Theo dõi Báo Thanh tra trên
Minh Quang
Thứ ba, 11/10/2022 - 21:50
(Thanh tra) - Bị cáo Trần Công Thiện cho rằng minh bị oan bởi nguồn vốn của Công ty Tân Thuận không phải vốn Nhà nước, và nguồn vốn vẫn được bảo toàn tăng trưởng so với trước đây.
Bị cáo Trần Công Thiện (thứ 2 từ trái qua) và các bị cáo tại tòa. Ảnh: TP
Ngày 11/10, Tòa án Nhân dân (TAND) TP.HCM tiếp tục tiếp tục xử sơ thẩm vụ án ông Tất Thành Cang (cựu Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM), Trần Công Thiện (cựu Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận) và 8 đồng phạm liên quan sai phạm chuyển nhượng 32 ha đất dự án Phước Kiển, huyện Nhà Bè và dự án khu dân cư Ven Sông, quận 7.
Hội đồng Xét xử (HĐXX) thông báo: Chỉ cho phép phóng viên chụp hình, ghi nhận hình ảnh chung của phiên tòa trong 10 phút đầu trước khi xét xử và không được ghi âm, livestream trong phiên tòa.
Tổng thiệt hại từ việc chuyển nhượng đất cả 2 dự án là trên là 735 tỷ đồng. Ông Trần Công Thiện, bị cáo buộc là chủ mưu, xuyên suốt các hành vi phạm tội.
Phiên xét xử trước đó (ngày 10/10) đối với bị cáo Trần Công Thuận, chủ tọa phân tích, việc Công ty Tân Thuận chuyển nhượng đất hai dự án cho Công ty Quốc Cường Gia Lai là sai, vì tài sản này của Công ty Tân Thuận có vốn Nhà nước.
Tuy nhiên, tại phiên tòa hôm nay, bị cáo Trần Công Thiện cho rằng, nguồn vốn của Công ty Tân Thuận là tài sản thuộc sở hữu của Đảng bộ TP, không phải vốn Nhà nước, thuộc quyền định đoạt của Đảng bộ TP theo Bộ luật Dân sự, nên ông không phạm tội quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí.
“Tôi rất tiếc vì không ai khuyến cáo khi chuyển nhượng dự án phải thực hiện theo quy định quản lý vốn Nhà nước. Hơn nữa, thời gian tôi làm Tổng Giám đốc, vốn của Công ty Tân Thuận được bảo toàn và phát triển tăng so với trước đây” - ông Thiện nói.
Đại diện Viện Kiểm sát TP.HCM cho rằng, tài sản của Đảng bộ TP.HCM cũng là tài sản Nhà nước. Do vậy, khi doanh nghiệp quản lý, sử dụng các tài sản đó, ngoài Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai còn phải thực hiện theo các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp.
Đại diện Viện Kiểm sát TP.HCM phân tích, dự án khu dân cư Phước Kiển, khu dân cư Ven Sông giá trị thật lớn hơn rất nhiều so với giá mà bị cáo đã chuyển nhượng cho Công ty Quốc Cường Gia Lai.
Vì vậy, không phải tài sản trị giá 10 đồng mà chỉ bán 3 đồng, sau đó viện lý do, ngày xưa mua giá 1 đồng, giờ lời 2 đồng là đã bảo toàn, phát triển so với trước đây. Bảo toàn, phát triển vốn là phải đúng giá trị thực của các tài sản mà công ty đang quản lý, sử dụng, sở hữu.
Cũng trong phiên tòa, vợ bị cáo Thiện xin HĐXX trả lại căn nhà cho bà và con sinh sống.
Bà trình bày, tài sản chung của hai vợ chỉ là căn nhà ở đường Nguyễn Kiệm, căn nhà này mua trước 10 năm, khi ông Thiện về làm Công ty Tân Thuận. Ngoài tài sản căn nhà kê biên trên không còn tài sản chung nào khác.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2018, nhận thức, ý thức và trách nhiệm PCTN trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân tỉnh Sơn La ngày càng được nâng lên; công tác phòng ngừa tham nhũng được triển khai đồng bộ hơn; việc phát hiện và xử lý tham nhũng ngày càng chặt chẽ, khẩn trương.
Trần Kiên
07:00 23/11/2024(Thanh tra) - Trong 5 năm qua, huyện vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, đã đạt được những thành tựu nổi bật trong công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN). Sự quyết liệt trong chỉ đạo của chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị và sự đồng lòng của người dân đã giúp công tác PCTN trên địa bàn huyện chuyển biến tích cực, tạo nền tảng cho sự minh bạch, công bằng và phát triển bền vững.
Bùi Bình
06:00 23/11/2024Nhật Minh
13:57 22/11/2024Phương Anh
06:00 22/11/2024Hoàng Nam
20:19 21/11/2024Trần Kiên
20:01 21/11/2024Trần Kiên
Bùi Bình
Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam