Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế: Vượt chỉ tiêu Quốc hội giao

Chủ nhật, 18/08/2019 - 18:25

(Thanh tra) –Những năm qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để thúc đẩy mở rộng diện bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT) và đã được những kết quả ấn tượng, vượt chỉ tiêu được giao tại Nghị quyết số 68/2013/QH13 của Quốc hội…

Tính đến ngày 31/12/2018, toàn quốc có trên 83,5 triệu người tham gia BHYT, đạt tỉ lệ bao phủ 88,5% dân số, vượt chỉ tiêu Thủ tướng giao tại Quyết định số 1167/QĐ-TTg và vượt chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết số 68/2013/QH13. Ảnh minh hoạ

Tại Nghị quyết số 68/2013/QH13 ngày 29/11/2013 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT, tiến tới BHYT toàn dân, mục tiêu “đến năm 2020 đạt ít nhất 80% dân số tham gia BHYT”. 

84,74 triệu người tham gia BHYT: Vượt chỉ tiêu

Năm qua, BHXH Việt Nam đã chủ động, tích cực phối hợp với các bộ, ban, ngành và chính quyền địa phương quyết liệt tổ chức thực hiện kê khai, lập danh sách hộ gia đình tham gia BHYT trên toàn quốc cho hơn 92 triệu người với trên 24 triệu hộ gia đình. 

Sau khi rà soát, đến nay đã cơ bản hoàn thiện cơ sở dữ liệu hộ gia đình tham gia BHYT, quản lý tập trung thống nhất trong cả nước.

BHXH Việt Nam cũng chỉ đạo BHXH các tỉnh, TP tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch và giải pháp cụ thể theo từng nhóm đối tượng để báo cáo UBND tỉnh, trình HĐND tỉnh thông qua chỉ tiêu thực hiện BHYT trong chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội hằng năm, và giai đoạn 2016-2020 đối với địa bàn cấp huyện, trong đó cân đối nguồn tài chính hỗ trợ thêm phần trách nhiệm phải đóng của người tham gia BHYT.

BHXH Việt Nam cũng đã chỉ đạo BHXH các tỉnh, TP xây dựng kế hoạch, phương án sử dụng nguồn kết dư quỹ khám chữa bệnh hàng năm và nguồn huy động khác để hỗ trợ thêm phần kinh phí thuộc trách nhiệm phải đóng của người tham gia BHYT. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia BHYT. 

Song song, phối hợp với các cơ quan, ban ngành xây dựng quy chế phối hợp, trao đổi thông tin về quản lý đơn vị, người tham gia BHXH, BHYT; tiếp tục củng cố và phát triển hệ thống đại lý thu. Tổ chức các đoàn kiểm tra hoạt động của đại lý thu; kịp thời tháo gỡ vướng mắc, xử lý và chấn chỉnh kịp thời sai sót. 

Tính đến ngày 31/12/2018, toàn quốc đã có 12.141 đại lý thu đang hoạt động với 36.384 điểm thu.

Cùng với đó, thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn việc chấp hành các quy định pháp luật tại BHXH các địa phương; đồng thời tăng cường thanh tra chuyên ngành đóng; xử phạt các đơn vị trốn đóng, nợ đọng BHXH, BHYT nhằm tạo chuyển biến tích cực trong việc tham gia và giảm tỉ lệ nợ đọng BHXH, BHYT...

Với các giải pháp đồng bộ đó, tính đến 31/12/2018, toàn quốc có trên 83,5 triệu người tham gia BHYT, đạt tỉ lệ bao phủ 88,5% dân số, vượt chỉ tiêu Thủ tướng giao tại Quyết định số 1167/QĐ-TTg và vượt chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết số 68/2013/QH13. 

Trong đó, đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình đạt 15,7 triệu người, tăng gần 1 triệu người so với năm 2017.

Đến hết tháng 6/2019, toàn quốc đã có 84,74 triệu người tham gia BHYT, đạt tỉ lệ bao phủ 89,3% dân số, vượt 1,2% so với chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định 1167/QĐ-TTg.

Tiến tới cấp thẻ BHYT điện tử

Ngoài ra, BHXH Việt Nam cũng chủ động giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính (TTHC), rút ngắn thời gian cấp thẻ BHYT. Luật BHYT 2014 quy định thời gian cấp thẻ BHYT là 7 ngày nhưng đã được rút ngắn chỉ còn 3 ngày (1 ngày đối với trường hợp cấp cứu, chuyển công tác hoặc không thay đổi thông tin). 

Bên cạnh đó, đa dạng hóa các hình thức tiếp nhận và trả kết quả TTHC với 3 hình thức gồm: Giao dịch điện tử, giao dịch qua dịch vụ Bưu chính và giao dịch trực tiếp tại bộ phận “Một cửa”. 

BHXH Việt Nam đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 08/2015/QĐ-TTg về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thu BHXH, BHYT và cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, giúp các cơ quan, đơn vị giảm thời gian đi lại, chờ đợi.

Từ 1/3/2017, ngành BHXH triển khai giao dịch điện tử trên tất cả lĩnh vực: Thu, cấp thẻ BHYT; giải quyết và chi trả chế độ BHYT đối với cả tổ chức và cá nhân. Hiện, BHXH Việt Nam đang tiến tới cấp thẻ BHYT điện tử nhằm tạo thuận lợi cho người dân khi đi khám chữa bệnh cũng như trong việc quản lý quỹ BHYT...

Tuy nhiên, bên cạnh đó, theo BHXH Việt Nam, hiện nay, một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức, còn coi công tác tuyên truyền về BHYT là nhiệm vụ riêng của ngành BHXH; hình thức tuyên truyền chưa phù hợp với từng nhóm đối tượng, dẫn tới hiệu quả chưa cao. 

Tình trạng trốn đóng, chậm đóng BHYT của một số chủ sử dụng lao động xảy ra ở hầu hết các địa phương, trong khi Luật BHYT chưa quy định rõ giải pháp xử lý đối với những trường hợp nợ tiền BHYT.

Để đạt mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân, về phía BHXH địa phương, các địa phương phải tiếp tục chủ động hơn nữa trong việc phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động phát triển đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình, ngay tại cơ sở và ở từng địa bàn, từng cụm dân cư.

BHXH các địa phương cũng cần chủ động, kịp thời tham mưu, đề xuất với Hội đồng nhân dân các cấp, đưa chỉ số phát triển đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình vào chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội trong năm của địa phương; giao chỉ tiêu tham gia BHYT đến từng xã để tổ chức thực hiện, gắn trách nhiệm của chủ tịch UBND xã, huyện trong việc phát triển đối tượng tham gia BHYT, đảm bảo lộ trình đến năm 2020 tối thiểu phải đạt được bằng chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao…

Đồng thời phê duyệt kinh phí hỗ trợ mức đóng cho người tham gia BHYT và giám sát tổ chức thực hiện việc này.

 Thành Công

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm