Theo dõi Báo Thanh tra trên
Minh Quân
Thứ năm, 31/10/2024 - 13:22
(Thanh tra) - Để công ước Liên hợp quốc chống tham nhũng (UNCAC) phát huy hết tiềm năng, cần cải cách cơ chế đánh giá thực thi công ước (IRM). Điều này sẽ tạo ra sự thay đổi có ý nghĩa, giúp cho các quốc gia hoàn thành báo cáo và thực hiện các cam kết.
Ảnh minh họa. Nguồn u4.no
UNCAC với 190 quốc gia ký kết, chiếm 98,5% các quốc gia thành viên Liên hợp quốc, là công ước chống tham nhũng hoàn chỉnh và đạt được sự đồng thuận toàn cầu về chống tham nhũng.
Các khuyến nghị được tổng hợp và đề xuất bổ sung cho IRM sau khi phỏng vấn và đánh giá tài liệu. Bảy quan chức chính phủ và các tổ chức phi chính phủ (NGO) đại diện từ sáu quốc gia cam kết với UNCAC được phỏng vấn. Tài liệu của công ước chống hối lộ OECD, Lực lượng đặc nhiệm hành động tài chính (FATF), Nhóm các Quốc gia chống tham nhũng của Hội đồng châu Âu (GRECO), Cơ chế theo dõi việc thực hiện công ước liên Mỹ về chống tham nhũng (MESICIC) được đánh giá và xem là chuẩn mực nhằm xác định các đặc điểm của các cơ chế chống tham nhũng.
Các bước hiện tại của chu kỳ IRM mà mỗi quốc gia thành viên UNCAC thực hiện bao gồm:
1. Thiết lập quy trình đánh giá: Quốc gia được đánh giá sẽ chỉ định một đầu mối liên lạc chịu trách nhiệm phối hợp với các quốc gia đánh giá và Ban Thư ký UNCAC. Thứ tự và hai quốc gia đánh giá được chọn ngẫu nhiên từ danh sách các quốc gia thành viên.
2. Bảng kiểm tự đánh giá: Quốc gia được đánh giá điền câu trả lời chi tiết về việc thực hiện các điều khoản của Công ước vào bảng kiểm tự đánh giá bằng phần mềm Omnibus, đồng thời cung cấp thông tin chi tiết và bằng chứng về việc thực hiện các biện pháp chống tham nhũng theo yêu cầu của bảng kiểm.
3. Chuyến thăm quốc gia được đánh giá: Chuyến thăm tuy là tùy chọn nhưng đã trở thành tiêu chuẩn trong quy trình đánh giá, giúp các quốc gia đánh giá có cái nhìn trực tiếp và toàn diện hơn về việc thực hiện Công ước, trong đó có thể gặp gỡ và tham vấn với các bên liên quan, bao gồm cả các tổ chức phi chính phủ và xã hội dân sự.
4. Báo cáo quốc gia: Các quốc gia đánh giá sẽ soạn thảo báo cáo dựa trên thông tin từ bảng kiểm tự đánh giá và chuyến thăm quốc gia (nếu có); Quốc gia được đánh giá sẽ phản hồi báo cáo dự thảo với các giải thích, tranh luận làm cơ sở để quốc gia đánh giá điều chỉnh (nếu có); Sau khi các bên đồng ý về nội dung, báo cáo cuối cùng được hoàn thiện. Ban Thư ký UNCAC soạn thảo bản tóm tắt báo cáo và công bố.
Các khuyến nghị được tổng hợp và đề xuất bổ sung nhằm cải thiện IRM, góp phần nâng cao hiệu quả của UNCAC cụ thể như sau:
Với quá trình thiết lập quy trình đánh giá: (1) Công khai tên của các đầu mối liên lạc trên trang hồ sơ quốc gia để tăng cường tính minh bạch; (2) Hiển thị lịch đánh giá trên trang web UNODC; (3) Tăng tốc quy trình đánh giá và xem xét bổ sung đội ngũ đánh giá;
Với Bảng kiểm tự đánh giá: (1) Tập trung vào các nội dung thay đổi kể từ báo cáo đầu tiên; (2) Nâng cấp phần mềm Omnibus để cải thiện chất lượng báo cáo theo hướng thân thiện hơn với người dùng, cho phép tham chiếu chéo - ví dụ, liên kết đến các báo cáo khác trong khuôn khổ về các cơ chế chống tham nhũng khác (như bảng câu hỏi MESICIC cho phép các quốc gia thành viên tham khảo thông tin họ đã cung cấp). Phần mềm cũng nên cho phép sự đóng góp của các bên liên quan khác nhau về các câu hỏi cụ thể (như UNTOC đang sử dụng).
Với Chuyến thăm quốc gia được đánh giá: (1) Nên bắt buộc (như GRECO, FATF, MESICIC và công ước chống hối lộ của OECD); (2) Tham vấn bắt buộc với các bên liên quan phi chính phủ; (3) Hỗ trợ kỹ thuật. Một số ý kiến phỏng vấn cho rằng, nếu chuyến thăm quốc gia là một phần của quy trình đánh giá thì mỗi quốc gia sẽ nâng cao tiêu chuẩn báo cáo và mở rộng phạm vi của các bên tham gia trong IRM.
Với Báo cáo quốc gia: (1) Chỉ ra mức độ tuân thủ với các khuyến nghị trước đó: đã được thực hiện đầy đủ, một phần hay chưa được thực hiện (như công ước chống hối lộ của OECD, GRECO và MESICIC); (2) Chỉ ra nội dung thay đổi kể từ báo cáo đầu tiên, bao gồm các khuyến nghị hỗ trợ chung và kỹ thuật mới hoặc cập nhật; (3) Đánh giá hiệu quả của các thay đổi đã được thực hiện (như FATF); (4) Được trình bày và thảo luận tại các cuộc họp để làm sáng tỏ thực tiễn và bài học kinh nghiệm nhằm thúc đẩy học hỏi lẫn nhau (như GRECO và FATF); (5) Thông tin chi tiết về sự tham gia của các bên liên quan trong suốt quá trình đánh giá;
Với các đề xuất bổ sung khác: (1) Theo báo cáo cuối cùng, quốc gia được đánh giá nên soạn thảo bản kế hoạch thực hiện các khuyến nghị và khung thời gian hoàn thiện, như một cam kết thực hiện UNCAC; (2) Công khai bản tóm tắt báo cáo trên các phương tiện truyền thông; (3) Xây dựng nền tảng kết nối các quốc gia cùng các biện pháp hỗ trợ để đạt được các cam kết thực hiện.
Tham khảo
UNCAC (2023). Tăng cường cơ chế đánh giá thực thi Công ước trong giai đoạn thứ 2: tăng cường tính minh bạch, sự tham gia của xã hội dân sự và các biện pháp theo dõi hiệu quả. Đệ trình của Hiệp hội UNCAC tới Phiên họp thứ 14 của Nhóm đánh giá thực hiện UNCAC, ngày 31/5/2023.
Hội nghị các Quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng. 2023. Bài học kinh nghiệm từ các cơ chế đánh giá khác về hoạt động và chuyển tiếp sang giai đoạn tiếp theo: kinh nghiệm thu thập trong các chuyển tiếp của các cơ chế đánh giá đồng cấp khác (phần I). Phiên họp thứ 14 của Nhóm đánh giá thực hiện, Vienna, 4-8/9/2023, Mục 2, Hiệu suất của cơ chế đánh giá thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.
Hội nghị các Quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng. 2023. Hiệu suất của cơ chế đánh giá thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng và các biện pháp cần thiết để hoàn thành giai đoạn đầu tiên của cơ chế, và các cân nhắc về giai đoạn tiếp theo. Đánh giá việc thực hiện Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng. Phiên họp thứ 10. Atlanta, Hoa Kỳ, 11-15/12/2023, Mục 2.
UNGASS (2021). Nghị quyết được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào ngày 2/6/2021. Phiên họp đặc biệt thứ 32. Mục 8 của chương trình nghị sự. Phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng chống tham nhũng 2021.
UNODC (2011). Cơ chế đánh giá thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng - các tài liệu cơ bản.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Để công ước Liên hợp quốc chống tham nhũng (UNCAC) phát huy hết tiềm năng, cần cải cách cơ chế đánh giá thực thi công ước (IRM). Điều này sẽ tạo ra sự thay đổi có ý nghĩa, giúp cho các quốc gia hoàn thành báo cáo và thực hiện các cam kết.
Minh Quân
13:22 31/10/2024(Thanh tra) - Cập nhật bổ sung mới nhất của ISO 37001:2016 - tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chống hối lộ (tương đương TCVN ISO 37001:2018) - đã đặt văn hóa liêm chính làm trọng tâm. Đây được xem là bước tiến trong thúc đẩy văn hóa liêm chính của tổ chức.
Minh Quân
16:36 30/10/2024Đức Anh
16:05 29/10/2024Minh Quân
16:01 29/10/2024Ngọc Anh
15:06 29/10/2024Minh Quân
12:55 25/10/2024Hương Trà
PV
Thái Hải
Hoàng Nam
Cảnh Nhật
Uyên Uyên
Hương Giang
Uyên Phương
Hương Giang
HT
Hương Trà
Thu Huyền