Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 17/05/2014 - 16:07
(Thanh tra) - Hội nghị Sơ kết thực hiện Đề án "Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững" diễn ra 17/5, ngành Nông nghiệp đã và đang tích cực thực hiện các giải pháp để xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả, chất lượng.
Quang cảnh Hội nghị Sơ kết tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Ảnh: T.A
Đồng thời, mục tiêu của Đề án cũng xác định rõ, làm sao đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, hướng tới trở thành một cường quốc xuất khẩu nông sản; phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng ngành từ 2,6 -3%/năm. Góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp.
Cũng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, định hướng chung của tái cơ cấu ngành là tiếp tục thúc đẩy phát triển mạnh các ngành hàng có lợi thế cạnh tranh và có thị trường như nuôi trồng thủy sản (đặc biệt là cá tra, tôm, nhuyễn thể); chăn nuôi gia cầm, lợn, bò sữa. Đối với ngành trồng trọt, tập trung năng suất, chất lượng, giảm giá thành, điều chỉnh cơ cấu cây trồng theo lợi thế vùng, miền. Trong khi đó, lâm nghiệp sẽ ưu tiên phát triển rừng kinh tế và các dịch vụ môi trường rừng. Đồng thời phát triển công nghệ chế biến sâu nông lâm thủy sản, muối và tăng cường các hoạt động nâng cao giá trị gia tăng trong lĩnh vực thương mại.
Theo Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, năng suất của rất nhiều loại cây trồng ở nước ta hiện đang ở mức cao nhất thế giới, như: Hồ tiêu, cà phê, cá tra, lúa... Thế nhưng thu nhập bình quân của nông dân trên một đơn vị diện tích đất canh tác lại thuộc hàng thấp nhất thế giới, vì chúng ta bán với giá quá thấp.
Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh, nhưng chế biến và tiêu thụ lại phát triển chậm. Vì vậy, chúng ta chủ yếu xuất khẩu sản phẩm thô. Nông dân trồng cà phê ở nước ta chỉ được hưởng chưa đến 15% giá trị của các sản phẩm cà phê mà họ sản xuất ra, trong khi các nhà chế biến trên thế giới mua cà phê của Việt Nam, chế biến rồi bán với giá tăng lên gấp 6-7 lần.
Như vậy, đạt năng suất cao lại không phải là giải pháp đem lại hiệu quả kinh tế. Do vậy vấn đề tái cơ cấu không cần phải sản xuất cho năng suất cao, mà làm sao để đạt được giá bán cao...
T.A
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Trần Quý
10:05 11/12/2024Trần Quý
22:15 10/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC