Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Khu vực miền Tây khát vọng vươn lên

Trần Lê

Thứ hai, 27/11/2023 - 16:49

(Thanh tra) – Nỗ lực xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương là khát vọng chính đáng, là trăn trở bao đời nay của người dân ở các huyện miền núi đặc biệt là khu vực miền Tây Thanh Hóa. Tuy nhiên, chỉ bằng nội lực để vươn lên là chưa đủ mà cần có sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh với những cơ chế, chính sách đối với miền núi.​

Một cơ sở kinh doanh du lịch Homestay ở Pù Luông, huyện bá Thước. Ảnh: Trần Lê

Nhằm đẩy nhanh, mạnh về phát triển kinh tế và thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa miền xuôi và miền núi Thanh Hóa đã đưa ra nhiều cơ chế, chính sách, các chương trình để đẩy mạnh phát triển về mọi lĩnh vực cho miền núi, đặc biệt là kinh tế. Một trong số đó là Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 – 2025. Chương trình này là 1 trong 6 chương trình trọng tâm của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2020-2025. Chương trình thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn 11 huyện miền núi của tỉnh.

Chương trình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của khu vực miền núi đã và đang tạo ra những cơ hội, điều kiện thuận lợi để các huyện miền núi phát triển, thu hẹp dần khoảng cách với miền xuôi; từ đó, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững của các huyện miền núi.

Mục tiêu của Chương trình là tạo chuyển biến mạnh mẽ về tư duy, nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc ở khu vực miền núi. Đồng thời, khai thác và phát huy tiềm năng, lợi thế; tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài để đẩy mạnh phát triển kinh tế, thu hẹp khoảng cách về mức sống của người dân miền núi so với miền xuôi; từng bước xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu; giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, bảo đảm an sinh xã hội;… nâng cao niềm tin của đồng bào miền núi đối Đảng và Nhà nước.

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện (2021- 2023) mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng đến nay đã có 12/28 chỉ tiêu đề ra đạt và vượt mức; tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa tiếp tục chuyển biến tích cực; đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào ổn định và từng bước được nâng lên; kết cấu hạ tầng tiếp tục được đầu tư; công tác giáo dục, y tế ở các huyện miền núi có nhiều tiến bộ; văn hóa của nhân dân được quan tâm bảo tồn và phát huy; trật tự an toàn xã hội, an ninh - quốc phòng được giữ vững.

Đến nay, thu nhập bình quân đầu người khu vực miền núi đạt 38,12 triệu đồng (năm 2022); tỷ lệ hộ nghèo các huyện miền núi giảm từ 19,9% xuống còn 15,19%. Tuy nhiên, so với mục tiêu kế hoạch đề ra đến nay còn 16/28 chỉ tiêu chưa đạt, trong đó có 04 chỉ tiêu đạt thấp và khó khả năng đạt kế hoạch đề ra (Thu nhập bình quân đầu người khu vực miền núi; tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế; tỷ lệ đồng bào dân tộc tham gia bảo hiểm y tế và tỷ lệ trường THPT đạt chuẩn quốc gia về giáo dục).

Tuy nhiên, bên cạnh sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh đối với các huyện miền núi thì bản thân bà con các dân tộc miền núi cũng cần phát huy mạnh mẽ nội lực, từng bước vươn lên xây dựng, làm giàu trên quê hương mình.

Trong 11 huyện miền núi, khu vực miền Tây Thanh Hóa xưa nay được xem là khó khăn nhất. Điều đáng mừng, nhiều năm gần đây khu vực miền Tây Thanh Hoá đang nhanh chóng chuyển mình. Nhiều gương sáng trong làm kinh tế giỏi của các cá nhân, gia đình, tổ chức, đơn vị sản xuất kinh doanh đã và đang trở thành niềm tự hào của bà con dân tộc miền núi; trở thành động lực và khát vọng vươn lên ở khu vực miền Tây Thanh Hóa.

Trao đổi với ông Ngọ Đình Hải, Chủ tịch UBND huyện Bá Thước cho rằng: Nhiều năm nay bà con nhân dân huyện miền núi Bá Thước luôn đau đáu với khát vọng vươn lên. Nhiều nhà máy xí nghiệp được xây dựng hoạt động trên địa bàn huyện đã thu hút một lượng lực lượng lớn lao động. Đời sống bà con trong huyện từng bước nâng cao rõ rệt. Đặc biệt lĩnh vực du lịch của Bá Thước nhiều năm nay có nhiều khởi sắc. Nhiều bà con dân tộc thiểu số đã đầu tư mạnh vào lĩnh vực du lịch cộng đồng mang lại thu nhập cao không ít hộ gia đình trở nên giàu có.

Tại bản Đôn, xã Thành Lâm, huyện Bá Thước nằm vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông nhiều hộ gia đình, nhiều cá nhân đã năng nổ làm du lịch. Điển hình như Hà Văn Thược (SN 1990) một thanh niên nhiệt huyết vay mượn đầu tư hơn 4,5 tỷ đồng để xây homestay. Mỗi năm, hộ anh Thược thu được khoảng 500 triệu đồng. Anh Thược thu nhập chỉ nằm ở tốp dưới, còn nhiều hộ gia đình khác có thu nhập từ 800 triệu đồng đến trên 1 tỷ đồng.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng thẳng thắn thừa nhận hiện vẫn còn một bộ phận nhân dân trông chờ ỷ lại không dám đầu tư, chưa mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ cách làm…

Hay trên huyện Quan Hóa, mô hình nuôi cá dốc của gia đình ông Hà Văn Khường ở bản Pượn xã Trung Sơn mang lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành điểm hấp dẫn cho đông đảo du khách và nơi đến cho người dân đến học hỏi kinh nghiệm nuôi cá phát triển kinh tế. Mỗi năm gia đình ông Khường trừ chi phí thu lãi hàng trăm triệu đồng, năm 2022, ông thu lãi hơn 400 triệu đồng. Hiện tại ông đã có 14 ao nuôi, với diện tích mặt nước hơn 3.000m2. Ngoài ra, ông còn hỗ trợ, bà con nông dân trong xã nuôi cá thương phẩm cho thu nhập trung bình từ 50 - 70 triệu đồng/hộ/năm. Nhiều hộ thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.

Hoặc trên huyện biên giới Mường Lát, gia đình anh Vi Văn Đợi, khu phố 4, thị trấn Mường Lát thực hiện mô hình trồng kết hợp chăn nuôi trên tổng diện tích khoảng 40 ha rừng Sau nhiều năm, khu rừng trồng và trang trại chăn nuôi của gia đình anh ngày một phát triển với gồm 20 ha trồng cây lát, 10 ha cây keo, 40 con bò sinh sản, 200 con gà, 4 ha trồng cây măng Bát độ, cùng nhiều loài cây khác như ngô, sắn, chuối. Hiện, gia đình anh có thu nhập bình quân 300-400 triệu/năm, tạo việc làm cho 15 lao động với mức lương 4 triệu/người/tháng….

Chính bằng nội lực cộng với sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thanh Hóa mà hiện nay khu vực miền Tây có hàng nghìn mô hình phát triển kinh tế mở ra nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh; thành lập nhiều doanh nghiệp, tạo ra sản phẩm, dịch vụ thiết thực phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động. Khu vực miền Tây, Thanh Hóa trở nên sôi động với những phong trào lao động sản xuất, kinh doanh giỏi, làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương của đồng bào người: Mông, Khơ Mú, Thái, Mường, Dao…. tại các bản, làng miền núi cao. Bộ mặt khu vực miền Tây Thanh Hóa ngày thêm đổi mới.

Hy vọng, với tinh thần quyết tâm cao, nỗ lực lớn của các ngành, các cấp; sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Thanh Hóa và sự đồng lòng của nhân dân các dân tộc miền Tây Thanh Hóa sẽ gặt hái nhiều thành công, đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đã đề ra vào năm 2025 và giai đoạn tiếp theo, góp phần làm thay đổi toàn diện bộ mặt khu vực miền Tây của tỉnh.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học

PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học

(Thanh tra) - Nhằm tăng cường an toàn, bảo mật đồng thời đảm bảo các giao dịch rút tiền, giao dịch thanh toán bằng phương tiện điện tử không bị gián đoạn sau ngày 01/01/2025, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) khuyến nghị khách hàng cần nhanh chóng cập nhật giấy tờ tùy thân còn hiệu lực và hoàn thành đối chiếu khớp đúng với thông tin sinh trắc học của chủ tài khoản/thẻ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

21:11 22/11/2024
Ưu đãi chuyển tiền quốc tế không giới hạn dành cho doanh nghiệp

Ưu đãi chuyển tiền quốc tế không giới hạn dành cho doanh nghiệp

(Thanh tra) - Để hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy phát triển hoạt động giao thương, mở rộng quy mô kinh doanh và tối ưu hóa chi phí, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt - Global Unlimited dành cho khách hàng doanh nghiệp chưa phát sinh doanh số chuyển tiền quốc tế tại BIDV trong vòng 01 năm gần nhất.

PV

21:09 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm