Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Dấu ấn 2020, Cộng đồng ASEAN không bị cuốn theo những cơn gió dữ

Thanh Thanh

Thứ năm, 17/12/2020 - 21:47

(Thanh tra)- Đó là phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng tại Tọa đàm Quốc tế “Cộng đồng ASEAN Gắn kết và Chủ động thích ứng: Suy ngẫm 2020 vì hành động chung mạnh mẽ hơn”, được Bộ Ngoại giao tổ chức ngày 17/12, để nhìn lại Năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam.

Toàn cảnh Tọa đàm. Ảnh: PV

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN - Việt Nam, Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 chủ trì Tọa đàm, cùng sự tham dự của nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, các thành viên Ban Cố vấn Ban Thư ký ASEAN Quốc gia 2020 và đại diện các bộ, ngành tham gia hợp tác ASEAN. Tổng Thư ký ASEAN Lim Jock Hoi, các quan chức cấp cao của các nước thành viên ASEAN và các đối tác, đại diện các tổ chức quốc tế, các học giả và các nhà nghiên cứu khu vực và quốc tế tham dự trực tuyến.

ASEAN 2020: Phát huy tinh thần “Gắn kết và Chủ động thích ứng”

Tại Tọa đàm, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cho rằng, dù bối cảnh địa chiến lược khu vực và quốc tế trong năm có nhiều biến động phức tạp, phát huy tinh thần “Gắn kết và Chủ động thích ứng” trong năm 2020, Cộng đồng ASEAN đã không bị cuốn theo những cơn gió dữ, tiếp tục duy trì được đà hợp tác, củng cố vai trò trung tâm, duy trì động lực cho đối thoại và hợp tác trong và ngoài khu vực vì hòa bình, an ninh và phát triển bền vững toàn cầu.

Qua trao đổi, các đại biểu thống nhất đánh giá năm 2020 là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của ASEAN với vai trò nổi bật của Chủ tịch ASEAN 2020 Việt Nam.

Các đại biểu thống nhất biểu dương thành công tích cực từ nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam, các đại biểu cho rằng Việt Nam đã thể hiện được sự linh hoạt, sáng tạo, chủ động và phát huy vai trò “nòng cốt” trong ASEAN, từng bước dẫn dắt ASEAN vượt qua khó khăn, thực hiện thành công mục tiêu “kép” vừa giữ vững đà xây dựng Cộng đồng, củng cố đoàn kết nội khối vừa nâng cao khả năng thích ứng trước thời cuộc.

Các đại biểu đặc biệt đề cao vai trò của Chủ tịch Việt Nam trong huy động nỗ lực tập thể của cả Cộng đồng ứng phó hiệu quả với đại dịch COVID-19 và thúc đẩy phục hồi toàn diện trong khu vực.

Các sáng kiến như Quỹ ASEAN ứng phó COVID-19, Kho dự phòng vật tư y tế ASEAN, Khung Chiến lược ASEAN về các tình huống y tế công cộng khẩn cấp, Khung phục hồi tổng thể ASEAN nhận được sự hưởng ứng tham gia tích cực từ các nước bởi tính thiết thực và kịp thời.

Việt Nam đã dẫn dắt ASEAN đi đúng hướng

Các đại biểu cũng cho rằng, trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đã dẫn dắt ASEAN đi đúng hướng trong năm 2020 khi lấy hợp tác chống dịch bệnh và phục hồi làm “ngọn cờ” tập hợp sự đoàn kết của ASEAN, đồng lòng của các Đối tác và tận dụng nền tảng số để duy trì các hoạt động hợp tác trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh lan rộng.

Những ưu tiên, sáng kiến của Việt Nam đưa ra trong năm Chủ tịch ASEAN 2020 nhận được sự ủng hộ, đánh giá cao bởi tất cả các nước thành viên và Đối tác. Bất chấp một năm nhiều khó khăn và thách thức, dưới sự dẫn dắt của Việt Nam, tất cả các ưu tiên, kết quả cho năm ASEAN 2020 đều được hoàn tất trọn vẹn.

Trong đó, tiêu biểu là hoàn tất đàm phán và ký Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) sau 8 năm đàm phán, đưa ra định hướng cho xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025, thông qua Khung phục hồi Tổng thể ASEAN, gắn kết hợp tác tiểu vùng với tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, thu hẹp khoảng cách phát triển, tăng cường kết nối, thúc đẩy bình đẳng giới…

Các kết quả này là nền tảng quan trọng cho ASEAN trong thời gian tới, góp phần tăng cường nội lực, thúc đẩy phục hồi toàn diện và bền vững ở khu vực, nâng cao vị thế quốc tế của ASEAN.

Để phục hồi và định vị ASEAN hậu đại dịch

Hướng về tương lai, các đại biểu tham gia Tọa đàm đánh giá những kết quả đáng khích lệ của ASEAN trong năm 2020 đã phần nào chứng minh được sức sống, sự năng động, khả năng tự cường, cân bằng và năng lực chủ động thích ứng của ASEAN.

Triển vọng phục hồi và định vị ASEAN hậu đại dịch còn gặp nhiều thách thức. Các đại biểu cho rằng bên cạnh các nỗ lực chống COVID-19 và thúc đẩy phục hồi, chăm lo cho người dân, cũng cần thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025.

ASEAN cần có các biện pháp cụ thể, tận dụng hiệu quả công nghệ số, phát huy kết quả đánh giá giữa kỳ các Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng ASEAN 2025 nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện giai đoạn còn lại của các Kế hoạch tổng thể này.

Các ý kiến trao đổi cũng cho rằng ASEAN cần tiếp tục đề cao và đảm bảo sự đoàn kết, liên kết nội khối, phát huy các giá trị, bản sắc và ưu thế địa chiến lược, địa chính trị và kinh tế của ASEAN, bám sát và hoàn thiện mục tiêu xây dựng Cộng đồng đã đề ra.

Đồng thời, ASEAN cần tiếp tục xử lý hài hoà mối quan hệ giữa ASEAN với các nước lớn trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược gia tăng, thúc đẩy một cấu trúc khu vực rộng mở, minh bạch, dựa trên luật lệ, với ASEAN đóng vai trò trung tâm.

Các đại biểu cũng bày tỏ kỳ vọng ASEAN sẽ phát huy vai trò, đóng góp vào các nỗ lực toàn cầu trong duy trì hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển bền vững, ứng phó hiệu quả các thách thức, vững bước trên con đường phía trước.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tân Tổng thống Botswana cam kết đấu tranh chống tham nhũng

Tân Tổng thống Botswana cam kết đấu tranh chống tham nhũng

(Thanh tra) - Tân Tổng thống Botswana Duma Boko ngày 19/11 cho biết, Chính phủ sẽ tiến hành một cuộc chiến quyết liệt chống tham nhũng, trong đó tất cả những người bị coi là có tội sẽ bị đưa ra pháp luật một cách nghiêm khắc.

Ngọc Anh

12:40 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm