Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoài Phương
Thứ năm, 10/08/2023 - 13:27
(Thanh tra) - Một tòa án cấp cao của Pakistan hôm 9/8 đã bác đơn kháng cáo của cựu Thủ tướng bị bỏ tù vì tham nhũng Imran Khan. Cùng ngày, Tổng thống nước này đã đồng ý giải tán Quốc hội, tạo điều kiện thành lập Chính phủ lâm thời để giám sát cuộc bầu cử sẽ không có sự tham gia của ông Khan.
Cựu Thủ tướng Pakistan Imran Khan trò chuyện với giới truyền thông tại dinh thự của ông ở Lahore, Pakistan ngày 18/5/2023. Ảnh: REUTERS/Mohsin Raza
Ông Imran Khan tiếp tục ngồi tù
Với việc bác đơn kháng cáo, bản án của ông Imran Khan về tội tham nhũng sẽ không bị đình chỉ, khả năng tại ngoại sớm cho ông là khó xảy ra.
Cựu Thủ tướng Imran Khan, 70 tuổi, là tâm điểm của bất ổn chính trị kể từ khi ông bị lật đổ khỏi vị trí Thủ tướng vào năm ngoái trong một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, làm dấy lên lo ngại về sự ổn định của Pakistan khi nước này phải vật lộn với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng.
Ông Khan đã bị Tòa Thượng thẩm Islamabad tuyên bản án 3 năm tù vào ngày 5/8, với tội bán trái phép các món quà thuộc sở hữu nhà nước mà ông nhận được trong các chuyến công du nước ngoài, trị giá hơn 140 triệu rupee (635.000 USD), trong nhiệm kỳ Thủ tướng từ năm 2018-2022.
Tòa án Cấp cao đã yêu cầu các cơ quan có liên quan đáp ứng lời đề nghị của ông Khan để được chuyển đến phòng giam hạng A trong nhà tù ở Rawalpindi, nơi có cơ sở vật chất tốt hơn mà ông được hưởng với tư cách là một cựu Thủ tướng, luật sư Naeem Panjutha của ông ngày 9/8 cho biết bên ngoài tòa án.
Theo luật sư Panjutha, vụ án đã bị dừng lại trong thời gian không xác định; "yêu cầu đình chỉ bản án của chúng tôi đã không được chấp nhận".
Ông Khan, người phủ nhận mọi hành vi sai trái, đã bị bắt tại nhà ở Lahore và hiện đang bị giam trong một nhà tù gần Islamabad.
Ông hiện là Chủ tịch Đảng Pakistan Tehreek-e-Insaf (PTI) - đảng đối lập chính, và đang phải đối mặt với hơn 150 vụ kiện. Ông cho rằng, những cáo buộc mang động cơ chính trị, nhằm gạt ông ra khỏi cuộc tổng tuyển cử dự kiến diễn ra vào cuối năm nay.
Imran Khan là cựu Thủ tướng thứ ba của Pakistan bị cấm đảm nhiệm chức vụ công kể từ năm 2012
Với việc Ủy ban Bầu cử ngày 8/8 ra quyết định cấm Imran Khan giữ các chức vụ công trong 5 năm, ông trở thành cựu Thủ tướng thứ ba của Pakistan bị cấm kể từ năm 2012.
Lệnh cấm diễn ra sau khi ông Khan bị kết án 3 năm tù trong một vụ án tham nhũng vào cuối tuần trước. Luật quy định rằng một bản án như vậy sẽ khiến một cá nhân không đủ tư cách giữ chức vụ công trong khoảng thời gian do Ủy ban Bầu cử xác định.
Trước ông Khan, Thủ tướng Yousaf Raza Gilani (nhiệm kỳ tháng 3/2008 - tháng 4/2012) đã bị cấm giữ chức vụ công trong 5 năm vào năm 2012, sau khi ông bị Tòa án Tối cao cách chức Thủ tướng vì tội coi thường toà án khi từ chối mở lại các cuộc điều tra tham nhũng nhằm vào Tổng thống lúc bấy giờ là Asif Ali Zardari.
Ông Gilani đã bỏ lỡ cuộc bầu cử năm 2013, nhưng đã tham gia bầu cử chính trị thành công vào năm 2018.
Người thứ 2, Thủ tướng Nawaz Sharif (nhiệm kỳ tháng 6/2013 - 7/2017) đã bị Tòa án Tối cao cấm tham gia bầu cử chính trị suốt đời vào năm 2018, sau khi ông bị kết tội không khai báo nguồn thu nhập của mình.
Theo ông Nawaz Sharif, mức lương thủ tướng khoảng 2.772 USD chỉ là danh nghĩa và ông không bao giờ nhận nó. Tài sản lớn cũng như lối sống xa hoa của gia đình ông đến từ nguồn kinh doanh trước kia.
Dù bị loại khỏi các cuộc bầu cử chính trị, nhưng ông Nawaz Sharif vẫn tiếp tục thực thi quyền lực đối với đảng của mình. Ông cùng với em trai là Thủ tướng Shehbaz Sharif lãnh đạo đảng cầm quyền Liên minh Hồi giáo Pakistan-Nawaz.
Tổng thống Pakistan giải tán Quốc hội
Trong bối cảnh 18 tháng qua, liên minh cầm quyền đã không nhận được nhiều sự ủng hộ tại đất nước đông dân thứ 5 trên thế giới, ngày 9/8, Tổng thống Pakistan Arif Alvi đã chấp thuận khuyến nghị của Thủ tướng Shahbaz Sharif về việc giải tán Quốc hội, tạo điều kiện thành lập Chính phủ lâm thời do các nhà kỹ trị lãnh đạo để giám sát cuộc bầu cử sẽ không có sự tham gia của cựu Thủ tướng Imran Khan.
Theo tuyên bố của Văn phòng Tổng thống Pakistan tối 9/8, Tổng thống Arif Alvi đã giải tán Quốc hội theo Điều 58(1) của Hiến pháp. Việc giải tán Quốc hội - cơ quan bầu ra Chính phủ liên bang - đồng nghĩa Chính phủ do Thủ tướng Shahbaz Sharif đứng đầu sẽ từ chức.
Trước đó, Thủ tướng Shahbaz Sharif đã khuyến nghị Tổng thống Arif Alvi giải tán Quốc hội 3 ngày trước khi cơ quan lập pháp kết thúc nhiệm kỳ 5 năm vào ngày 12/8.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tân Tổng thống Botswana Duma Boko ngày 19/11 cho biết, Chính phủ sẽ tiến hành một cuộc chiến quyết liệt chống tham nhũng, trong đó tất cả những người bị coi là có tội sẽ bị đưa ra pháp luật một cách nghiêm khắc.
Ngọc Anh
12:40 20/11/2024(Thanh tra) - Nghiên cứu mới đây của Trung tâm Đối thoại Chính sách (CPD) cho thấy, tham nhũng vẫn là rào cản lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh tại Bangladesh.
Đức Anh
10:22 19/11/2024Ngọc Anh
09:35 19/11/2024Nam Dũng
18:58 14/11/2024Đức Anh
15:46 14/11/2024Hoài Phương
14:37 14/11/2024Văn Thanh
Trần Kiên
PV
PV
Thu Huyền
Văn Thanh
T.Thanh
Bài và ảnh: Quỳnh Mai
Phương Anh
Phương Anh
Trung Hà