Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ ba, 30/07/2024 - 11:30
(Thanh tra) - Tổ chức, cá nhân có hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong xây dựng pháp luật sẽ bị kỷ luật, cho thôi giữ chức, miễn nhiệm, thậm chí xử hình sự, theo quy định của Bộ Chính trị.
Tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng pháp luật có thể bị xử hình sự. Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Sáng 30/7, Chính phủ phối hợp với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan liên quan tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai một số luật, nghị quyết của Quốc hội khoá XV.
Tại hội nghị, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu quán triệt Quy định số 178 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.
Quy định 178 vừa được Bộ Chính trị ban hành có 4 chương với 18 điều, quy định nguyên tắc kiểm soát; phương thức kiểm soát; các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức Đảng, của cơ quan, tổ chức, người đứng đầu, cán bộ, công chức, viên chức có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật.
Đáng chú ý, Quy định 178 dành 1 chương quy định rõ việc xử lý trách nhiệm khi để xảy ra hành vi vi phạm, tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.
10 hành vi tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng pháp luật
Theo Quy định 178, các hành vi tham nhũng trong công tác xây dựng pháp luật gồm:
- Cố ý chủ trì ban hành hoặc tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thể hiện lợi ích nhóm, cục bộ; cố ý trì hoãn việc đình chỉ, bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật vì mục đích lợi ích nhóm, cục bộ.
- Nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất hoặc các lợi ích khác dưới mọi hình thức để ban hành hoặc tác động đến cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật nhằm ban hành văn bản quy phạm có nội dung thể hiện lợi ích nhóm, cục bộ.
- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ cho người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật nhằm ban hành văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thể hiện lợi ích nhóm, cục bộ.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao trong công tác xây dựng pháp luật để định hướng truyền thông không bảo đảm khách quan và không đúng sự thật về nội dung chính sách trong công tác xây dựng pháp luật vì vụ lợi.
- Lạm quyền, câu kết với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác để trục lợi trong công tác xây dựng pháp luật
- Các hành vi tham nhũng, lợi ích nhóm, cục bộ khác trong công tác xây dựng pháp luật theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Quy định của Bộ Chính trị cũng nhận diện rõ các hành vi tiêu cực trong xây dựng pháp luật. Đó là:
- Cố ý không chấp hành nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục trong công tác xây dựng pháp luật hoặc cố ý che giấu, báo cáo không trung thực với cơ quan có thẩm quyền về tình hình thực tiễn, về nội dung ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc cố ý đưa những nội dung mới vào dự thảo văn bản khác với những chính sách hoặc nội dung đã được cấp có thẩm quyền thông qua mà không báo cáo cấp lãnh đạo có thẩm quyền dẫn đến văn bản quy phạm pháp luật không đảm bảo tính hợp hiến, tính hợp pháp hoặc tính thống nhất với hệ thống pháp luật hoặc có nhiều sơ hở và bị lợi dụng gây ra thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân.
- Thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý trong công tác xây dựng pháp luật; bao che, cố ý không báo cáo, không xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong cơ quan, tổ chức, địa phương do mình trực tiếp quản lý trong công tác xây dựng pháp luật.
- Móc nối, câu kết với các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị nhằm tuyên truyền tư tưởng, quan điểm trái với chủ trương, quy định của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật; thu thập, chuyển giao cho nước người hoặc tổ chức, cá nhân khác trái quy định của pháp luật các thông tin, tài liệu liên quan đến công tác xây dựng pháp luật; lợi dụng việc phản ánh, góp ý kiến, phản biện xã hội trong công tác xây dựng pháp luật để chống phá Đảng và Nhà nước.
- Các hành vi tiêu cực khác trong công tác xây dựng pháp luật theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung, có thể được miễn trách nhiệm
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm minh theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Với những hành vi chưa có quy định xử lý thì căn cứ vào Điều lệ và các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệ và quy định của các tổ chức đoàn thể để xử lý cho phù hợp.
“Trường hợp đã xử lý kỷ luật, nhưng xét thấy cần thiết thì cấp có thẩm quyền phải kiên quyết điều chuyển người vi phạm khỏi vị trí công tác đang đảm nhiệm, thay thế, cho thôi giữ chức, miễn nhiệm, từ chức, không bố trí công tác liên quan đến hoạt động xây dựng pháp luật.
Trường hợp vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật, không được giữ lại để xử lý nội bộ”, Quy định 178 nêu rõ.
Cấp uỷ, tổ chức Đảng để xảy ra hành vi vi phạm, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ thuộc phạm vi trách nhiệm, thẩm quyền lãnh đạo, chỉ đạo thì xử lý theo quy định của Đảng.
Người đứng đầu, thành viên cấp uỷ, tổ chức đảng, thành viên tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi vi phạm, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, phạm vi công việc mình được phân công trực tiếp quản lý, phụ trách thì xử lý theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Lãnh đạo cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị được xem xét loại trừ trách nhiệm trong một số trường hợp. Cụ thể: không được xin ý kiến hoặc đã có ý kiến không đồng ý với nội dung có tính chất tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Hoặc đã kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo áp dụng biện pháp để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật và không để xảy ra hậu quả của hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ.
Hoặc thuộc trường hợp được loại trừ trách nhiệm theo quy định của pháp luật về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Lãnh đạo cấp uỷ, tổ chức Đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị cũng được xem xét miễn, giảm trách nhiệm trong các trường hợp: Đã lãnh đạo, chỉ đạo áp dụng biện để ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ; thuộc trường hợp được xem xét miễn hoặc giảm trách nhiệm theo quy định của pháp luật về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
“Được xem xét miễn hoặc giảm hình thức kỷ luật nếu chủ động khai báo vi phạm và xin từ chức trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện, xử lý, trừ trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự”, theo Quy định 178.
Cũng theo Quy định 178, lãnh đạo cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị bị xem xét tăng trách nhiệm trong trường hợp phát hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật mà không lãnh đạo, chỉ đạo áp dụng các biện pháp tại quy định này, hoặc các biện pháp cần thiết khác để ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ.
Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật, gồm:
- Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc được giao trách nhiệm trong việc đề nghị xây dựng pháp luật, lập, thông qua, điều chỉnh chương trình xây dựng pháp luật, soạn thảo, lấy ý kiến, trình, tham gia góp ý, phản biện xã hội, thẩm định, thẩm tra, tiến thu, chỉnh lý, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức có thẩm quyền hoặc được giao trách nhiệm trong việc đề nghị, kiến nghị xây dựng pháp luật, lập, thông qua, điều chỉnh chương trình xây dựng pháp luật, soạn thảo, lấy ý kiến, trình, tham gia góp ý, phản biện xã hội, thẩm định, thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - “Nếu chống lãng phí thành công như chống tham nhũng thời gian qua thì đất nước nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình”, theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Mai Thị Phương Hoa.
Hương Giang
09:34 04/11/2024(Thanh tra) - Qua 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN), tỉnh Tiền Giang phát hiện 45 vụ việc tham nhũng, liên quan đến 142 cá nhân. Tổng số tiền thiệt hại được xác định hơn 17,8 tỷ đồng, đã thu hồi hơn 14,4 tỷ đồng, đạt 81,2%.
Cảnh Nhật
07:00 03/11/2024Văn Thanh
18:23 02/11/2024Hải Hà
19:32 01/11/2024Văn Thanh
15:56 01/11/2024Văn Thanh
14:03 01/11/2024Bùi Bình
Thái Hải
Trọng Tài
Uyên Uyên
Uyên Uyên
Hương Giang
Thành Nam
Nhật Minh
Thanh Hoa