Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 28/03/2018 - 09:14
Trong những ngày diễn ra phần tranh luận tại phiên xét xử bị cáo Đinh La Thăng và đồng phạm, NHNN đã có công văn hỏa tốc gửi đến tòa.
Trong những ngày diễn ra phần tranh luận tại phiên xét xử bị cáo Đinh La Thăng và đồng phạm, NHNN Việt Nam có công văn hỏa tốc gửi tới TAND TP Hà Nội về một số nội dung liên quan.
Quá trình dự tòa, đặc biệt quá trình tranh tụng của các luật sư bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo trong vụ án này có đề cập đến một số vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của NHNN. Để phục vụ cho việc giải quyết vụ án toàn diện, đầy đủ cơ sở, NHNN nêu ý kiến:
Đối với văn bản 5643/VPCP-ĐMDN ngày 12/8/2010 của Văn phòng Chính phủ VPCP) về việc PVN tham gia góp thêm vốn vào Oceanbank: trên cơ sở đề nghị của VPCP, NHNN đã có công văn gửi VPCP với nội dung:
"Theo quy định tại điều 79, khoản 1, điểm c luật Doanh nghiệp, cổ đông phổ thông có quyền được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty.
PVN hiện đang là cổ đông tại Oceanbank với tỷ lệ sở hữu là 20% vốn điều lệ, vì vậy PVN có quyền mua thêm cổ phần theo tỷ lệ sở hữu tương ứng, khi Oceanbank tăng vốn điều lệ từ việc phát hành thêm cổ phần phổ thông cho cổ đông hiện hữu.
Tuy nhiên, để tham gia mua cổ phần, PVN phải báo cáo Thủ tướng trước khi thực hiện theo hướng dẫn tại công văn 6207/VPCP KTTH ngày 1/9/2010, số 3870/VPCP- ĐMDN ngày 6/6/2008 của VPCP".
Về việc mua bắt buộc toàn bộ cổ phần của Oceanbank với giá 0 đồng, công văn của NHNN cho rằng, có đầy đủ cơ sở pháp lý.
Từ kiến nghị của TAND TP Hà Nội trong phiên tòa xét xử Hà Văn Thắm và các bị cáo khác xảy ra tại Oceanbank hồi tháng 10/2017, Thủ tướng đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về vấn đề này và có ý kiến kết luận như sau: "Việc mua bắt buộc các NH thương mại được kiểm soát đặc biệt là có cơ sở pháp lý...".
PVN có được góp thêm vốn vào Oceanbank?
Các luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị cáo Đinh La Thăng có ý kiến rằng: Khi luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) có hiệu lực năm 2011, nhưng thời điểm đó NHNN chưa có văn bản hướng dẫn việc thoái vốn khi vi phạm tỷ lệ sở hữu tại luật Các TCTD? Đến 1/6/2015, NHNN mới ban hành Thông tư 06/2015/TT- NHNN hướng dẫn về thời hạn, trình tự, thủ tục thoái vốn khỏi các NH thương mại cổ phần? Đây có phải là nguyên nhân cản trở việc PVN thoái vốn tại Oceanbank?
Theo NHNN, khoản 5, điều 161 luật Các TCTD năm 2010 quy định: "NHNN hướng dẫn cụ thể thời hạn, trình tự, thủ tục chuyển tiếp đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh NH nước ngoài đang hoạt động trước ngày luật này có hiệu lực thi hành không phù hợp với quy định tại các điều 55, 103, 110, 115, 129 và 135 của luật này".
Như vậy, nội dung điều luật trên chỉ quy định chuyển tiếp đối với các trường hợp sở hữu cổ phần vượt giới hạn quy định tại khoản 2, điều 55, phát sinh trước thời điểm luật Các TCTD năm 2010 có hiệu lực (tức ngày 1/1/2011).
Ngay sau khi luật này có hiệu lực, các cổ đông tổ chức tín dụng phải chủ động thực hiện việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu cổ phần để phù hợp với quy định tại khoản 2, điều 55. Việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sở hữu vượt tỷ lệ quy định có đầy đủ cơ sở pháp lý để thực hiện.
NHNN ban hành thông tư 06 để quy định cụ thể về thời hạn, trình tự, thủ tục chuyển tiếp đối với các TCTD có cổ đông sở hữu cổ phần vượt giới hạn quy định tại khoản 2, điều 55 luật Các TCTD 2010 phát sinh trước thời điểm luật có hiệu lực và các chế tài áp dụng trong trường hợp cổ đông/ TCTD không xử lý được tình trạng trên sau khi quá thời hạn quy định tại thông tư 06. Thông tư 06 không quy định trình tự, thủ tục thoái vốn như ý kiến của luật sư đề cập.
Vẫn theo NHNN, ngày 23/8/1010, NHNN có công văn 6382 chấp thuận việc Oceanbank tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỷ đồng lên 5.000 tỷ đồng, nội dung công văn này không chấp thuận việc PVN góp thêm vốn vào Oceanbank.
NHNN đề nghị TAND TP Hà Nội xem xét trong quá trình giải quyết vụ án Đinh La Thăng và các bị các khách tránh ảnh hưởng đến quá trình tái cơ cấu hệ thống các TCTD, cũng như những tác động tiêu tực đến hoạt động các NH được mua bắt buộc theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng.
(Theo T.Nhung/VNN)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Trần Quý
10:05 11/12/2024Trần Quý
22:15 10/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC