Theo dõi Báo Thanh tra trên
Lê Phương
Thứ năm, 25/04/2024 - 10:55
(Thanh tra) - Trong báo cáo kết quả giải quyết và trả lời kiến nghị cử tri gửi sau kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Thanh tra Chính phủ cho biết, trong kỳ nhận được 28 kiến nghị, trong đó có 5 kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Trị, Bình Phước, TP Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng, do Văn phòng Chính phủ chuyển đến.
Ảnh: Lê Phương
Cử tri tỉnh Quảng Trị đề nghị Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực, lãng phí tại các ngành, các cấp; đồng thời, có giải pháp quyết liệt, có chế tài xử lý mạnh mẽ hơn nữa nhằm ngăn chặn có hiệu quả các vụ án gây thất thoát lớn như vụ án Vạn Thịnh Phát.
Đó cũng là băn khoăn của cử tri TP Hồ Chí Minh. Cử tri và nhân dân lo ngại khi tình trạng tham nhũng, tiêu cực vẫn xảy ra ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và ngày một tinh vi hơn. Một số tổ chức, cá nhân được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ chống tham nhũng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để tham nhũng, tiêu cực, làm giảm lòng tin trong nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Nhân dân mong muốn các cơ quan chức năng tiếp tục mở rộng điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức sai phạm, không bỏ lọt tội phạm, thông tin kịp thời, công khai, minh bạch kết quả điều tra để nhân dân biết và giám sát; tăng cường công tác PCTN, tiêu cực ở cấp địa phương, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư công.
Theo Thanh tra Chính phủ, trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, nhất là Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, tiêu cực, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo, công tác PCTN, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả quan trọng, có mặt cao hơn năm trước, sự phối hợp đồng bộ giữa công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đối với các vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực ngày càng chặt chẽ, có hiệu quả; gắn PCTN, tiêu cực với công tác tổ chức, cán bộ, xử lý nghiêm sai phạm theo quy định về kỷ luật của Đảng, Nhà nước và xử lý hình sự; khẳng định quyết tâm mạnh mẽ, “không ngừng”, “không nghỉ”, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” trong đấu tranh PCTN, tiêu cực.
Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế về phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng cũng tiếp tục được đẩy mạnh, từng bước hình thành cơ chế chặt chẽ để “không thể tham nhũng”.
Nhiều văn bản của Đảng, Nhà nước về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, quản lý kinh tế - xã hội, PCTN được ban hành và tổ chức thực hiện nghiêm túc, vừa để phòng ngừa, giáo dục, ngăn chặn, vừa là căn cứ để phát hiện, xử lý tham nhũng.
Đặc biệt, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành một số văn bản mới, quan trọng trong phòng ngừa và ngăn chặn tham nhũng.
Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đều được đẩy mạnh, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh nhiều sai phạm, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và bộ máy Nhà nước, góp phần tích cực nâng cao hiệu quả công tác PCTN, tiêu cực.
Cùng với sự phát triển của đất nước và quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, hành vi tham nhũng sẽ ngày càng tinh vi, phức tạp, khó lường hơn, tình trạng tham nhũng, tiêu cực trên một số lĩnh vực còn nghiêm trọng, phức tạp, công tác PCTN, tiêu cực vẫn còn những hạn chế, vướng mắc, khó khăn nhất định.
Thời gian tới, để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, vướng mắc, khó khăn, Chính phủ, các cơ quan chức năng tiếp tục tăng cường công tác PCTN, tiêu cực, kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng với quyết tâm chính trị, hành động mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả hơn nữa. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của Đảng, Nhà nước cả ở Trung ương và địa phương; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của nhân dân; thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự; tập trung kiểm soát chặt chẽ quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn để PCTN, tiêu cực.
Trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Tây Ninh về việc xem xét có quy định áp dụng việc không tính thời hiệu xử lý kỷ luật trong trường hợp xử lý trách nhiệm người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng góp phần tăng cường vai trò, trách nhiệm các cấp lãnh đạo, quản lý trong chỉ đạo, điều hành công tác PCTN tại cơ quan, đơn vị mình, Thanh tra Chính phủ cho biết, hiện nay, chưa có trong quy định pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, việc bổ sung nội dung nói trên có thể góp phần nâng cao tính răn đe trách nhiệm người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị. Do đó, Thanh tra Chính phủ xin tiếp thu và nghiên cứu trong quá trình tham mưu hoàn thiện pháp luật về PCTN, tiêu cực thời gian tới.
Cử tri tỉnh Bình Phước cho rằng thời gian qua, cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý nhiều vụ án tham nhũng với mức tiền tham nhũng cao nhưng chưa công khai kết quả xử lý các vụ án, theo Thanh tra Chính phủ, thông tin về kết quả xử lý tham nhũng nói chung và các vụ án tham nhũng nói riêng luôn được công khai theo quy định (tại các báo cáo công tác PCTN, tiêu cực hằng năm của Chính phủ, thông tin về kết quả các phiên họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, tiêu cực, công khai các bản án của tòa án khi xét xử các vụ án tham nhũng...).
Đối với kiến nghị của cử tri TP Đà Nẵng phản ánh, một số dự án trên địa bàn TP đang dừng hoạt động do liên quan đến các bản án, các kết luận kiểm tra, thanh tra, kiểm toán có khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành nhưng chưa được giải quyết, tháo gỡ, báo cáo của Thanh tra Chính phủ cho thấy, các khó khăn, vướng mắc tại một số dự án, đất đai trên địa bàn TP Đà Nẵng liên quan đến việc thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án đã được tổng hợp đưa vào Đề án “Phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, thành phố”.
Đề án đã tiếp thu ý kiến của đồng chí Tổng Bí thư, các đồng chí ủy viên Bộ Chính trị tại cuộc họp Bộ Chính trị ngày 27/12/2022 và ý kiến của các ban, bộ, ngành Trung ương để hoàn thiện; Ban Cán sự Đảng Chính phủ đã báo cáo, trình Bộ Chính trị cho ý kiến (lần 2) tại cuộc họp ngày 22/3/2024 của Bộ Chính trị. Trong thời gian tới, khi đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Thanh tra Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương sẽ triển khai tổ chức thực hiện…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ năm 2019 đến nay, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đã thực hiện 5 cuộc thanh tra trách nhiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng. Qua thanh tra, kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, hạn chế của các đơn vị.
Nhật Minh
13:57 22/11/2024(Thanh tra)- Bộ Nội vụ cho biết, sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn đã quy định rộng khắp các vấn đề dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và làm cơ sở quan trọng để tổ chức triển khai, thực hiện.
Phương Anh
06:00 22/11/2024Hoàng Nam
20:19 21/11/2024Trần Kiên
20:01 21/11/2024Thu Huyền
16:26 21/11/2024T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân
Nhật Minh
N. Phê - L. Bình
Trần Quý
Thái Hải
Văn Thanh