Người lao động là tài sản lớn nhất của Tân Hiệp Phát. Vậy thì làm sao chúng ta không tìm cách bảo toàn, chăm sóc “tài sản lớn nhất” của mình trong bối cảnh nhiều rủi ro, nguy cơ dịch bệnh? - bà Phương nhấn mạnh.

Vậy là, Tân Hiệp Phát một mặt vẫn đảm bảo thu nhập, một mặt đưa người lao động vào sinh hoạt tập trung tránh dịch, lo ăn ở, thậm chí là hỗ trợ, chu cấp cho gia đình của nhân viên gặp khó khăn. Trong “3 tại chỗ”, doanh nghiệp này “tranh thủ” cải thiện quy trình quản trị, chuyển đổi số và nâng cấp hàng trăm quy trình làm việc.

“Đây là lúc mà tập thể chúng tôi lao động tập trung và hiệu quả nhất. Thành quả bây giờ, có lẽ là nhờ những nỗ lực làm việc thời điểm đó”. Theo bà Trần Uyên Phương, chính giai đoạn hiện nay, tạo dựng niềm tin cho người lao động trở thành giải pháp then chốt để đảm bảo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

“Chúng tôi cam kết không cắt giảm lương, thưởng của mọi người. Ngay cả khi lạm phát xảy ra, phúc lợi của người lao động không những không giảm mà còn được nâng lên để bù đắp lại ảnh hưởng, để họ không còn phải lo lắng. Giữ vững khả năng cạnh tranh nhưng không để ảnh hưởng tới đời sống người lao động là bài toán khó mà từng khối phải tìm ra lời giải”, bà Trần Uyên Phương nhấn mạnh.

Thành lập năm 1994, từ một nhà máy nhỏ ở địa phương, đến hiện tại, Tân Hiệp Phát thoát khỏi “chiếc áo chật hẹp” đó, vươn lên thành người khổng lồ, trở thành thương hiệu quốc gia Việt Nam, mang tầm cỡ châu lục và ghi danh trên thế giới.
Thành công là thế, nhưng luôn tâm niệm “là doanh nghiệp địa phương nên luôn luôn cần cải tiến”, lãnh đạo Tập đoàn Tân Hiệp Phát không chỉ mua cả hệ thống công nghệ thông tin mà còn mua luôn cả chuỗi quản trị để phục vụ sản xuất, kinh doanh.
Hương Vân