Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoài Phương
Thứ sáu, 18/08/2023 - 11:23
(Thanh tra) - Một số cá nhân được coi là thiếu hợp tác trong các cuộc điều tra đã mô tả cơ quan thực thi pháp luật ở Malaysia có mục đích tiêu cực đối với các bên liên quan.
MACC đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ cho người dân, duy trì an toàn và an ninh công cộng bằng cách phát hiện, ngăn chặn và xử lý tội phạm tham nhũng. Ảnh: NSTP
Trước vấn đề này, Phó Giám đốc Cục Điều tra, Ủy ban Chống tham nhũng Malaysia (MACC), ông Mohd Anuar Ismail, đã có bài viết đăng trên Báo New Straits Times ngày 18/8, khẳng định vai trò, thẩm quyền của MACC.
Theo ông Mohd Anuar Ismail, cần phải nhấn mạnh rằng, các cơ quan thực thi pháp luật như MACC đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ cho người dân, duy trì an toàn và an ninh công cộng bằng cách phát hiện, ngăn chặn và xử lý tội phạm tham nhũng.
Phù hợp với vai trò là cơ quan chống tham nhũng duy nhất ở Malaysia, thẩm quyền của MACC được quy định theo Đạo luật MACC 2009 tập trung đặc biệt vào việc điều tra, ngăn chặn mọi hình thức hành vi tham nhũng và lạm dụng quyền lực.
Chức năng của MACC theo Đạo luật MACC 2009 vạch ra hai mục tiêu chính:
Thứ nhất, thúc đẩy liêm chính, trách nhiệm giải trình trong quản lý công và tư bằng cách thành lập một cơ quan chống tham nhũng độc lập và có trách nhiệm.
Thứ hai, giáo dục cho các cơ quan công quyền, công chức và người dân về tham nhũng cũng như những tác động tiêu cực của tham nhũng đối với hành chính công, tư nhân và cộng đồng.
Phó Giám đốc Cục Điều tra, MACC cho biết, để hoàn thành trách nhiệm này, việc gặp gỡ nhân chứng, tiến hành các buổi thẩm vấn là cốt lõi của quá trình điều tra và việc thu thập thông tin cần thiết phải được thực hiện kỹ lưỡng.
Mục tiêu là để có được thông tin chính xác và bằng chứng chắc chắn, đáng tin cậy để hoàn thành cuộc điều tra. Do đó, mọi hành động được thực hiện, bao gồm cả việc triệu tập các cá nhân để cung cấp thông tin, phải tuân theo quy trình tố tụng luật pháp quy định và nhằm mục đích mang lại công lý cho tất cả các bên.
Ngoài ra, điều tra viên có trách nhiệm đảm bảo rằng mọi cá nhân đang bị điều tra đều được đối xử công bằng và tôn trọng các chuẩn mực về quyền con người, vì điều này sẽ dẫn đến một kết quả chính đáng theo luật.
Theo ông Mohd Anuar Ismail, thật không may, gần đây thông báo chính thức về việc triệu tập để hỗ trợ điều tra đã trở thành một vấn đề phức tạp đối với một số trường hợp. Trên thực tế, lệnh triệu tập để làm nhân chứng cho các cuộc điều tra của MACC được coi là có một nghị trình "ngầm".
Về vấn đề này, ông Ismail nhấn mạnh, công chúng cần hiểu một cách cơ bản quyền hạn của MACC trong việc thực hiện trách nhiệm của mình.
Dựa trên luật quy định, MACC có thẩm quyền ban hành lệnh triệu tập cho bất kỳ người nào vì mục đích điều tra, như đã nêu trong Mục 30(1)(a) của Đạo luật MACC 2009.
Cụ thể:
Một viên chức Ủy ban [MACC] đang điều tra một hành vi phạm tội theo đạo luật này có thể:
(a) yêu cầu bất kỳ người nào trình diện phải được thẩm vấn miệng về bất kỳ vấn đề nào mà theo ý kiến của viên chức điều tra là có thể hỗ trợ cho việc điều tra tội phạm đó.
Hơn nữa, không một cá nhân nào được xem thường việc hỗ trợ điều tra và đưa ra nhiều lời bào chữa vô lý.
Trên thực tế, việc không tuân thủ lệnh này có thể được coi là cản trở cuộc điều tra, theo Mục 48 (c) và (d) của Đạo luật MACC 2009, tại đó nêu rõ như sau:
Bất kỳ người nào:
(c) không tuân thủ bất kỳ đề nghị, thông báo, lệnh hoặc yêu cầu hợp pháp của một viên chức Ủy ban trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình theo Đạo luật này;
(d) từ chối hoặc thờ ơ với việc cung cấp bất kỳ thông tin nào mà một viên chức Ủy ban yêu cầu một cách hợp lý đối với cá nhân và cá nhân đó có quyền cung cấp.
Nếu phạm tội, họ có thể bị phạt tiền không quá 10.000 RM hoặc phạt tù không quá hai năm hoặc cả hai.
Hơn nữa, việc tham gia vào loại hành vi này có thể làm tăng khả năng nghi ngờ, liệu những cá nhân đó có thực sự tham gia vào các hoạt động phi pháp hay không, đến mức họ sẵn sàng làm phức tạp thêm vấn đề bằng các chiến thuật lảng tránh.
Về bản chất, nếu không phạm bất kỳ hành vi sai trái nào, chúng ta không nên vội vàng đưa ra những lý do bào chữa làm trì hoãn quá trình điều tra bằng cách tham gia vào hành vi nêu trên.
"Như người xưa vẫn nói, dũng cảm đến từ đúng, sợ hãi đến từ sai", Phó Giám đốc Cục Điều tra, MACC nhấn mạnh và cho rằng, câu châm ngôn này thực sự phù hợp để mô tả một số trường hợp đã xảy ra.
Tags
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tân Tổng thống Botswana Duma Boko ngày 19/11 cho biết, Chính phủ sẽ tiến hành một cuộc chiến quyết liệt chống tham nhũng, trong đó tất cả những người bị coi là có tội sẽ bị đưa ra pháp luật một cách nghiêm khắc.
Ngọc Anh
12:40 20/11/2024(Thanh tra) - Nghiên cứu mới đây của Trung tâm Đối thoại Chính sách (CPD) cho thấy, tham nhũng vẫn là rào cản lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh tại Bangladesh.
Đức Anh
10:22 19/11/2024Ngọc Anh
09:35 19/11/2024Nam Dũng
18:58 14/11/2024Đức Anh
15:46 14/11/2024Hoài Phương
14:37 14/11/2024Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân