Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thủ tướng đề nghị Tổ tư vấn kinh tế hiến kế tránh bẫy thu nhập trung bình

Thứ bảy, 22/12/2018 - 16:10

Thủ tướng đề nghị Tổ Tư vấn hiến kế để kinh tế năm 2019 tiếp tục duy trì tăng trưởng cao nhưng đảm bảo ổn định vĩ mô.

Thủ tướng gặp gỡ các thành viên Tổ tư vấn

Sáng 22/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng.

Cùng dự có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và một số lãnh đạo bộ, ngành.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng đề nghị các chuyên gia đưa ra những nhận định về các bất cập, hạn chế cần tháo gỡ, đồng thời đề xuất giải pháp tháo gỡ, mục tiêu là huy động được nguồn lực xã hội để Việt Nam sớm trở thành quốc gia có mức trung bình cao.

Trước mắt, Thủ tướng đề nghị Tổ tư vấn “hiến kế” để năm 2019 tăng trưởng kinh tế đất nước đạt khoảng 7% nhưng vẫn giữ được ổn định vĩ mô. Thủ tướng cho biết, dù có những đề xuất về việc hướng vào chất lượng tăng trưởng hơn là tăng trưởng cao, nhưng với quy mô của nền kinh tế nước ta còn nhỏ, thì tăng trưởng cao gắn với nâng cao chất lượng tăng trưởng, ổn định vĩ mô là cần thiết.

Cùng với việc nêu những động lực mới cho tăng trưởng, Thủ tướng mong muốn các nhà kinh tế đề xuất giải pháp để Việt Nam tránh được bẫy thu nhập trung bình, bẫy lao động giá rẻ, bẫy gia công, bẫy “thiên đường ô nhiễm”. Nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa, cần có những bước đi hợp lý và hiệu quả. Bên cạnh đó là tận dụng được các cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã và sẽ tham gia.

Thủ tướng phát biểu tại buổi làm việc

Theo đánh giá của Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, tiềm năng của nền kinh tế còn rất lớn và xuất hiện thêm không ít cơ hội mới. Nếu nắm bắt được cơ hội này bằng giải pháp cụ thể thì kinh tế hai năm tới vẫn tiếp tục đà tăng trưởng.

Tổ tư vấn đưa ra 3 kịch bản. Kịch bản thứ nhất, GDP tăng trưởng trung bình 6,86%/năm cho giai đoạn 2018 – 2020. Kịch bản 2, mức tăng trưởng là 6,91% và kịch bản 3 là 7,06%.

Tổ Tư vấn cho rằng, năm 2019, phấn đấu đạt mức tăng trưởng 6,9-7% và lạm phát dưới 4%. Để đạt được mục tiêu này, hai động lực tăng trưởng là công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ phải đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2018. Theo đó, Tổ Tư vấn kiến nghị ưu tiên tháo gỡ 4 nút thắt căn bản là vướng mắc triển khai dự án lớn; trở ngại trong bứt phá khu vực tư nhân; khó khăn của doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; nút thắt trong khai thông nguồn lực xã hội.

Tổ tư vấn cho rằng, vốn đầu tư tư nhân giai đoạn 2019 – 2020 phải đạt khoảng 15% GDP thì mới đáp ứng mục tiêu tăng trưởng, bởi đây là khu vực còn nhiều tiềm năng, cần hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường và phát triển.

Để xử lý tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, Tổ tư vấn cho rằng cần xây dựng và công bố một số tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ của các bộ, ngành, địa phương và giao một nhóm công tác giám sát, công bố công khai.

Thủ tướng đề nghị Tổ tư vấn kinh tế hiến kế để Việt Nam tránh bẫy thu nhập trung bình

GS. Vũ Minh Khương, Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Singapore) cho rằng, cần phải hành động nhanh, quyết liệt bởi nếu không nhanh thì “dân tộc mình già trước khi giàu”.

Tán thành quan điểm này, một số thành viên cho rằng, phải thúc đẩy khát vọng vươn lên của đội ngũ cán bộ như khát vọng vô địch trong bóng đá, bởi đây không chỉ là chiến thắng trong một môn thể thao mà là khát vọng ngẩng cao đầu trước thế giới. Đánh giá nền kinh tế đang đứng trước ngưỡng cửa chuyển biến lớn, các ý kiến cho rằng, hoàn toàn có thể phát triển với mục tiêu kép, cả chất lượng và số lượng và ổn định vĩ mô.

Ghi nhận các chuyên gia Tổ Tư vấn đưa ra nhiều ý kiến sát thực tế, Thủ tướng tán thành đánh giá của các thành viên về năm 2018, đát nước không chỉ giữ vững mà phát triển khá toàn diện trong bối cảnh quốc tế phức tạp, mang lại niềm tin lớn cho gần 100 triệu dân. Thủ tướng cũng tán thành việc xử lý các vướng mắc, điểm nghẽn để thúc đẩy tăng trưởng, trong đó phải coi khoa học công nghệ là động lực đột phá.

Thủ tướng nhất trí đề xuất liên quan đến triển khai công nghệ 5G, giao Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng đề án để không kéo dài tình trạng người Việt Nam kéo nhau ra nước ngoài khởi nghiệp vì thiếu môi trường hỗ trợ cho sản phẩm sáng tạo.

Thủ tướng cũng giao Tổ tư vấn hợp tác với phía Singapore xây dựng một trung tâm đổi mới sáng tạo theo mô hình Singapore. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng phối hợp làm vấn đề này.

Thủ tướng ghi nhận ý kiến cho rằng phải tạo chuyển biến, tháo gỡ trực tiếp, có hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, chính quyền tốt hơn, khắc phục tư tưởng cuối nhiệm kỳ.

Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, tiếp thu chọn lọc các ý kiến xác đáng, đưa vào dự thảo Nghị quyết 01 của Chính phủ về các giải pháp chỉ đạo, điều hành năm 2019 và Nghị quyết 2 về nâng cao năng lực cạnh tranh.

Về giải pháp dài hạn, Thủ tướng hoan nghênh Tổ tư vấn đã chủ động phối hợp với một số cơ quan nghiên cứu đề tài mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030 để tư vấn cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng đề nghị Tổ tư vấn dành thêm thời gian, tâm trí đối với một số công việc như đóng góp vào dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021 -2030 và tầm nhìn xa hơn cũng như Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2021 – 2025.

Cho biết sẽ giao VCCI tổng hợp các vấn đề bất cập, vướng mắc nhất của luật pháp mà doanh nghiệp kiến nghị, Thủ tướng đề nghị Tổ tư vấn cùng các bộ liên quan giúp Thủ tướng đánh giá đề xuất sửa đổi những văn bản này.

Đánh giá cao đóng góp của Tổ Tư vấn năm 2018, Thủ tướng cho biết, nhiều ý kiến đã được chọn lọc để chỉ đạo đưa vào Nghị quyết của Chính phủ hoặc ra văn bản chỉ đạo các bộ, ngành thực hiện.

Thủ tướng cũng mong muốn Tổ tư vấn theo dõi chủ trương, quan điểm chính sách của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để giúp Thủ tướng làm tốt công tác truyền thống chính sách, những gì không đồng tình có thể trao đổi trực tiếp với Thủ tướng và Thủ tướng luôn sẵn sàng lắng nghe, tránh tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, làm xã hội phân tâm./.

Theo Vũ Dũng/VOV.VN

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm