Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trọng Tài
Thứ ba, 27/12/2022 - 06:35
(Thanh tra)- Những tháng cuối năm 2022, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã tập trung chỉ đạo các đơn vị khối sản xuất than đẩy mạnh sản xuất, hoàn thành và vượt mức kế hoạch sản lượng được giao, quyết tâm cung cấp đủ than cho hoạt động của các ngành kinh tế. Cùng với đó, nỗ lực thực hiện mục tiêu chiến lược của Tập đoàn "Gắn sản xuất với bảo vệ môi trường, xanh hóa những mảng nâu"…
Trạm xử lý nước thải mỏ của Công ty Cổ phần Than Hà Tu. Ảnh: Minh Hà
Không để thiếu than cho các ngành kinh tế
Là đơn vị khai thác than lộ thiên có sản lượng lớn nhất Tập đoàn, năm 2022, Công ty Cổ phần Than Cao Sơn được TKV giao nhiệm vụ sản xuất trên 6,2 triệu tấn than nguyên khai.
Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Than Cao Sơn cho biết, trong bối cảnh diện sản xuất gặp khó khăn, để hoàn thành sản lượng lớn, ngay từ đầu năm, các bộ phận sản xuất của công ty đã rất linh hoạt trong công tác điều hành; tăng lượng xe giao ca ngoài khai trường, giảm huy động phí, nâng cao năng suất. Kết hợp với các giải pháp cải thiện chất lượng mặt đường vận chuyển, giải phóng tốc độ cho các phương tiện vận tải… Ngoài ra, đơn vị cũng bám sát các chỉ tiêu kỹ thuật để quản lý tốt các thông số tầng khai thác; nâng cao năng suất khoan, tăng quy mô bãi nổ mìn cấp đủ đất đá bắn tơi cho máy xúc hoạt động hiệu quả.
Với tinh thần thi đua lao động sôi nổi của công nhân, thợ mỏ, đến thời điểm này, Than Cao Sơn đã hoàn thành sản lượng 6,8 triệu tấn than, bóc xúc trên 58 triệu m3 đất đá, tiêu thụ hơn 6,9 triệu tấn. Các chỉ tiêu này đều hoàn thành sớm hơn so với kế hoạch và có mức tăng so với cùng kỳ năm 2021…
Đại diện của TKV thông tin, hiện nay, than do Tập đoàn sản xuất đang phục vụ hoạt động của nhiều ngành kinh tế trọng điểm như ngành điện, sản xuất đạm, xi măng, phân bón... Đặc biệt, phải cấp đủ than cho các hộ điện, đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất của TKV, nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia theo chỉ đạo của Chính phủ.
Kết thúc 11 tháng, khối sản xuất than của Tập đoàn đã cung cấp cho thị trường hơn 36,5 triệu tấn than nguyên khai, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2021. Sự chủ động, quyết tâm cũng như năng lực sản xuất của các đơn vị khối khai thác than đã đảm bảo nguồn cung cho các đơn vị khối sàng tuyển chế biến và tiêu thụ của Tập đoàn. 11 tháng năm 2022, sản lượng than tiêu thụ cho các ngành kinh tế đạt 42,68 triệu tấn, tăng 0,5% so với cùng kỳ 2021.
“Xanh hóa những mảng nâu"
"Gắn sản xuất với bảo vệ môi trường, xanh hóa những mảng nâu" là mục tiêu chiến lược của TKV theo đuổi trong quá trình phát triển. Trong 5 năm gần đây, hàng nghìn héc ta bãi thải của TKV đã được xanh hóa; hệ thống nước thải, bụi và tiếng ồn ngày càng được xử lý đồng bộ, giảm thiểu mức thấp nhất.
Hiện TKV có 45 đơn vị trực thuộc hoạt động sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh với gần 80.000 lao động. Riêng khối sản xuất than có 17 công ty khai thác than. Sản lượng than khai thác của các đơn vị đạt khoảng 39 đến 40 triệu tấn, chiếm trên 95% tổng sản lượng khai thác than toàn TKV. Hoạt động khai thác than của TKV đóng góp lớn vào mục tiêu tăng trưởng, thu ngân sách và giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương.
Tuy nhiên, trong quá trình khai thác than không thể tránh khỏi những tác động xấu đến môi trường xung quanh, nhất là các mỏ lộ thiên. Để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của hoạt động sản xuất than đến môi trường, TKV luôn quan tâm thực hiện công tác bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
Điển hình như Công ty Cổ phần Than Hà Tu (TKV) - đây là đơn vị sản xuất than lộ thiên duy nhất ở địa bàn TP Hạ Long. Mỏ than Hà Tu được TKV xác định là 1 trong 5 khu vực cần có phương án bảo vệ môi trường tổng thể. Để đảm bảo an toàn môi trường bền vững, năm 2021, công ty đã xây dựng phương án bảo vệ môi trường tổng thể và được TKV phê duyệt, thời gian thực hiện từ năm 2021 đến năm 2030, tổng giá trị hơn 171,5 tỷ đồng. Riêng năm 2021, công ty tập trung thực hiện một số dự án trọng điểm để phục vụ công tác bảo vệ môi trường với tổng giá trị hơn 36 tỷ đồng…
Đến nay, công ty đã đầu tư đưa vào sử dụng 6 hệ thống phun sương dập bụi dạng quạt cao áp; đầu tư và đưa vào sử dụng 1 xe tưới nước chuyên dụng công suất lớn. Ngoài ra, đơn vị đã hoàn thành công tác trồng cây phục hồi môi trường ở khu vực bãi thải Chính Bắc, với tổng diện tích gần 18ha và bãi thải Nam Lộ Phong, diện tích 50ha. Từ đầu năm 2022 đến nay, công ty xây dựng 1 trạm rửa xe tự động; 2 trạm xử lý nước thải sinh hoạt công suất 20-25m3/ngày đêm. Đồng thời, lắp đặt 1km hệ thống phun sương dập bụi, 2 trạm quan trắc nước mặt, nước ngầm; 1 hệ thống phun sương dập bụi di động và phục hồi môi trường khu vực đã kết thúc khai thác năm 2022.
Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất, công ty nghiêm túc việc giám sát môi trường định kỳ theo đúng nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt… Với những giải pháp được triển khai đồng bộ, Công ty Cổ phần Than Hà Tu được TKV đánh giá là một trong những đơn vị đầu tư hiệu quả các dự án bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất.
Năm 2022, TKV đã tập trung bảo vệ môi trường tại 5 khu vực trọng điểm: Bãi thải Bàng Nâu (Công ty Cổ phần Than Cao Sơn), mỏ than Hà Tu (Công ty Cổ phần Than Hà Tu), cảng Làng Khánh (Công ty Tuyển than Hòn Gai), nhà máy tuyển than và cảng Cửa Ông (Công ty Tuyển than Cửa Ông), cảng Km6 (Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả). Hiện, các đơn vị tích cực triển khai các phương án, đề án bảo vệ môi trường theo kế hoạch.
Đồng thời, bố trí hơn 260 tỷ đồng đầu tư hơn 50 công trình trọng điểm liên quan đến bảo vệ môi trường. Đến nay, các công trình xây đập, kè phòng chống mưa bão, hoàn nguyên bãi thải, cây xanh... đã hoàn thành đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả sau đầu tư. Bên cạnh đó, TKV cũng đang nhân rộng mô hình đưa công viên vào nhà máy theo tiêu chí “mỏ xanh - mỏ sạch - mỏ hiện đại”. Đặc biệt, đang hướng tới tái sử dụng nước thải mỏ thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn, nâng cao chuỗi giá trị khai thác khoáng sản của Tập đoàn.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Năm 2024, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) tạo nên “cú hích” ngoạn mục khi lần đầu tiên ghi tên mình vào câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ đồng. Kết quả này không chỉ là con số biết nói về sức khỏe tài chính của Ngân hàng, mà còn cho thấy tầm nhìn đúng đắn, chiến lược kinh doanh sắc bén và khả năng thích ứng linh hoạt trong bối cảnh kinh tế đầy biến động.
Phúc Anh
(Thanh tra) - 1. Tiên phong đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tích cực triển khai các chương trình an sinh xã hội.
PV
PV
PV
Hải Triều
PV
Bùi Bình
Minh Tân
Đông Hà
Nam Dũng
Trọng Tài
Bùi Bình
Hương Giang
Trọng Tài
Bùi Bình
Trung Hà
Trọng Tài
PV