Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Vì sao phải tăng thuế đối với thuốc lá?

Thứ sáu, 20/04/2018 - 09:04

(Thanh tra) - Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá trong thời gian tới là rất cần thiết và cấp bách, giúp giảm tiêu dùng, nâng cao sức khỏe, giảm bệnh tật tử vong sớm và chi phí y tế...

Bác sĩ Phạm Hoàng Anh, Giám đốc Quỹ HealthBridge tại Việt Nam trình bày tại hội nghị

Ngày 19/4/2018,  tại TP HCM, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức hội nghị “cung cấp thông tin và tập huấn nâng cao kỹ năng viết bài truyền thông về phòng, chống tác hại thuốc lá” bàn về vấn đề trên.

Hệ lụy từ hút thuốc lá

Tại hội nghị, bác sĩ Phạm Hoàng Anh, Giám đốc Quỹ nhịp cầu sức khỏe (HealthBridge) tại Việt Nam trình bày: Thuốc lá gây ra nhiều bệnh tật ở cả người hút thuốc chủ động và thụ động, là nguyên nhân gây trên 40.000 trường hợp tử vong mỗi năm ở Việt Nam, đồng thời là yếu tố làm gia tăng nghèo đói ở cấp quốc gia và hộ gia đình.

Năm 2015, người hút thuốc ở Việt Nam đã sử dụng 31.000 tỷ đồng để mua thuốc lá; trong khi trên 24.000 tỷ đồng là chi phí cho khám, chữa bệnh và mất thu nhập do bệnh tật và tử vong sớm của 5 loại bệnh chính trong tổng số 25 nhóm bệnh do thuốc lá gây ra. Số tiền này lẽ ra đã có thể dành cho phát triển, giáo dục và nâng cao đời sống của người dân.

“Thế nhưng, tại Việt Nam giá một bao thuốc lá chưa bằng 1/2 lít sữa… Mức giá này quá rẻ và ai cũng có thể mua được. Những thanh thiếu niên còn ít tuối chưa có hiểu biết cũng sẽ học theo và dùng số tiền ít ỏi để mua được một điếu thuốc lá hút thử. Vì vậy, việc tuyên truyền thực thi môi trường không khói thuốc và đặc biệt cần phải tăng thuế thuốc lá. Biện pháp này là đánh vào việc giảm nhu cầu về hút thuốc lá. Khi giá thuốc lá ở mức cao thì nhu cầu của người nghiện thuốc lá sẽ bị hạn chế vì lúc đó họ sẽ phải cân đối mức thu nhập và còn phải dành tiền cho nhiều khoản khác”, bác sĩ Hoàng Anh nói.

Hiện nay giá thuốc lá ở Việt Nam còn rất rẻ

Trong hội nghị, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, thuốc lá không những gây tác hại cho hô hấp, mà 1/4 ca bị tai biến, nhồi máu cơ tim cũng là do thuốc lá.

Sử dụng thuốc lá cũng là yếu tố gia tăng sự bất công. Phụ nữ, trẻ em - những người không sử dụng thuốc lá nhưng đang phải gánh chịu hậu quả của hút thuốc thụ động và những chi phí của việc sử dụng thuốc lá. Hộ gia đình nghèo chi 5,3% thu nhập cho thuốc lá, trong khi hộ giàu chi 3,6%. Và nam giới là người hút thuốc trong gia đình. Phòng chống tác hại của thuốc lá vì thế không chỉ là vấn đề của sức khỏe mà còn là vấn đề của phát triển và bình đẳng giới.

Khuyến nghị Chính phủ điều chỉnh

Chính sách thuế và giá là một trong những chính sách hiệu quả giúp giảm tiêu dùng thuốc lá đã được WHO và Ngân hàng Thế giới khuyến cáo cho các quốc gia. Giá thuốc lá cao sẽ tạo động lực giúp những người hút bỏ thuốc hoặc giảm lượng tiêu thụ và giúp giảm số lượng những người mới hút, đặc biệt là thanh thiếu niên và người nghèo. 

Thuế trên giá bán lẻ của thuốc lá hiện nay ở Việt Nam thấp thứ 3 trong khu vực, chỉ chiếm khoảng 35%, trong khi khuyến cáo của Ngân hàng Thế giới và WHO là 70%. Vì vậy, giá thuốc lá ở Việt Nam còn rất rẻ và sức mua thuốc lá của người dân đã và đang gia tăng do thu nhập tăng.

Cũng theo bác sỹ Nguyễn Tuấn Lâm, quá trình nghiên cứu kinh nghiệm về việc tăng thuế thuốc lá tại các nước Anh, Pháp, Mỹ, Nam Phi, Philippines và Thái Lan đều cho thấy lợi ích của việc tăng thuế thuốc lá là rất lớn. Các biểu đồ tăng giảm hằng năm về việc tăng thuế thuốc lá thì tương ứng giảm tỉ lệ người sử dụng và giảm tỉ lệ bệnh tật, tử vong. Như nước Pháp thuế thuốc lá tăng lên gấp 3 thì lượng tiêu thụ giảm lại 1/3, tăng thu ngân sách Nhà nước lên gấp đôi.

Tại hội nghị, ban tổ chức mong muốn các nhà hoạch định chính sách, xây dựng các chính sách hiệu quả về thuốc lá ở Việt Nam, góp phần bảo vệ sức khỏe người Việt Nam trong hiện tại và tương lại.

Bên cạnh đó cũng khuyến nghị Chính phủ bổ sung thuế tuyệt đối ở mức 2.000 hoặc mức tối ưu 5.000 đồng/bao vào năm 2020.

Thuế thuốc lá nên tăng thường xuyên để theo kịp mức tăng thu nhập và lạm phát. Thuế thuốc lá tăng cho đến khi đạt 70% giá bán lẻ hoặc hơn nữa, như khuyến cáo của WHO.

Việc tăng thuế thuốc lá sẽ không làm vấn nạn buôn lậu thuốc lá gia tăng. Theo nghiên cứu của US NCI và WHO tại 76 quốc gia cho thấy, các quốc gia có mức giá thuốc lá thấp thì tình trạng buộn lậu thậm chí lại xảy ra nhiều hơn so với những quốc gia có mức giá thuốc lá cao.

Bên cạnh đó còn làm tăng công ăn việc làm, và tác động tích cực lên sản phẩm quốc nội. Các nghiên cứu của Ngân hàng thế giới chỉ ra rằng "giảm nhu cầu tiêu dùng thuốc lá không có nghĩa là giảm công ăn việc làm. Khoản chi tiêu mà những người hút thuốc dùng mua thuốc lá sẽ được chuyển sang mua hàng hóa và dịch vụ khác, thúc đẩy tạo ra công ăn việc làm khác thay thế cho việc làm mất đi trong công nghiệp thuốc lá. Điều này sẽ tạo thêm việc làm cho nền kinh tế".

Việc tăng thuế thuốc lá sẽ làm tăng thu ngân sách và giảm tiêu dùng về thuốc lá giảm được tỷ lệ bệnh tật, mất sức lao động và tử vong sớm của giới trẻ.

Nghiêm Lan

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm