Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 19/12/2017 - 13:37
Tại hội thảo “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với công tác phòng chống tham nhũng” sáng 18/12, nhiều đại biểu cho rằng, các vụ việc vừa qua được Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKT T.Ư) kết luận, trong đó có vụ bổ nhiệm ông Lê Phước Hoài Bảo (Giám đốc Sở KH&ĐT Quảng Nam) thực tế đều đã được thanh tra và kết luận “đúng quy trình”. Từ đó, các đại biểu đề nghị cần bổ sung chế tài xử lý trách nhiệm cán bộ thanh tra, kiểm toán để “lọt vi phạm”.
Tham nhũng tại Vinaline chấn động dư luận. Ảnh: PV
Vào bao nhiêu đoàn, sao vẫn để “lọt” vi phạm
Theo ông Nguyễn Đình Quyền, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đang có nhiều kẽ hở trong quản lý nhà nước, làm nảy sinh tham nhũng. “Chỉ với quy chế tuyển dụng một cô giáo mầm non, nhưng không chặt chẽ cũng dẫn đến tham nhũng. Chỉ một mũi tiêm phòng cho trẻ nhỏ, nhưng không có quy định cụ thể cũng dẫn đến tiêu cực. Bất cứ cơ chế nào có “xin- cho” mà không chặt chẽ thì cũng có thể phát sinh tham nhũng”, ông Quyền nói.
Theo ông Quyền để ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng thì phải xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực. Tuy nhiên, hiện nay, điều đáng lo ngại là vẫn chưa có cơ chế để kiểm soát quyền lực của cơ quan thanh tra, kiểm toán. “Trong vụ Vinashin, Vinaline, đã có tới 10 đoàn thành tra, kiểm toán vào nhưng không phát hiện ra gì, trong khi thực tế vi phạm lại cực kỳ nghiêm trọng”, ông Quyền phản ánh.
Cũng theo ông Quyền, khi sửa đổi Luật Phòng chống tham nhũng, ông đã đề nghị đưa vào quy định: “Nếu đoàn thanh tra, kiểm toán đã vào, đã thanh tra và kiểm toán mà không phát hiện gì, sau này các cơ quan khác phát hiện thì toàn bộ đội ngũ đó phải chịu kỷ luật và bị xử lý”. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được đưa vào. “Các anh vào mãi, vào bao nhiêu đoàn, khéo có trường hợp sau này cầm phong bì rồi nhưng khi phát hiện ra lại chẳng chịu trách nhiệm gì, đó là có vấn đề”, ông Quyền nói.
GS Trần Ngọc Đường, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cũng đồng tình với phân tích trên. Theo ông Đường, các vụ việc vừa qua được UBKT T.Ư kết luận, thực tế đều đã được thanh tra cả rồi. Ví dụ, vụ Lê Phước Hoài Bảo (Quảng Nam) trước đó Bộ Nội vụ đã thanh tra và khẳng định “đúng quy trình”. Từ bất cập trên, ông Đường đề nghị, với những vụ việc cơ quan chức năng đã kết luận, xử lý rồi nhưng dư luận không đồng tình thì Ủy ban MTTQ Việt Nam nên vào cuộc xem xét đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý tiếp.
Cần đột phá về công khai minh bạch
Theo bà Nguyễn Thị Bích Ngà, UBKT T.Ư, phải làm thế nào để chống tham nhũng thành phong trào. “Phong trào là thấy cái đúng phải bảo vệ, thấy cái sai phải đấu tranh”, bà Ngà nói. Tuy nhiên, theo bà Ngà “nói thì dễ”, nhưng qua nhiều vụ việc cụ thể mà UBKT T.Ư xem xét mới thấy “dưới cơ sở không đơn giản chút nào. Thấy cái đúng cũng không dám bảo vệ, thấy cái sai không dám đấu tranh”. Từ đó, bà Ngà đề xuất, MTTQ Việt Nam cần phảt huy vai trò trong việc này. Có giải pháp phát động, khơi dậy phong trào toàn dân cùng chống tham nhũng.
Từ thực tế công tác kiểm tra, xử lý cán bộ, bà Ngà phản ánh thực tế “qua xem xét các vụ việc với một số cán bộ, cán bộ cấp cao cũng có, đứng đầu tỉnh cũng có, tôi có cảm giác là họ trơ trẽn. Nhiều khi họp tôi cũng phát biểu tại sao lại có một người làm việc như thế, bí thư làm như thế, không thấy ngượng hay sao ấy, có vẻ trơ quá”, bà Ngà nói.
Cũng theo bà Ngà, tham nhũng là của người có chức có quyền, nhưng để họ tham nhũng được thì bộ phận xung quanh phải cùng hoạ vào thì mới làm được. Do đó, vấn đề đặt ra là làm thế nào để kịp thời phát hiện tất cả những vi phạm. “Nhiều đồng chí cấp cao khi đứng trước UBKT T.Ư cũng nói giá mà các đồng chí kiểm tra phát hiện sớm thì hậu quả không nặng nề”, bà Ngà cho hay.
Nhưng làm sao để phát hiện sớm các vi phạm, theo bà Ngà, phát hiện phải từ quần chúng nhân dân, chứ còn trong tổ chức thì một trong những cái suy thoái là “dĩ hòa vi quý”. “Thực tế vừa rồi có 2 ban thường vụ bị kỷ luật vì thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh mà lại hùa theo”, bà Ngà cho hay.
Theo ông Ngô Huy Cương, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, tham nhũng hiện nay đang ở mức độ rất nghiêm trọng nên cần có giải pháp mạnh, mang tính đột phá về công khai, minh bạch. “Tham nhũng như lũ chuột sợ ánh sáng ban ngày. Chúng rất sợ sự công khai, minh bạch nên cần tăng cường sự công khai, minh bạch để chống tham nhũng”, ông Cương nói. Ông Cương cũng đề nghị mạnh dạn bỏ tội đưa hối lộ để quan chức “không dám nhận hối lộ nữa”. Ông Nguyễn Đình Quyền cũng đồng tình với đề xuất trên khi cho rằng, nhiều trường hợp bị “buộc” phải đưa hối lộ, không đưa thì bị “bóp chết”, doanh nghiệp có thể bị phá sản. Do đó, phi hình sự hóa hành vi đưa hối lộ là hết sức cần thiết.
“Tham nhũng như lũ chuột sợ ánh sáng ban ngày. Chúng rất sợ sự công khai, minh bạch nên cần tăng cường sự công khai, minh bạch để chống tham nhũng”. Ông Ngô Huy Cương, Khoa Luật ĐH Quốc gia Hà Nội |
VĂN KIÊN (tienphong.vn)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 11/12, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Dũng đã ký Quyết định số 2965/QĐ-UBND về việc thành lập Ban chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí.
N. Phó - L. Bằng
17:24 11/12/2024(Thanh tra) - Ngày 11/12, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết đã có báo cáo công tác xét xử của TAND 2 cấp năm 2024 tại Kỳ họp lần thứ 9, HĐND tỉnh khóa 8, nhiệm kỳ 2021-2026.
PV
14:50 11/12/2024Hải Hà
14:50 11/12/2024Hải Hà
14:40 11/12/2024Thành Dương
22:33 10/12/2024Trần Quý
20:22 10/12/2024Văn Thanh
N. Phó - L. Bằng
Hương Giang
Hải Hà
Hương Giang
TC
Hải Hà
Trung Hà
Chính Bình
Chính Bình
Trung Hà
Trung Hà