTN, 31 trường hợp vi phạm Điều 33 và Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng (có 1 trường hợp xử lý theo Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng).

Lâm Ánh

06:30 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm