Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đại biểu Quốc hội: “Chống lãng phí không phải đợi để bắt cho vào tù”

Hương Giang

Thứ hai, 26/07/2021 - 14:05

(Thanh tra) - “Tham nhũng đáng phê phán, đáng lên án, đáng nghiêm trị còn lãng phí thì phải hơn thế nữa”, từ nghị trường Quốc hội nêu, "chúng ta chống lãng phí không phải đợi để bắt cho vào tù. Chống lãng phí là để thực hành tiết kiệm, biết để đừng làm ra những việc gây lãng phí".

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (đoàn TP Hà Nội). Ảnh: Đ.X

Sáng ngày 26/7, Quốc hội thảo luận tại hội trường về nội dung quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2020 và việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020.

Nêu ý kiến, đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn TP Hà Nội) cho rằng, lãng phí có những việc thấy được, đo đếm được nhưng có nhiều việc không thể đo đếm được nếu không chú ý.

Đại biểu đơn cử việc văn bằng, chứng chỉ không hợp lý. Hay “việc đua nhau đi học, nhiều khi không biết học để làm gì cũng cứ học, vì thấy người bên cạnh học, người trong cơ quan học thì mình cũng học. Ngoại ngữ không cần thiết cũng học”, ông Trí nói.

Là cán bộ khoa học, ông Trí thấy ngoại ngữ hết sức cần thiết để làm việc chứ không phải “học để bằng cấp đẹp lên”.

Không chỉ thế, đại biểu đoàn TP Hà Nội thấy, có những chủ trương chính sách sai cũng gây ra lãng phí cực kỳ nhiều, không đo đếm được.

“Tham nhũng đáng phê phán, đáng lên án, đáng nghiêm trị còn lãng phí thì phải hơn thế nữa”, ông Trí nói và mong Đảng, Nhà nước quan tâm đến công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hơn nữa để nó ngang tầm với yêu cầu của cuộc sống, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, cử tri.

“Xót xa vô cùng khi thấy những mảnh đất rộng bỏ hoang hóa 3-5 năm, thậm chí 10 năm, nhân dân cử tri rất bức xúc. Chúng ta chống lãng phí không phải là đợi để bắt cho vào tù. Chống lãng phí là để thực hành tiết kiệm, biết để đừng làm ra những việc gây lãng phí. Cái đó, tôi nghĩ còn quan trọng hơn”, ông Trí phát biểu.

Từ đó, ông kiến nghị, phải đẩy mạnh giáo dục, truyền thông; phải coi tiết kiệm là lẽ sống, là đạo đức để mà sống, thực hành và quản lý xã hội.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP HCM) cho rằng, muốn tiết kiệm, chống lãng phí thực chất thì phải có kế sách bền vững, lâu dài, mọi nơi, mọi lúc. Nó phải trở thành thói quen, nếp sống của từng cá nhân trước khi trở thành yêu cầu của một cán bộ, công chức.

“Chống lãng phí, thực hành tiết kiệm phải bắt đầu từ giáo dục, từ mầm non, mẫu giáo”, đại biểu Nghĩa nói, ở các quốc gia phát triển, càng giàu càng tiết kiệm, trở thành nếp sống.

Đề nghị mở tiêm dịch vụ để người dân có điều kiện tiếp cận vaccine Tham gia thảo luận, đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP HCM) chia sẻ sốt ruột khi tình hình dịch COVID-19 ngày càng diễn biến phức tạp, biến thể Delta lây lan rất nhanh khiến số lượng ca nhiễm, ca tử vong ngày càng tăng cao. Cho rằng việc áp dụng các biện pháp giãn cách, phong tỏa là cần thiết, nhưng theo ông đây chỉ là giải pháp tạm thời. Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (đoàn TP HCM) . Ảnh: PV “Để giải quyết được chỉ có vaccine thôi”, ông Ngân nhấn mạnh và cho hay, hiện các nước đang tính toán tiêm mũi thứ 3, nên Việt Nam sẽ càng khó khăn trong tiếp cận vaccine. Vì vậy, đại biểu cho rằng cần phải quan tâm nghiên cứu vaccine trong nước và nhắc đến hai sản phẩm vaccine đang nghiên cứu, thử nghiệm là Nanocovax và Covivac. Theo ông Ngân, cùng với các ý kiến của hội đồng khoa học, hội đồng y khoa, cần mời thêm chuyên gia nước ngoài để thẩm định, trường hợp vaccine đảm bảo an toàn rồi thì cần bỏ qua một số công đoạn trong quy trình của Luật Dược để có vaccine của Việt Nam, sớm đạt dược miễn dịch cộng đồng. “Chúng ta phải tự chủ vaccine, để bảo vệ tính mạng nhân dân an toàn, tạo miễn dịch cộng đồng, giảm cách ly, phong tỏa, rồi các vấn đề sang chấn tâm lý trong dân. Khi đạt miễn dịch cộng đồng thì kinh tế của ta sẽ sớm hồi phục và phát triển, tỉ lệ người dân tiêm vaccine tăng thì ca nhiễm giảm và cũng giảm tối đa ca tử vong”, ông Ngân nhấn mạnh. Đại biểu đoàn TP HCM cũng đề nghị, cần quan tâm hơn đến việc triển khai tiêm cho người dân, mở thêm loại hình tiêm dịch vụ để mở rộng thêm kênh giúp người dân có điều kiện tiếp cận thêm nguồn vaccine này.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng tại Sơn La

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng tại Sơn La

(Thanh tra) - Sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2018, nhận thức, ý thức và trách nhiệm PCTN trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân tỉnh Sơn La ngày càng được nâng lên; công tác phòng ngừa tham nhũng được triển khai đồng bộ hơn; việc phát hiện và xử lý tham nhũng ngày càng chặt chẽ, khẩn trương.

Trần Kiên

07:00 23/11/2024
Chuyển biến tích cực trong công tác phòng, chống tham nhũng tại huyện vùng cao Mù Cang Chải

Chuyển biến tích cực trong công tác phòng, chống tham nhũng tại huyện vùng cao Mù Cang Chải

(Thanh tra) - Trong 5 năm qua, huyện vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, đã đạt được những thành tựu nổi bật trong công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN). Sự quyết liệt trong chỉ đạo của chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị và sự đồng lòng của người dân đã giúp công tác PCTN trên địa bàn huyện chuyển biến tích cực, tạo nền tảng cho sự minh bạch, công bằng và phát triển bền vững.

Bùi Bình

06:00 23/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm