Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 09/03/2014 - 14:31
(Thanh tra) - Sau hơn 8 tháng kể từ khi Chính phủ ban hành gói tín dụng 30 nghìn tỷ đồng ưu đãi lãi suất dành cho người thu nhập thấp vay mua nhà và doanh nghiệp (DN) bất động sản (BĐS) có hiệu lực, tính đến ngày 28/02, gói hỗ trợ này có hơn 2.000 người tham gia, 16 dự án (DA) tiếp cận với tổng số vốn trên 2.500 tỷ đồng.
Nhiều DA nhà ở không tiếp cận được gói tín dụng 30 nghìn tỷ đồng do nhiều quy định cứng nhắc.
Tính đến ngày 15/01, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xác nhận các ngân hàng đã giải ngân cho 8 DN với số tiền 380,45 tỷ đồng. Đối với khách hàng cá nhân mới giải ngân được gần 482 tỷ đồng. Như vậy, mặc dù các Bộ, ngành đã có nhiều cố gắng, song tiến độ giải ngân gói tín dụng 30 nghìn tỷ vẫn trong tình trạng “nhỏ giọt”.
Với tốc độ giải ngân này thì gói cho vay 30 nghìn tỷ sẽ bị “ế” với thời gian giải ngân tối đa 36 tháng theo quy định, bởi nếu muốn hoàn thành thì mỗi tháng phải giải ngân 1.000 tỷ đồng, các chuyên gia kinh tế nhận định.
Theo lý giải của NHNN, việc giải ngân còn thấp là do nguồn cung nhà ở xã hội và nhà ở thương mại có quy mô dưới 70m2 và có giá dưới 15 triệu đồng/m2 thời điểm này khan hiếm. Trong số các DA đề xuất vay trong gói 30 nghìn tỷ, nhiều DA chưa hoàn tất các thủ tục. Thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy, tổng số căn hộ nhà ở xã hội được phê duyệt đến thời điểm này là 13 nghìn căn, hầu hết mới bắt đầu khởi công.
Bên cạnh đó là vướng mắc về thủ tục liên quan đến việc cơ quan công chứng không đồng ý công chứng hợp đồng thế chấp tài sản đảm bảo hình thành trong tương lai là căn nhà hình thành từ vốn vay. Thủ tục xác nhận của cấp chính quyền về thực trạng nhà ở hiện còn nhiều vướng mắc, khó khăn.
Một nguyên nhân khác khiến gói 30 nghìn tỷ có tiến độ giải ngân chậm là do quy định bắt người có thu nhập thấp muốn vay tiền phải chứng minh khả năng trả nợ tại các ngân hàng thương mại.
Ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam cho rằng, hiện nay, các ngân hàng yêu cầu điều kiện để được vay vốn từ gói 30 nghìn tỷ đồng quá cứng nhắc. Theo quy định, DA được vay vốn từ gói này, chủ đầu tư phải sử dụng hết phần vốn đối ứng (30%) cho DA, sau đó mới được ngân hàng giải ngân phần vốn vay 70% tổng mức đầu tư. Trong điều kiện kinh tế khó khăn, thị trường BĐS chững lại như hiện nay, rất ít DN đáp ứng được các điều kiện này.
Giải thích về tốc độ giải ngân quá chậm, ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng, NHNN cho rằng, gói tín dụng 30 nghìn tỷ đồng chưa đáp ứng được kỳ vọng của người dân là do chúng ta kỳ vọng quá lớn. Trong khi đó, mục tiêu của gói này là phục vụ cho chiến lược phát triển nhà ở, hỗ trợ các đối tượng thu nhập thấp có nhà chứ không phải cứu thị trường BĐS.
Các chuyên gia trong lĩnh vực BĐS nhận định, các lý giải trên là chưa sát thực và cần có những giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh tiến độ giải ngân gói 30 nghìn tỷ. TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, cần phải sửa đổi lại thủ tục, quy định. Có thể phải thay đổi tên “nhà ở xã hội” thành nhà ở phổ thông hoặc nhà cho người thu nhập thấp để tạo ra khuôn khổ người tiêu dùng rộng rãi hơn, đồng thời, sửa lại cơ chế xác nhận đã có nhà ở thành cơ chế xác nhận nơi cư trú, nơi sống và tăng hạn cho vay lên 15 năm thay cho 10 năm và giảm thêm lãi suất…
Hiệp hội BĐS TP. Hồ Chí Minh kiến nghị, nên cho các DA nhà ở thương mại quy mô vừa và nhỏ dưới 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 đang xây dựng dở dang được vay gói tín dụng ưu đãi này. Các DA dở dang nếu được tiếp vốn sẽ nhanh có sản phẩm ra thị trường hơn bởi hiện có quá ít DA căn hộ dành cho người thu nhập thấp đáp ứng tiêu chí của gói tín dụng này.
Liên quan đến việc giải ngân gói tín dụng cho vay 30 nghìn tỷ đồng, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu Bộ Xây dựng thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS gắn với thực hiện Chiến lược Phát triển nhà ở quốc gia, triển khai thực hiện tốt Nghị định 188/2013/NĐ-CP về nhà ở xã hội. Tập trung tháo gỡ khó khăn về thủ tục hành chính, đẩy nhanh tiến độ triển khai các DA để tăng nhanh nguồn cung nhà ở xã hội, đồng thời đẩy nhanh tốc độ giải ngân gói hỗ trợ tín dụng 30 nghìn tỷ đồng.
Về vướng mắc ở tài sản thế chấp hình thành trong tương lai, Bộ Tư pháp đang chủ trì ban hành văn bản tháo gỡ. Bộ này dự kiến thời gian tới tiếp tục giới thiệu các DA đủ điều kiện để ngân hàng cho vay hết số tiền dành cho DN (9 nghìn tỷ đồng) trong gói 30 nghìn tỷ đồng.
Để thúc đẩy giải ngân gói tín dụng cho vay 30 nghìn tỷ đồng trong năm 2014, NHNN đã có văn bản chính thức chấp thuận việc giảm lãi suất cho vay mua nhà gói hỗ trợ xuống chỉ còn 5%/năm thay vì mức 6%/năm như trước đây. Bộ Xây dựng và NHNN cũng sẽ có quyết định tăng thêm số các ngân hàng cổ phần được tham gia giải ngân gói 30 nghìn tỷ đồng.
Với các giải pháp trên, hy vọng rằng, tiến độ giải ngân gói tín dụng cho vay 30 nghìn tỷ đồng sẽ được cải thiện.
Trần Quý
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Trần Quý
10:05 11/12/2024Trần Quý
22:15 10/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC