Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Quy định về phòng, chống tham nhũng trong ngành Thanh tra (Tiếp theo kỳ trước)

Thứ ba, 18/01/2011 - 09:23

Điều 10. Công khai, minh bạch trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo (KN,TC)

1. Công khai, minh bạch trong giải quyết KN


a) Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử các quy định của pháp luật về KN và giải quyết KN; phân công chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ giải quyết KN; quyết định giải quyết KN; kết quả thực hiện các kiến nghị, quyết định giải quyết KN ngay sau khi người có thẩm quyền ký, duyệt;


b) Thông báo bằng văn bản đến người KN, người bị KN và cơ quan, tổ chức có liên quan hoặc công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông báo thụ lý giải quyết KN; quyết định xác minh KN; báo cáo kết quả xác minh nội dung KN; kết luận giải quyết KN; các văn bản chỉ đạo giải quyết KN ngay sau khi người có thẩm quyền ký, duyệt; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.


2. Công khai, minh bạch trong giải quyết TC


a) Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử quy định của pháp luật về TC và giải quyết TC; phân công chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, xử lý đơn, thư, tin TC ngay sau khi người có thẩm quyền ký, duyệt;


b) Thông báo bằng văn bản đến người TC; người bị TC; cơ quan, tổ chức có liên quan văn bản thông báo thụ lý giải quyết TC, quyết định xác minh nội dung TC, báo cáo kết quả xác minh, kết luận nội dung TC, quyết định xử lý TC, kết quả thực hiện các kiến nghị, quyết định xử lý TC theo quy định của pháp luật về TC.


Điều 11. Lưu trữ tài liệu giải quyết KN,TC


Thông tin, dữ liệu, tài liệu về chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ trong tiếp nhận, phân loại, xử lý, xác minh, kết luận, kiến nghị giải quyết, quyết định giải quyết KN, quyết định xử lý TC phải được lập và lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.


Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động giải quyết KN,TC.


1. Nhũng nhiễu, cản trở việc thực hiện quyền KN,TC.


2. Trì hoãn việc ra quyết định thụ lý giải quyết, xác minh, kết luận, kiến nghị giải quyết KN,TC.


3. Làm sai lệch hồ sơ vụ việc trong quá trình xác minh, kết luận, kiến nghị giải quyết KN,TC; báo cáo kết quả xác minh không đúng sự thật.


4. Kết luận, kiến nghị ra quyết định giải quyết KN, quyết định xử lý TC trái pháp luật.


5. Bao che cho người bị TC, người bị KN; tiết lộ thông tin về người TC.


6. Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, thủ trưởng cơ quan, đơn vị để giải quyết công việc của cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ giải quyết KN,TC.


7. Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.


Chương IV: Phòng, chống tham nhũng (PCTN) trong hoạt động PCTN


Điều 13. Yêu cầu PCTN trong hoạt động PCTN


1. Nắm tình hình phải có chương trình, kế hoạch được phê duyệt; thông tin, tài liệu thu thập, báo cáo phải được lập thành hồ sơ theo quy định.


2. Xây dựng, quản lý, sử dụng thông tin, dữ liệu về PCTN phải khoa học, khách quan, trung thực, đúng mục đích, đúng đối tượng; phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong quản lý, khai thác, cung cấp thông tin, dữ liệu PCTN.


3. Xác minh việc kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai phải đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, nội dung, thời hạn; kết quả xác minh bảo đảm khách quan, trung thực; báo cáo, cung cấp kết quả xác minh đúng quy định của pháp luật.


4. Báo cáo về công tác PCTN phải bảo đảm xác thực, khách quan và kịp thời.


5. Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật PCTN; thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng thực hiện theo quy định đối với hoạt động thanh tra.


6. Giải quyết TC trong hoạt động PCTN thực hiện theo quy định giải quyết TC.

(Còn nữa)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm