Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

EU cảnh báo các nước không vội dỡ bỏ các biện pháp phòng chống dịch

Theo Kim Chung (TTXVN/Vietnam+)

Thứ sáu, 26/02/2021 - 08:24

Các nhà lãnh đạo EU đánh giá sẽ mất vài tháng chứ không phải vài tuần để đảm bảo đủ nguồn cung vắcxin, giữa lúc các biến thể mới của SARS-CoV-2 lan nhanh gây ảnh hưởng đến kế hoạch tiêm chủng.

Cuộc họp trực tuyến của các nhà lãnh đạo EU. (Ảnh: Reuters)

Theo phóng viên TTXVN tại Liên minh châu Âu (EU), tối 25/2, các nhà lãnh đạo EU đã cảnh báo rằng các nước vẫn cần siết chặt những biện pháp hạn chế đi lại, trong bối cảnh châu Âu vẫn đang nỗ lực để đưa chương trình tiêm chủng ngừa COVID-19 vào đúng quỹ đạo.

Sau ngày làm việc đầu tiên của Hội nghị thượng đỉnh EU theo hình thức, các nhà lãnh đạo EU đánh giá sẽ mất vài tháng chứ không phải vài tuần để đảm bảo đủ nguồn cung vắcxin, giữa lúc các biến thể mới của SARS-CoV-2 lan nhanh gây ảnh hưởng đến kế hoạch tiêm chủng.

Trong một tuyên bố đưa ra, các nhà lãnh đạo của 27 nước EU đánh giá tình hình dịch bệnh vẫn nghiêm trọng và sự xuất hiện của các biến thể mới đặt ra những thách thức chưa từng có. Do đó, EU phải duy trì các biện pháp hạn chế chặt chẽ, đồng thời thúc đẩy việc cung cấp vắcxin

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cảnh báo vài tuần tới tình hình sẽ tiếp tục khó khăn trong việc triển khai tiêm chủng. Tuy nhiên ông Michel lạc quan đánh giá rằng EU sở hữu đầy đủ các phương tiện, nguồn lực và có khả năng thành công trong vài tháng tới.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết biến thể của virus SARS-CoV-2 phát hiện ở Anh hiện đã có mặt ở tất cả 27 quốc gia thành viên EU, trong khi biến thể Nam Phi được ghi nhận ở 14 quốc gia thành viên và biến thể ở Brazil xuất hiện tại 7 quốc gia.

Theo bà Ursula von der Leyen - người từng là bác sỹ y khoa trước khi chuyển sang làm chính trị, đây là những biến chủng có khả năng lây nhiễm cao khiến ngành y tế cộng đồng vô cùng lo lắng. Vì vậy, rất nhiều thách thức đang được đặt ra ở phía trước.

Sự thiếu hụt về số lượng vắcxin dự tính được chuyển giao trong quý đầu tiên của năm 2021, với nguyên nhân xuất phát từ việc tập đoàn dược phẩm AstraZeneca giảm số lượng vắcxin phân phối theo cam kết, đã tác động mạnh đến kế hoạch tiêm chủng của EU.

Một số nhà lãnh đạo của các hãng dược phẩm, trong đó có Giám đốc điều hành (CEO) AstraZeneca Pascal Soriot, đã cam kết sẽ nỗ lực để các loại vắcxin và thuốc điều trị mới sớm đưa ra thị trường.

Trong lúc này, nhiều nước châu Âu đang chịu áp lực về việc dỡ bỏ một số lệnh cấm và hạn chế đi lại đang dược áp dụng. Một số nhà lãnh đạo mong muốn châu Âu phát triển một hình thức được gọi là "hộ chiếu vắcxin" để cho phép những người đã tiêm chủng có thể lấy lại cuộc sống bình thường.

Thủ tướng Áo Sebastian Kurz cho biết ý tưởng này đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi. Trong khi đó, hai người Đức là Chủ tịch EC Ursula von der Leyen và Thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh báo rằng EU sẽ cần ít nhất là 3 tháng để có thể triển khai kế hoạch trên.

Thủ tướng Merkel cho rằng trong thời gian đó, nhiều quốc gia thành viên có thể cấp chứng chỉ tiêm vắcxin ở cấp quốc gia và những chứng chỉ này sẽ phải tương thích với một hệ thống ở cấp độ châu Âu. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những người không có "hộ chiếu vắcxin" sẽ không được phép đi du lịch.

Trong khi đó, tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng nếu tất cả người dân đều chưa được tiếp cận với vắcxin, một "hộ chiếu vawscxin" như vậy sẽ không mang lại cho những người được tiêm chủng các quyền lợi đặc biệt.

Theo Thủ tướng Macron, gần như tất cả các quốc gia đều ưu tiên vắcxin cho người già và nhóm dễ bị tổn thương, do đó ông sẽ không để giới trẻ bị phân biệt đối xử khi đi du lịch. 

Thủ tướng Macron khẳng định sẽ không bao giờ cho phép một người có thể đến quốc gia này hay quốc gia khác mà chỉ phụ thuộc vào một hay một số loại chứng chỉ.

Bất chấp những lo ngại dai dẳng rằng một số quốc gia đang thiếu hàng triệu liều vắcxin trong quá trình tiêm chủng, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen vẫn trung thành với mục tiêu là có 70% người trưởng thành ở EU được tiêm chủng đầy đủ vào giữa tháng 9.

Chủ tịch EC chia sẻ các số liệu được công bố trong Hội nghị thượng đỉnh cho thấy, từ nay đến cuối tháng 6/2021, EU sẽ nhận được tổng cộng gần 600 triệu liều vắcxin nếu như các hãng dược phẩm tuân thủ nghiêm túc kế hoạch giao hàng. Số lượng vắcxin này sẽ đủ để tiêm hai mũi cho 255 triệu người trưởng thành của EU.

Theo bà Ursula von der Leyen, cho đến nay, khoảng 6,4% trên tổng số 450 triệu người dân EU đã nhận được ít nhất một mũi tiêm. Nếu loại trừ trẻ em và thanh thiếu niên thì con số đó tương đương với  8% dân số trưởng thành của EU.

Bên cạnh đó, giới chức EU cũng lo ngại trước sự xuất hiện của các biến thể mới đang hoành hành tại nhiều quốc gia. Các biến thể mới có thể đòi hỏi phải tiêm mũi bổ sung, đồng nghĩa với việc "hộ chiếu vắcxin" sẽ phải được cập nhật liên tục./.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm