Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 22/10/2011 - 10:51
(Thanh tra) - Hội thảo “Dự thảo Chiến lược truyền thông về phòng, chống tham nhũng” vừa được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh ngày 18/10/2011, với sự tham gia của Lãnh đạo Cục Chống tham nhũng và đại diện của 23 đơn vị thanh tra khu vực phía Nam. Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng chủ trì Hội thảo.
Đồng chí Trần Đức Lượng, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ phát hiểu tại hội thảo
Phó Cục trưởng Cục Chống tham nhũng TTCP ông Ngô Mạnh Hùng đã báo cáo về Dự thảo Chiến lược truyền thông về phòng, chống tham nhũng (PCTN), đồng thời tóm tắt những ý kiến phản hồi đã nhận được từ hội thảo ngày 14/10/2011 diễn ra ở Hà Nội. Theo đó, có 6 giải pháp nhằm giải quyết vấn đề truyền thông về PCTN trong thời gian tới bao gồm: Đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền về PCTN, chú trọng thực hiện các hình thức hiệu quả thiết thực, tiết kiệm; tăng cường công khai minh bạch thông tin về tình hình tham nhũng và kết quả công tác PCTN; tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong các hoạt động truyền thông về PCTN; đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm và thúc đẩy ủng hộ của xã hội, cộng đồng quốc tế trong PCTN; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục pháp luật, đạo đức công vụ đối với người có chức vụ, quyền hạn và nhất là người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị; tích cực tuyên truyền, giáo dục nhằm làm thay đổi, tiến tới xóa bỏ tâm lý còn đang phổ biến trong nhân dân là cần phải hối lộ, chấp nhận tiêu cực, tham nhũng để được thuận lợi trong các giao dịch với cơ quan Nhà nước, người có chức vụ, quyền hạn…
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng đã chủ trì phần thảo luận, tham gia đóng góp ý kiến về các vấn đề như: Tên gọi của dự thảo; thời gian thực hiện chiến lược và phạm vi của chiến lược truyền thông trong PCTN; thẩm quyền ban hành Chiến lược nên để Thanh tra chính phủ ban hành hay phải là liên bộ giữa Thanh tra Chính phủ và Bộ Thông tin Truyền thông ban hành dưới dạng Thông tư; hay cần Thủ tướng Chính phủ hoặc tập thể Chính phủ ban hành nhằm nâng cao hiệu quả của chiến lược truyền thông về PCTN.
Nhiều đại biểu tham gia hội thảo đã phát biểu nhiều nội dung nhằm làm rõ hơn các vấn đề được đưa ra bàn thảo. Chánh Thanh tra tỉnh Ninh Thuận Võ Văn Phải cho rằng: Thời gian thực hiện Chiến lược từ năm 2012 đến năm 2016 là chưa phù hợp, nên kéo dài tới năm 2020. Thẩm quyền và phạm vi ban hành Chiến lược không cần thiết phải là Thủ tướng Chính phủ hay Chính phủ vì ngày 12/5/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết Chiến lược quốc gia PCTN đến năm 2020. Ngoài ra, ông Phải cũng hoàn toàn thống nhất với 5 mục tiêu cụ thể của Chiến lược, trong đó đặc biệt cần chú trọng việc nâng cao ý thức tự giác, tự làm trong công tác PCTN ở từng cơ quan, tổ chức, đơn vị. Nhất là ý thức của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị… Nói rõ hơn, ông Phan Hữu Hạnh, Chánh Thanh tra tỉnh Long An cho rằng, tham nhũng là một trong 4 nguy cơ mà Đảng và Nhà nước xác định sẽ đe dọa tới sự tồn vong của chế độ. Cho nên, công tác PCTN không chỉ riêng ngành, đơn vị nào mà là trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị và của toàn dân. Vì thế, muốn làm chuyển biến nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội về PCTN thì phạm vi và thẩm quyền ban hành phải là cấp quốc gia, và cần áp dụng công nghệ thông tin để thực hiện Chiến lược có hiệu quả hơn.
Cụ thể hơn, ông Lê Văn Hùng, Phó Chánh Thanh tra TP. Hồ Chí Minh khẳng định: Hiện nay, trong ngành Thanh tra có một tờ báo Thanh tra. Đây là một kênh thông tin rất quan trọng cho ngành Thanh tra nói riêng cũng như các cơ quan Nhà nước nói chung. Tuy nhiên, hiện nay Báo Thanh tra chưa được phát hành rộng rãi, vì thế cũng cần đưa việc nâng cấp Báo Thanh tra vào một trong những nội dung của Chiến lược để tờ báo của ngành có thể phát hành rộng rãi đến công chúng. Do đó, việc đầu tư và nâng cấp Báo Thanh tra là cần thiết để phát triển thêm một kênh thông tin phục vụ cho việc tuyên truyền về PCTN của ngành Thanh tra… Tại phần cuối của thảo luận, ý kiến các đại biểu khác đều đồng tình việc nếu muốn thực hiện Chiến lược truyền thông về PCTN thì cần có kinh phí để phục vụ Chiến lược; về thời gian thực hiện Chiến lược cần kéo dài tới 2020 và có thể tổ chức sơ kết đánh giá về mặt được, chưa được vào năm 2015…
Kết thúc Hội thảo, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng đánh giá cao các ý kiến đóng góp của các đại biểu và tổng kết lại toàn bộ các ý kiến quan trọng đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông về PCTN. Việc thực hiện được Chiến lược này sẽ là rất quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, vai trò của hệ thống chính trị và toàn xã hội trong PCTN; thúc đẩy sự tham gia chủ động của các tổ chức, đoàn thể xã hội, các phương tiện thông tin, đại chúng và mọi công dân trong nỗ lực PCTN; xây dựng văn hóa, tạo ra thói quen và thái độ kiên quyết PCTN trong đời sống của cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang và trong các tầng lớp nhân dân.
Chu Tuấn – Ngọc Giang
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Năm 2024, Thanh tra thành phố Hải Phòng đã thực hiện tốt công tác thẩm định dự thảo kết luận thanh tra cũng là một trong những phương thức thực hiện kiểm soát quyền lực Nhà nước trong hoạt động thanh tra.
Kim Thành
08:57 13/12/2024(Thanh tra) - Ngày 29/11, Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Kết luận thanh tra số 268/Kl-TTr việc chấp hành các quy định của pháp luật về lao động tại Công ty Cổ phần Cấp nước Đồng Nai. Kết luận thanh tra đã chỉ ra hàng loạt tồn tại, vi phạm tại đơn vị này.
Phương Anh
22:22 12/12/2024Lâm Ánh
19:36 12/12/2024Lâm Ánh
19:25 12/12/2024Thái Hải
19:15 12/12/2024Thái Hải
18:25 12/12/2024Đức Tài
Chính Bình
PV
N. Phê
N. Phó
Trung Hà
CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành