Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trà Vân
Chủ nhật, 13/10/2024 - 15:17
(Thanh tra) - Mỗi ngày, lướt qua các trang mạng xã hội như facebook, TikTok… chúng ta bắt gặp hàng trăm cuộc livestream bán hàng. Thế là, bạn có thể mua các loại sản phẩm từ đồ dùng, mỹ phẩm, thực phẩm… bằng một "cú nhấp chuột".
Ảnh minh hoạ
Theo thống kê của Bộ Công Thương, quy mô trên các nền tảng thương mại trực tuyến đã vượt mốc 20 tỷ USD trong năm 2023. Thương mại điện tử đã trở thành một kênh mua sắm quen thuộc với mọi lứa tuổi, từ trẻ em tới người cao tuổi và phổ biến với đủ mặt hàng.
Điều dễ nhận thấy, thương mại điện tử đã mở ra kênh bán hàng dành cho tất cả mọi người. Từ người nổi tiếng, thần tượng của giới trẻ tới các lãnh đạo doanh nghiệp đều có thể trở thành người giới thiệu và bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng. Bên cạnh các thông tin có phần thổi phồng quá mức thì việc các phiên bán hàng doanh số vài chục tỷ, trăm tỷ là chuyện có thực. Nếu không nắm bắt được cơ hội này, doanh nghiệp sẽ mất một kênh tương tác, bán hàng trực tiếp tới khách hàng và bỏ lỡ cơ hội cạnh tranh với đối thủ.
Câu hỏi đặt ra đối với các nhà quản lý, thương mại điện tử xuyên biên giới, thì quyền lực nằm ở người bán, người mua hay người tạo ra nền tảng?
Bởi, sự cạnh tranh thông thường giữa các nền tảng không chỉ dừng ở khía cạnh kinh doanh mà còn tạo ra những rủi ro dài hạn cho doanh nghiệp nội địa. Lý do là thông qua mối quan hệ làm ăn sẵn có, các nền tảng này cũng giúp hàng trăm, hàng nghìn nhà bán hàng quốc tế xâm nhập thị trường tiêu dùng Việt Nam. Lợi thế về quy mô kinh tế, kho vận khiến các món hàng ngoại quốc có giá hấp dẫn hơn rất nhiều so với hàng Việt Nam. Một nguy cơ mà nhiều doanh nghiệp hàng đầu đã chỉ ra là nếu không nhanh chóng thay đổi, hàng Việt có nguy cơ mất cơ hội ngay trên chính sân nhà. Chưa kể, hàng Việt Nam xuyên ra thế giới còn rất rất èo uột.
Vậy doanh nghiệp có thể ứng xử và thích nghi ra sao. Nếu không tham gia thì mất cơ hội, nếu tham gia thì sẽ cạnh tranh như thế nào. Bên cạnh việc chờ đợi cơ quan quản lý hoàn thiện cơ chế chính sách về thuế quan để tạo ra sự công bằng giữa hàng nội địa - hàng nhập xuyên biên giới, doanh nghiệp vẫn phải tự tìm cách cứu lấy mình.
Vì vậy, hiện nay các doanh nghiệp đang cố gắng liên kết để tạo nên sức mạnh cộng hưởng nhằm đối trọng lại các nền tảng.
Theo đó, các doanh nghiệp cần tạo được một mạng lưới liên kết để vừa phát huy lợi thế thương hiệu, chất lượng hàng hóa, lại vừa có thể chia sẻ và tối ưu chi phí tổ chức bán hàng, làm chủ kênh bán hàng thì quyền lực thương thảo có lẽ sẽ ngang bằng hơn.
13/10, Ngày Doanh nhân Việt Nam có ý nghĩa vinh danh các doanh nghiệp, doanh nhân, những lực lượng có đóng góp cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Hơn bao giờ hết, những doanh nhân luôn đi đầu, chủ động trong công cuộc chuyển đổi số, xu hướng xanh, chuyển đổi AI để thích ứng hội nhập toàn cầu.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các tập đoàn, tổng công ty liên quan xây dựng các kịch bản về nguồn, truyền tải, phân phối và giá điện. Trong đó, giá năng lượng phải phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và mức chi trả của người dân.
Uyên Uyên
20:52 01/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương khuyến nghị người tiêu dùng tuyệt đối không mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới chưa đăng ký để tự bảo vệ quyền lợi ích.
Uyên Uyên
17:28 01/11/2024Thu Huyền
17:06 01/11/2024Uyên Uyên
15:50 31/10/2024Uyên Phương
14:40 31/10/2024Hải Hà
Hải Triều
Văn Thanh
Văn Thanh
Phương Anh
Uyên Uyên
Vũ Linh
Hương Trà
PV
PV