Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoàng Nam
Thứ năm, 27/03/2025 - 17:17
(Thanh tra) - Liêm chính là phẩm chất cốt lõi trong đạo đức công vụ, đặc biệt quan trọng đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trong lực lượng Công an Nhân dân – lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Chính vì vậy, giáo dục và thực hành liêm chính đóng vai trò rất quan trọng đối với cán bộ, chiến sĩ Công an Nhân dân, đặc biệt là đối với đội ngũ cán một số điều hành đạo, chỉ huy Công an Nhân dân.
Đại tá TS Nguyễn Đăng Sáu, Phó Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân. Ảnh: Hoàng Nam
Đó là ý kiến tham luận của Đại tá TS Nguyễn Đăng Sáu, Phó Giám đốc Học viện Cảnh sát Nhân dân tại Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề : “Giáo dục liêm chính với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam hiện nay - Lý luận và thực tiễn” diễn ra ngày 27/03/2025.
Theo Phó Giám đốc Học viện Cảnh sát Nhân dân, Công an Nhân dân là lực lượng trực tiếp thực thi pháp luật, bảo vệ quyền lợi của Nhân dân. Nếu người lãnh đạo, chỉ huy thiếu liêm chính, tham nhũng hoặc lạm quyền, họ sẽ làm mất lòng tin của nhân dân vào hệ thống công quyền, từ đó, ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội. Đặc biệt, xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ lực lượng Công an Nhân dân thường xuyên phải tiếp xúc với mặt trái của xã hội, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật. Do vậy, cán bộ, chiến sĩ Công an Nhân dân nói chung, cán bộ lãnh đạo, chỉ huy Công an Nhân dân nói riêng thường xuyên đối mặt với những cám dỗ và áp lực từ các thế lực tội phạm hoặc lợi ích nhóm. Liêm chính là “là chắn” giúp người lãnh đạo, chỉ huy tránh xa các hành vi sai trái, đồng thời giám sát và ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong nội bộ. Không phải ngẫu nhiên, lời dạy về liêm chính là diều dầu tiên trong Sáu điều Bác Hồ dạy Công an Nhân dân, “Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính”.
Trong Công an Nhân dân, liêm chính giúp lãnh đạo đưa ra quyết định dựa trên pháp luật và lợi ích chung, tránh lạm quyền, tham nhũng hay thiên vị. Một đội ngũ lãnh đạo liêm chính góp phần xây dựng hình ảnh Công an Nhân dân “vì nhân dân phục vụ”, tăng cường niềm tin của nhân dân, giảm thiểu tham nhũng và nâng cao hiệu quả công tác.
Thời gian qua, Đảng, Nhà nước và Bộ Công an đã triển khai nhiều chính sách, chương trình giáo dục, giám sát nhằm nâng cao liêm chính trong Công an nhân dân. Nhiều cán bộ lãnh đạo đã thể hiện tinh thần gương mẫu, góp phần xây dựng hình ảnh dẹp của lực lượng. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những biểu hiện thiếu liêm chính như tham nhũng, lạm quyền, lợi dụng chức vụ trục lợi. Các vụ việc điển hình như một số vụ lãnh đạo vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý hình sự cho thấy những sai phạm nghiêm trọng, tổn hại uy tín của Công an nhân dân và niềm tin của nhân dân.
Nguyên nhân chủ quan được Đại tá TS Nguyễn Đăng Sáu chỉ ra là từ việc cán bộ thiếu rèn luyện đạo đức, sa vào chủ nghĩa cả nhân. Nguyên nhân khách quan là do cơ chế giám sát chưa hiệu quả, chế tài xử lý thiếu răn đe, và môi trường xã hội nhiều tiêu cực. Bên cạnh đó, một số cán bộ chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của liêm chính, dẫn đến vi phạm đạo đức nghề nghiệp, làm suy giảm vai trò lãnh đạo của Đảng và de dọa sự ổn định của chế độ.
Đại tá TS Nguyễn Đăng Sáu, Phó Giám đốc Học viện Cảnh sát Nhân dân chia sẻ quan điểm tại Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: “Giáo dục liêm chính với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam hiện nay - Lý luận và thực tiễn”. Ảnh: Hoàng Nam
Để nâng cao liêm chính trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy Công an Nhân dân, Phó Giám đốc Học viện Cảnh sát Nhân dân đề xuất thực hiện đồng bộ 04 nhóm giải pháp, cụ thể:
Một là, tiếp tục tăng cường giáo dục liêm chính nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng và thái độ của cán bộ lãnh đạo, chỉ huy về liêm chính. Theo đó, cần có các chuyên đề về liêm chính gắn với các chương trình bồi dưỡng chức danh tại các học viện, trường Công an nhân dân, đảm bảo tính phù hợp và thực tiễn. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Sáu điều Bác Hồ dạy di vào thực chất, có chiều sâu hơn, chuyển mạnh từ “học tập” sang “làm theo” bằng những việc làm rất thiết thực, си thể hằng giờ, hằng ngày trong công tác, chiến dấu, phục vụ Nhân dân của cán bộ, chiến sỹ Công an Nhân dân.
Hai là, hoàn thiện cơ chế giám sát và xử lý các hành vi vi phạm liêm chính. Trong đó, cần xây dựng các cơ chế giám sát hiệu quả, có sự tham gia của nhiều tổ chức và cá nhân để giám sát các hoạt động của lãnh đạo, chỉ huy Công an Nhân dân. Điều này sẽ giúp phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm, đồng thời tạo động lực cho việc tu dưỡng đạo đức, giữ gìn liêm chính của người lãnh đạo. Đồng thời, thiết lập đường dây nóng và hộp thư điện tử bảo mật để cán bộ và nhân dân tố cáo các hành vi thiếu liêm chính. Đảm bảo danh tính người tố cáo được bảo vệ tuyệt đối và có cơ chế khen thưởng cho những tố cáo chính xác. Ban hành quy định cụ thể về mức xử lý đối với từng hành vi vi phạm liêm chính. Mọi trường hợp vi phạm phải được xử lý công khai, minh bạch, không có ngoại lệ, kể cả dối với cán bộ cấp cao.
Ba là, xây dựng văn hóa liêm chính trong lực lượng Công an nhân dân nhằm tạo môi trường làm việc khuyến khích và tôn vinh liêm chính trong toàn lực lượng. Nâng cao ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện của đội ngũ cán bộ, đảng viên; phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Ban hành quy định yêu cầu công khai các quyết định quan trọng (như bổ nhiệm, luân chuyển, điều động...) trên cổng thông tin nội bộ của đơn vị. Sử dụng các kênh truyền thông nội bộ (bản tin, website, mạng xã hội nội bộ) để lan tỏa các câu chuyện, tấm gương về liêm chính. Đồng thời, phối hợp với báo chí và truyền hình để tuyên truyền rộng rãi ra công chúng. Mọi ý kiến phản hồi từ cán bộ và Nhân dân phải được tiếp nhận và xử lý kịp thời.
Bốn là, tăng cường ứng dụng công nghệ trong giám sát liêm chính. Chẳng hạn, nghiên cứu triển khai lắp đặt camera và phần mềm giám sát tại các trụ sở làm việc, đặc biệt ở các bộ phận nhạy cảm; áp dụng phần mềm quản lý tài sản công và kê khai tài sản cá nhân cho cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, có tính năng cảnh báo khi phát hiện các giao dịch bất thường hoặc kê khai không trung thực...
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 31/3, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh (gọi tắt Ban Chỉ đạo tỉnh) tổ chức phiên họp thứ 11 để đánh giá kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo tỉnh trong quý I/2025; đề ra nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới. Ông Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh chủ trì phiên họp.
Văn Thanh
(Thanh tra) - UBND tỉnh Lai Châu vừa ban hành Kế hoạch số 1331 ngày 31/3/2025, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong công cuộc cải thiện và nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) của địa phương. Đây là một sáng kiến mang tính cách mạng, nhằm tạo điều kiện cho mọi tầng lớp Nhân dân được tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng, thực thi và giám sát các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, cải cách hành chính và quản trị Nhà nước.
Bùi Bình
Hương Giang
Văn Thanh
Hương Trà
Hoàng Long
Trần Quý
Trần Quý
Phương Anh
Nhóm PV
PV
Thu Anh
Nam Hà
Cao Huân
Trà Vân - Đình Tuệ
Phương Anh
Lê Hữu Chính
T.Thanh