Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 19/06/2019 - 19:04
(Thanh tra) - Đó là khẳng định trong bài phát biểu của ông Ousmanedione, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng thế giới (WB) tại Việt Nam tại Hội nghị đánh giá kết quả 2 năm triển khai nghị quyết của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) vừa được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh.
Ông Ousmanedione, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam phát biểu tại hội nghị. Ảnh: HN
Tháng 11/2017, khi ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP về Phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH, Chính phủ đã chỉ ra rằng, việc xây dựng một đồng bằng thích ứng với BĐKH, thịnh vượng và bền vững không phải là một lựa chọn, mà là điều bắt buộc. Gần đây nhất, cam kết này đã được củng cố bằng việc phê duyệt Chương trình hành động tổng thể triển khai Nghị quyết số 120.
“Là các Đối tác phát triển của Việt Nam, chúng tôi cũng cam kết hỗ trợ ĐBSCL và việc thực hiện Nghị quyết số 120” - ông Ousmanedione khẳng định.
Theo ông Ousmanedione, từ năm 2015 tới nay, WB đã huy động khoảng 1,6 tỷ USD cho các hoạt động tại ĐBSCL, phần lớn đều gắn với Nghị quyết số 120. Trong quan hệ đối tác với chính quyền các cấp, WB đã sử dụng khoản tài chính này cho các chương trình thí điểm sáng tạo và các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng (CSHT) lớn nhằm tăng cường khả năng thích ứng với BĐKH và bền vững, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng cho người dân ở nông thôn và thành phố tại các tỉnh và trên toàn vùng.
Hội nghị nhằm tim ra các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Ảnh: HN
WB cũng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan cấp tỉnh và trung ương, cũng như các đối tác trong và ngoài nước khác để đưa ra những quan điểm mới, bằng chứng mới, kiến thức mới, kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp với ĐBSCL.
“Trong thời gian tới, chúng tôi đặt mục tiêu huy động thêm ít nhất 880 triệu USD để triển khai Nghị quyết số 120. Những nguồn lực này sẽ hỗ trợ các cấp chính quyền ở trung ương và địa phương, cũng như các bên liên quan khác, nắm bắt các cơ hội đến từ BĐKH, thay đổi nhân khẩu học, các thị trường mới nổi, tiến bộ công nghệ và địa chính trị khu vực” - ông Ousmanedione cam kết.
Bất kỳ một hỗ trợ mới nào với ĐBSCL chỉ có thể tạo ra sự khác biệt khi có thể chế mạnh, triển khai hiệu quả, thông tin đầy đủ, cam kết đổi mới sáng tạo, và sự tham gia của tất cả các bên liên quan.
Theo ông Ousmanedione, để tăng cường phối hợp tại ĐBSCL, phải biến chính sách thành hành động trong việc thiết lập một thể chế điều phối khu vực mạnh, giúp phối hợp theo cả chiều dọc và ngang một cách có hiệu lực và hiệu quả. Thể chế đó cần được phân quyền rõ ràng. Quyền cung cấp thông tin và định hướng cho Quy hoạch tích hợp vùng. Quyền lựa chọn các dự án đầu tư cấp vùng để tài trợ cấp vốn. Quyền huy động nguồn tài chính vừ nhà nước và tư nhân. Quyền giám sát quá trình thực hiện Quy hoạch tích hợp vùng.
Cần cải thiện cơ chế phối hợp để có thể quy tụ các lợi ích khác nhau và xác định định hướng phát triển chung cho ĐBSCL. Nó cũng giúp xác định các ưu tiên đầu tư, phân trách nhiệm và chia sẻ lợi ích. Sự phối hợp chặt chẽ hơn sẽ giúp cung cấp thông tin cho việc hiệu chỉnh chính sách và huy động tài chính. Nó sẽ tăng tính hiệu quả trong công tác thực thi ngân sách và thúc đẩy vị thế xuyên biên giới của Việt Nam.
“Các kinh nghiệm quốc tế từ Úc, Đức, Hà Lan, Nam Phi, và Hoa Kỳ đã khẳng định các thể chế điều phối vùng vững mạnh có thể tạo ra nhiều thay đổi lớn. Chúng tôi cam kết tiếp tục hợp tác cùng các bạn để xây dựng thể chế điều phối tương tự như vậy cho ĐBSCL” - ông Ousmanedione phát biểu.
Thể chế mạnh cần một kế hoạch mạnh. Ở ĐBSCL, Quy hoạch vùng tích hợp mà Chính phủ đang chuẩn bị có thể đóng vai trò như là khuôn mẫu để xây dựng ĐBSCL thích ứng với BĐKH, thịnh vượng và bền vững thông qua việc xác định cơ cấu kinh tế, đô thị và công nghiệp phù hợp cho khu vực này.
Vùng ĐBSCL đang bị ảnh hưởng lớn từ biến đổi khí hậu. Ảnh: HN
Chỉ có thể xây dựng được Quy hoạch vùng tích hợp có ý nghĩa khi có sự tham gia tích cực của tất cả các bộ, ngành, các tỉnh và các bên liên quan và có cơ sở bằng chứng, phân tích cụ thể. Các nguyên tắc trong Quy hoạch vùng tích hợp cần giúp định hướng cho các quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Đây là cách duy nhất để không lặp lại câu chuyện quy hoạch thiếu nhất quán và chồng chéo, dẫn đến đầu tư không hiệu quả như trước đây.
“Với tư cách là các Đối tác Phát triển, chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ để đảm bảo Quy hoạch vùng tích hợp mang tính toàn diện và sáng tạo, tối ưu hóa và ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng, và thúc đẩy sự gắn kết xã hội, và xác định rõ ràng trách nhiệm của các bên liên quan” - ông Ousmanedione cam kết.
Là các đối tác phát triển, WB sẽ tiếp tục hỗ trợ xác định các công cụ tài chính phù hợp, thiết kế các quy định pháp lý và thực hiện huy động vốn. Để hỗ trợ của WB có thể giải quyết các thách thức, WB cần cam kết từ Chính phủ đối với một nền tảng tài chính toàn diện và các dự án đầu tư cấp vùng thích ứng với khí hậu ưu tiên phải được đưa vào các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của trung ương và địa phương trong giai đoạn 2021-2025 và các kế hoạch đầu tư trung hạn kèm theo.
Theo ông Ousmanedione, để triển khai Nghị quyết số 120, cần chuyên nghiệp hóa và tập trung nâng cao giá trị gia tăng cho ngành nông nghiệp và thủy sản thông minh với khí hậu và có ít tác động ở ĐBSCL.
Ngành công nghiệp dựa trên nông nghiệp, một yếu tố quan trọng trong sự phát triển tương lai của ĐBSCL, thay vì tập trung vào sản lượng sẽ phải hướng đến các hoạt động tạo ra giá trị lớn hơn. Kiến thức và dịch vụ hỗ trợ, công cụ quản lý rủi ro, CSHT hỗ trợ, và đầu tư tư nhân có ý nghĩa rất quan trọng để có được những thay đổi này.
Tương lai của nông nghiệp ở ĐBSCL đòi hỏi các hợp tác xã nông nghiệp cần xây dựng chuỗi giá trị, áp dụng công nghệ hữu ích và liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp. Nhờ đó ĐBSCL có thể trở thành một vùng kinh doanh nông nghiệp mà vẫn là một trong những vùng sản xuất nông nghiệp bền vững và có năng suất cao nhất trên thế giới.
“Để đẩy nhanh việc đưa Nghị quyết số 120 từ chính sách thành thực tiễn, đã đến lúc phải kết thúc những cách làm cũ và xây dựng thể chế mạnh mẽ, hỗ trợ thực hiện hiệu quả, có cơ chế tài chính hiệu quả, thúc đẩy đổi mới – sáng tạo, sử dụng thông tin hiện có, và huy động sự tham gia của các bên liên quan. Khi có các yếu tố này làm nền tảng cho các giải pháp kỹ thuật để xây dựng một ĐBSCL thích ứng với BĐKH, thịnh vượng và bền vững, các mục tiêu của Nghị quyết số 120 sẽ thành hiện thực” - ông Ousmanedione khuyến nghị.
TQ
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Trần Quý
10:05 11/12/2024Trần Quý
22:15 10/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC