Theo dõi Báo Thanh tra trên
Ngọc Anh
Thứ sáu, 20/10/2023 - 10:18
(Thanh tra) - Tòa án Islamabad hôm 19/10 đã cho phép bảo lãnh tại ngoại đối với cựu Thủ tướng Nawaz Sharif - người bị kết án tham nhũng và hiện sống lưu vong tại Anh.
Cựu Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif tại Sân bay Quốc tế Abu Dhabi, UAE ngày 13/7/2018. Ảnh: REUTERS/Drazen Gorgic
Ông Nawaz Sharif dự kiến trở về nước vào ngày mai (21/10) sau 4 năm sống lưu vong, luật sư của ông cho biết.
Theo luật sư Azam Nazeer Tarar, ông Sharif đã được bảo lãnh tại ngoại, theo đó chính quyền không thể bắt giữ cựu Thủ tướng cho đến khi ông ra hầu tòa vào ngày 24/10.
Azam Nazeer Tarar cho biết thêm rằng, ông Sharif sẽ phát biểu tại một cuộc mittinh ở thành phố Lahore khi trở về.
Em trai của ông Nawaz Sharif, Shehbaz Sharif, giữ chức Thủ tướng từ năm 2022, đã từ chức hồi tháng 8 năm nay, sau khi Quốc hội kết thúc nhiệm kỳ 5 năm vào ngày 12/8, và Chính phủ lâm thời lên nắm quyền để lèo lái Pakistan tiến đến và vượt qua cuộc tổng tuyển cử vào đầu năm tới.
Ông Shehbaz Sharif hoan nghênh quyết định cho phép bảo lãnh tại ngoại của tòa án. Trên nền tảng truyền thông xã hội X, trước đây gọi là Twitter, ông cho biết: “Ông ấy [Nawaz Sharif] dính líu đến những vụ án vô lý và bị ngược đãi”.
"Bất kỳ phiên điều trần công bằng nào cũng có thể khẳng định ông ấy vô tội", ông Shehbaz Sharif nói thêm.
Ông Nawaz Sharif, từng 3 lần đảm nhiệm cương vị Thủ tướng Pakistan.
Năm 2018, ông bị kết án 7 năm tù giam về tội tham nhũng. Ông đã phủ nhận mọi tội danh, cho rằng các cáo buộc chống lại mình mang động cơ chính trị.
Vào tháng 10/2019, ông Sharif khi đang trong thời gian chấp hành án nhưng được Thủ tướng Pakistan khi đó là ông Imran Khan cho phép sang Anh chữa bệnh sau khi có lệnh của tòa án.
Ông cam kết sẽ quay trở lại sau khi điều trị.
Tiếp đó, ông Sharif bị tuyên bố bỏ trốn sau khi không quay trở lại.
Năm 2020, một tòa án xét xử tham nhũng ở Pakistan phát lệnh bắt giữ ông Sharif.
Ngày 19/10/2023, tòa án này đã đình chỉ lệnh bắt giữ ông Sharif cho đến ngày 24/10, trong khi Tòa án Islamabad cũng cho phép bảo lãnh đến ngày 24/10.
Các nguồn tin cho biết, tuần trước ông Sharif đã từ London (Anh) sang Ả Rập Xê Út, dự kiến ông sẽ về nước ngày 21/10.
Theo Hãng tin Reuters, ông Sharif cho biết, đã bị các lãnh đạo quân đội và tư pháp hùng mạnh phế truất khỏi chức Thủ tướng vào năm 2017 sau khi bất đồng quan điểm với các tướng lĩnh.
Tuy nhiên, quân đội, vốn đã cai trị Pakistan trong thời gian dài kể từ khi giành độc lập vào năm 1947 và vẫn giữ được ảnh hưởng đáng kể, đã phủ nhận điều đó.
Luật sư Azam Nazeer Tarar cho biết, cựu Thủ tướng Nawaz Sharif sẽ tiếp tục kháng cáo các bản án đã được chờ xử lý kể từ khi ông rời đi, với hy vọng lật ngược và vận động cho cuộc tổng tuyển cử.
Đảng của ông Sharif cho biết, cựu Thủ tướng muốn ra tranh cử trong cuộc tổng tuyển cử nhưng điều đó sẽ phụ thuộc vào việc tòa án lật lại bản án của ông.
Ông Nawaz Sharif, 73 tuổi, đã không hoàn thành bất kỳ nhiệm kỳ nào trong 3 nhiệm kỳ Thủ tướng của mình vào giai đoạn 1990-1993, 1997-1999 và 2013-2017.
Ngày 18/4/1993, chính quyền của ông bị Tổng thống Pakistan ra lệnh giải tán.
Ngày 18/7/1993, ông Nawaz Sharif đã phải tuyên bố từ chức Thủ tướng vì những cáo buộc tham nhũng.
Trong nhiệm kỳ thứ hai, ông tiếp tục mất ghế trong cuộc đảo chính hôm 12/10/1999 và trở thành mục tiêu chính của nhiều cuộc điều tra xung quanh những cáo buộc như gian lận thuế, thiếu nợ...
Năm 2017, ở nhiệm kỳ Thủ tướng thứ ba, ông Nawaz Sharif đã phải tuyên bố từ chức sau khi bị Tòa án Tối cao phế truất.
Tòa án Tối cao khi đó đã yêu cầu Cơ quan Chống tham nhũng quốc gia mở rộng cuộc điều tra đối với các cáo buộc liên quan đến ông Nawaz Sharif, bao gồm: Che giấu tài sản ở nước ngoài, sống xa hoa hơn mức thu nhập chính thống, không kê khai đầy đủ tài sản ở nước ngoài trong hồ sơ đệ trình để tham gia cuộc bầu cử năm 2013...
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tân Tổng thống Botswana Duma Boko ngày 19/11 cho biết, Chính phủ sẽ tiến hành một cuộc chiến quyết liệt chống tham nhũng, trong đó tất cả những người bị coi là có tội sẽ bị đưa ra pháp luật một cách nghiêm khắc.
Ngọc Anh
12:40 20/11/2024(Thanh tra) - Nghiên cứu mới đây của Trung tâm Đối thoại Chính sách (CPD) cho thấy, tham nhũng vẫn là rào cản lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh tại Bangladesh.
Đức Anh
10:22 19/11/2024Ngọc Anh
09:35 19/11/2024Nam Dũng
18:58 14/11/2024Đức Anh
15:46 14/11/2024Hoài Phương
14:37 14/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương